Đây là trang nhật ký cá nhân trên mạng của tôi, không muốn mọi người góp ý, bình luận,... xin cảm ơn!
Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012
Iran chế tạo bản sao máy bay do thám không người lái Mỹ
Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012
Tháng 8 – Iran ngắt kết nối Internet vĩnh viễn
Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012
Nguyên Tổng bí thư: Bệnh đã chẩn, ai uống thuốc trước tiên?
Đã tắm phải biết gội đầu. Bộ Chính trị làm trước, báo cáo trước TƯ đã phê bình, tự phê bình đến đâu, TƯ có ý kiến, rồi đến lượt TƯ làm. Nếu ít thời gian thì làm TƯ 4 lần hai, giống như TƯ 6 năm 2003 lần một bàn về nông nghiệp, lần hai bàn riêng về xây dựng Đảng trong 8 ngày".
TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Về chỉnh đốn Đảng.
Âm mưu cơ bản, lâu dài của chúng là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Để thực hiện được âm mưu cơ bản đó, các thế lực thù địch đã áp dụng lần lượt hết chiến lược này đến chiến lược khác, hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, rất kiên trì, kiên quyết, xảo quyệt. "Diễn biến hòa bình" là một chiến lược nằm trong hệ thống chiến lược phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc, là "thủ đoạn hòa bình để giành thắng lợi". Nhiều chuyên gia và chính khách phương Tây còn gọi đây là phương pháp "chuyển hóa hòa bình", "biến đổi hòa bình", "cách mạng hòa bình" và gần đây là "cách mạng nhung", "cách mạng màu", "cách mạng đường phố"... Trong chiến lược này, hoạt động tư tưởng - văn hóa được họ coi là "mũi đột phá", là "cây cầu dẫn vào trận địa", là lĩnh vực hàng đầu làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra khoảng trống để dần dần đưa hệ tư tưởng tư sản vào, rồi cuối cùng xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Chính các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc đã tổng kết: "Có những việc 100 máy bay chiến đấu không thực hiện nổi, nhưng chỉ cần 10 sứ giả lại có thể hoàn thành"; "một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước". Ngày nay "làn sóng điện đang thay thế thanh gươm; cây bút là phương tiện đi vào trái tim khối óc con người"; "một đô la chi cho tuyên truyền có tác dụng ngang với 5 đô la chi cho quốc phòng"; "kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là bốn đòn đột phá khẩu, bốn mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị".
Thời gian gần đây, các làn sóng chống đối ta về mặt tư tưởng chính trị lại rộ lên, có lúc dồn dập. Có thể là do tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến mới; tình hình kinh tế - xã hội nước ta bên cạnh thành tựu lớn cũng xuất hiện những khó khăn và thách thức mới, các tệ nạn xã hội như tham nhũng, hối lộ, ma túy, mại dâm... tiếp tục gia tăng, sự phân hoá giàu nghèo phát triển. Tình trạng quan liêu, mất dân chủ làm dân bất bình dẫn đến khiếu kiện đông người ở một số nơi phức tạp. Các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chắc mẩm đây là cơ hội để họ dấn tới tác động, làm chuyển hoá tình hình, thay đổi đường lối ở nước ta, cho nên họ hoạt động rất điên cuồng với nhiều thủ đoạn và sách lược mới; vừa dùng các lực lượng, phương tiện từ bên ngoài, vừa tận dụng phát triển lực lượng ở trong nước ta để tạo ra sự "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", chống đối từ nội bộ Đảng ta, xã hội ta, hòng phá ta từ bên trong phá ra, làm cho "cộng sản tự diệt cộng sản", "cộng sản con diệt cộng sản bố". Họ đang cố tìm ra và dựng lên những "ngọn cờ" để chống ta. Một số người cơ hội chính trị, bất mãn cũng lợi dụng các diễn đàn, các mối quan hệ để truyền bá những quan điểm sai trái của mình, liên tiếp viết đơn thư, tài liệu vu cáo, đả kích chế độ ta, tác động vào nhân dân, nhất là thanh niên, sinh viên, văn nghệ sĩ, trí thức...
Nội dung các quan điểm của họ vẫn là những luận điệu lâu nay các nhà tư tưởng chống cộng đã từng nói và đã từng nhiều lần bị chúng ta phê phán, bác bỏ. Đại thể vẫn là phủ nhận thành tựu của cách mạng; thổi phồng khuyết điểm, tồn tại của chúng ta, bôi đen hiện thực, gieo rắc hoài nghi, phá rã niềm tin của nhân dân và cán bộ, quy kết là do đường lối sai, sự lãnh đạo, quản lý yếu kém của Đảng và Nhà nước. Phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ định con đường xã hội chủ nghĩa, định hướng xã hội chủ nghĩa; hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, phê phán, đổ lỗi cho Đảng, đòi đa nguyên, đa đảng. Kích động chia rẽ nội bộ, tung ra những luận điệu trong Đảng, trong Trung ương, Bộ Chính trị có phe này, phái kia; bịa đặt, xuyên tạc lịch sử; vu cáo, bôi nhọ một số đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, kể cả Bác Hồ, tìm mọi cách "hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh"... Những luận điệu của các thế lực thù địch và các phần tử phản động, cơ hội chính trị nói trên tuy không có gì mới, nhưng nó được tung ra, truyền bá vào lúc này là hết sức độc hại, nguy hiểm, gieo rắc hoang mang, nghi ngờ, phân tâm, mất niềm tin trong nội bộ ta, tác động hòng làm đội ngũ ta "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012
Trung Quốc cảnh báo quân đội
Quân đội Trung Quốc được kêu gọi tuyệt đối trung thành với Đảng
Tờ báo chính thức của quân đội Trung Quốc cảnh báo binh lính không nghe tin đồn trên mạng internet và tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản.
Xã luận trên nhật báo Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc kêu gọi quân đội "đặc biệt chú ý tới tác động của mạng internet và điện thoại di động đối vớí tâm trí và ý thức của binh lính".
Bài báo được đăng sau vụ Trung Quốc bắt sáu người và đóng cửa 16 website hồi tuần trước vì liên quan tin đồn đảo chính.
Một website thiên tả vốn ủng hộ cho cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai cũng bị đóng cửa.
Các động thái nói trên đều được gắn với sự thay đổi trong ban lãnh đạo Trung Quốc vào cuối năm nay.
Nhật báo Giải phóng quân cũng kêu gọi quản lý chặt việc sử dụng internet trong các doanh trại quân đội.
Bài xã luận của báo này nhấn mạnh "sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong quân đội" và khuyến cáo binh lính "chống lại sự xâm nhập tư tưởng sai trái... không bị các luồng bên ngoài lung lạc".
Tuy nhiên bài xã luận không trực tiếp nhắc tới tin đồn đảo chính.
Khủng hoảng chính trị
Cuối năm nay, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có sự chuyển giao diến ra mười năm một lần.
Vụ cách chức ông Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, vốn được cho là ngôi sao đang lên trong Đảng, đã cho thấy các chia rẽ đằng sau chính trường.
Ông Bạc đã bị mất chức sau khi có cáo buộc rằng cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh, người cũng được coi là thân cận với ông, tìm cách vào lãnh sự quán Mỹ xin tỵ nạn.
Xã luận trên Giải phóng quân Nhật báo, khi đề cập tới Đại hội Đảng lần thứ 18 và đợt kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc, viết: " Lịch sử đã dạy chúng ta rằng khi Đảng và đất nước có sự kiện gì quan trọng thì cuộc chiến đấu về tư tưởng lại càng phức tạp và căng thẳng".
Website theo Maoist có tên Utopia, vốn ủng hộ ông Bạc Hy Lai, bị ra lệnh ngừng hoạt động trong một tháng.
Người sáng lập và quảnlý website đặt tại Bắc Kinh này nói lý do chính thức được đưa ra cho quyết định này là vì Utopia đã đăng tải nhiều bình luận và thông tin chỉ trích Đại hội Đảng 18.
Chiến tranh với Việt Nam: Trung Quốc không mất nhiều?
Trung Quốc sẽ dễ dàng giành chiến thắng trên Biển Đông? Ảnh: Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc |
Theo tác giả, đã xuất hiện những dấu hiệu rộng rãi từ phía Trung Quốc rằng nước này có thể khởi động các cuộc tấn công quy mô nhỏ ở những vùng biển có tranh chấp vốn được tin rằng có trữ lượng dầu mỏ lớn.
Các bài liên quan
Hậu quả của các cuộc phiêu lưu quân sự như thế đối với Bắc Kinh là có thể chấp nhận được, ông Jens Kastner viết.
Thế bí Malacca
Chỉ tính riêng trong tháng Ba (năm 2012), Bắc Kinh đã khẩu chiến với Seoul về một đảo đá ngầm, với Manila về kế hoạch của nước này xây dựng một cầu cảng và với Hà Nội về động thái xây dựng các giếng dầu khí của Trung Quốc.
Cuộc chiến không chỉ dừng lại ở ngôn từ. Tàu cá của Việt Nam cũng đã bị Trung Quốc bắt và ngư dân trên tàu bị giam giữ.
Điểm chung của tất cả các vùng biển, quần đảo và đá ngầm xảy ra tranh chấp này là chúng nằm gần bờ biển của các nước tranh chấp khác hơn là gần bờ biển Trung Quốc.
Khi các nhà chiến lược nhắc đến ‘Thế bí Malacca’, ý của họ là các tuyến đường thông thương trên biển của Trung Quốc rất dễ bị tổn thương. Nếu xung đột xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc, thì nguồn cung dầu thô cần thiết để giúp nền kinh tế nước này vận hành có thể bị gián đoạn một cách tương đối dễ dàng ở eo biển Malacca vốn nối từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.
Tàu chiến của Philippines
![]() |
Hải quân Philippines được nhìn nhận không phải là đối thủ của Trung Quốc |
Với việc nước này loan báo chi tiêu quân sự chính thức của họ trong năm 2012 là 100 tỷ đôla và ngân sách thật sự của họ trên thực tế cao hơn nhiều, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc dường như đang trên đường xây dựng sức mạnh cần thiết để đảm bảo công cuộc tìm kiếm an ninh năng lượng của họ diễn ra suôn sẻ.
Các tên lửa đạn đạo chống tàu chiến của họ sẽ khiến cho Washington phải cân nhắc kỹ trước khi đưa lực lượng của họ vào khu vực để cứu nguy cho đồng minh, cũng như các máy bay chiến thuật trên đất liền ngày càng tăng về số lượng và các tên lửa hành trình chứ chưa nói gì tới hạm đội đông đảo các tàu chiến và tàu ngầm phóng tên lửa của họ.
Nếu Bắc Kinh tự tin rằng Washington không muốn can thiệp thì quân đội các nước tranh chấp với họ trong khu vực sẽ phải đối phó với máy bay chiến đấu J-15 được đặt trên tàu sân bay đầu tiên của họ, hạm đội tàu hộ tống đang giă tăng nhanh chóng về số lượng cũng như các tàu đổ bộ lưỡng cư hoàn toàn mới và các tàu chở trực thăng có thể nhanh chóng đưa hàng ngàn lính thủy đánh bộ đến các đảo đang tranh chấp.
Ý chí chính trị
"Mặc dù Trung Quốc hiển nhiên không thể dễ dàng thắng Việt Nam và dù một cuộc chiến như thế sẽ gây xáo trộn rất lớn cho khu vực Đông Nam Á và phần còn lại của Đông Á, nó vẫn có thể kiểm soát được." - Steve Tsang, giám đốc Viện chính sách Trung Quốc của Đại học Nottingham |
Hồi đầu tháng Ba, thủ tướng nước này Ôn Gia Bảo phát biểu trong cuộc họp Quốc hội rằng Quân đội giải phóng nhân dân nên chuẩn bị sẵn sàng cho các ‘cuộc chiến cục bộ’.
Các chuyên gia mà tờ Asia Times phỏng vấn cho rằng Trung Quốc có thể đạt được các mục tiêu tương lai với các cuộc tấn công quân sự hạn chế.
Ông Steve Tsang, giám đốc Viện chính sách Trung Quốc của Đại học Nottingham, nhận định rằng điều này tùy thuộc phần lớn vào việc cuộc tiểu chiến đó là nhằm mục đích gì, nó được tiến hành như thế nào và chống lại quốc gia nào.
Ông Tsang tin rằng Hàn Quốc sẽ không là mục tiêu tấn công bất chấp các cuộc khẩu chiến bùng nổ gần đây giữa hai nước sau khi người đứng đầu Cục hải dương Trung Quốc cho rằng đảo san hô Leodo, một đảo ngầm ngoài khơi hòn đảo du lịch Jeju của Hàn Quốc, gần như chắc chắn nằm trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.
“Việc Trung Quốc khởi động một chiến dịch quân sự thậm chí ở mức độ hạn chế nhằm vào Hàn Quốc sẽ là một hành vi hết sức nghiêm trọng mà không ai có thể dung thứ,” ông Tsang nói.
“Hoa Kỳ sẽ phải có lập trường mạnh mẽ và có hành động ngay lập tức tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc để áp đặt một lệnh ngừng bắn,” ông nói thêm.
"Tuy nhiên, một cuộc đối đầu quân sự nhỏ đối với Việt Nam hay Philippines để giành chủ quyền các đảo san hô ở Biển Đông là một vấn đề hoàn toàn khác," ông Tsang lập luận.
‘Có thể kiểm soát’
"Bắc Kinh có thể cố gắng làm cho các cuộc tiểu chiến đó ở quy mô càng nhỏ và càng ít được chú ý càng tốt." - James Holmes, giáo sư chiến lược tại Trường Hải chiến Hoa Kỳ |
“Nếu cuộc xung đột này không kéo dài và ở mức độ hạn chế thì tác động tức thời sẽ không lớn lắm.”
Tuy nhiên, ông Tsang cũng cảnh báo rằng việc Trung Quốc tấn công Việt Nam hay Philippines sẽ càng làm cho các nước Đông Nam Á mong muốn hợp tác quân sự với Hoa Kỳ.
“Nhưng về cơ bản những nước này không thể làm được gì nhiều để chống lại một Trung Quốc đang khẳng định mình,” ông nói.
Ông cũng nhận định hiệp ước phòng vệ lẫn nhau giữa Philippines và Hoa Kỳ có thể cũng không giúp cho nước này ‘miễn nhiễm’ trước một hành động quân sự chớp nhoáng của Trung Quốc.
“Chúng ta cần phải xem các điều khoản trong hiệp ước này. Chính phủ Mỹ cần phải xem xét rằng một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Philippines có phải là một vấn đề an ninh nghiêm trọng mà nước này cần phải đáp trả hay không và họ cũng cần thời gian để quyết định cách đáp trả phù hợp,” ông phân tích.
Một hòn đảo ở Trường Sa
Liệu Trung Quốc có dùng biện pháp quân sự để giành chủ quyền các đảo trên Biển Đông? |
James Holmes, một học giả về chiến lược tại Trường Hải chiến Hoa Kỳ, nhận xét Bắc Kinh có thể dễ dàng không gặp vấn đề gì nếu họ tấn công Philippines hay Việt Nam.
“Bắc Kinh có thể cố gắng làm cho các cuộc tiểu chiến đó ở quy mô càng nhỏ và càng ít được chú ý càng tốt,” ông phân tích.
“Ưu thế của hạm đội của họ so sánh với hải quân các nước Đông Nam Á và việc trang bị các vũ khí mới đặt dọc theo bờ biển như tên lửa đạn đạo chống tàu chiến giúp cho Trung Quốc có khả năng răn đe mạnh mẽ nếu xảy ra xung đột,” ông nói.
Tác động kinh tế
Ông phân tích rằng Trung Quốc sẽ để dành chứ không triển khai các vũ khí chiến đấu chính của nước này mà chỉ dùng các tàu được trang bị tương đối ít vũ trang và tương đối tầm thường trong lực lượng hải giám của họ.
“Hải quân các nước Đông Nam Á có thể sẽ đối đầu với các tàu chiến này, nhưng họ cũng biết rõ rằng quân đội Trung Quốc sẽ triển khai các sức mạnh hải quân có ưu thế vượt trội nếu họ dám đối đầu,” ông nói.
Mặt khác, các nhà kinh tế cũng không thấy có trở ng̣ại gì lắm trong một cuộc tiểu chiến của Trung Quốc để giành năng lượng với các quốc gia Đông Nam Á.
"Tuy nhiên việc này (cuộc chiến trên BIển Đông) chỉ có tác động rất nhỏ đối với chỉ số lạm phát, thất nghiệp hay sản lượng công nghiệp của bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ chính nước bị Trung Quốc tấn công."
Ronald A Edwards, chuyên gia kinh tế chính trị Trung Quốc ở Đại học Tamkang, Đài Loan
“Các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới sẽ phản ứng mạnh mẽ trong ngắn hạn – tức là chỉ vài ngày,” ông Ronald A. Edwards, một chuyên gia kinh tế chính trị Trung Quốc ở Đại học Tamkang, Đài Loan, cho biết.
“Tuy nhiên việc này chỉ có tác động rất nhỏ đối với chỉ số lạm phát, thất nghiệp hay sản lượng công nghiệp của bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ chính nước bị Trung Quốc tấn công."
Ông Edwards lập luận rằng kết quả của cuộc chiến chớp nhoáng kéo dài 9 ngày giữa Nga và Georgia năm 2008 mà khi đó Nga đã dùng sức mạnh quân sự vượt trội để đẩy Gruzia ra khỏi Nam Ossetia – một hành động bị phương Tây lên án – có thể được tham khảo để tính toán xem liệu kinh tế Trung Quốc có phải trả giá đắt cho một chiến dịch phiêu lưu quân sự hay không.
“Cuộc chiến chớp nhoáng của Nga với Gruzia là một ví dụ so sánh rất hay,” ông Edwards nói.
“Trong khi tin tức về cuộc chiến này trở thành tít ở mọi nơi trong vài tuần thì không có tác động gì đáng kể về mặt kinh tế ở các quốc gia ngoại trừ Georgia vào tháng 8 năm 2008 và sau đó,” ông nói thêm.
BBC sẽ đăng phần trả lời đặc biệt của một số nhà nghiên cứu dành riêng cho BBC quanh câu hỏi một cuộc chiến vì Biển Đông có xảy ra hay không. Mời quý vị đón theo dõi.
Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012
Trình tự thời gian các diễn biến chính trị mới đây ở Mali
Năm 2007-2009: Chiến binh Tuareg thực hiện cuộc nổi dậy đòi nhiều quyền tự trị hơn; cuộc nổi dậy chấm dứt theo thỏa thuận năm 2009.
Tháng 1 năm 2012: Chiến binh sắc tộc Tuareg được vũ trang hùng hậu, mới đây từ Libya trở về nước, bắt đầu cuộc nổi dậy mới ở miền bắc.
Tháng 2 năm 2012: Gia đình binh sĩ biểu tình phản đối cách thức ông Toure xử lý cuộc nổi dậy.
Ngày 21 tháng 3 năm 2012: Binh sĩ nổi loạn tại căn cứ Bamako bên ngoài thủ đô; sau đó xông vào đài truyền hình quốc gia và dinh tổng thống.
Ngày 22 tháng 3 năm 2012: Binh sĩ tuyên bố đảo chính trên đài truyền hình quốc gia, bãi bỏ hiến pháp; tổng thống bỏ trốn; Pháp, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, và Liên hiệp Phi châu yêu cầu trở lại chế độ dân sự.
Ngày 24 tháng 3 năm 2012: Phe Tuareg bắt đầu cuộc tấn công mới nhắm vào các thị trấn và căn cứ quân đội Mali.
Ngày 30 tháng 3 – 1 tháng 4 năm 2012: Phiến quân chiếm các thị trấn Kidal, Gao và Timbuktu miền bắc; lãnh tụ quân nhân Amadou Sanogo nói Mali cần sự giúp đỡ để chống phiến quân.
Ngày 1 tháng 4 năm 2012: Tập đoàn quân nhân công bố phục hồi hiến pháp, hứa tổ chức bầu cử nhưng vẫn nắm giữ quyền hành.
Ngày 2 tháng 4 năm 2012: Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi áp đặt các biện pháp chế tài ngoại giao và tài chính đối với Mali và các thủ lãnh đảo chính; Liên hiệp châu Phi áp đặt các biện pháp chế tài vào ngày hôm sau.
Điểm lại từng tháng cuộc nổi dậy ở Syria
Tháng 4 năm 2011: Các cuộc biểu tình gia tăng. Lực lượng an ninh giết chết 100 người biểu tình. Tổng thống loan báo tân chính phủ.
Tháng 5 năm 2011: Liên Hiệp Quốc ước tính có tới 850 người bị thiệt mạng trong lúc các cuộc biểu tình chống chính phủ lan tràn. Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp chế tài đối với các lãnh đạo hàng đầu.
Tháng 6 năm 2011: Phản ứng lan rộng. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ước tính số người chết lên tới 1.000 người.
Tháng 7 năm 2011: Hơn một triệu người xuống đường tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ rầm rộ. Hơn 100 người bị giết chết trong cuộc tấn công của lực lượng Syria ở Hama.
Tháng 8 năm 2011: Ả Rập Sê-út, Kuwait và Bahrain triệu hồi đại sứ về nước. Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức, áp đặt các biện pháp chế tài kinh tế.
Tháng 9 năm 2011: Liên hiệp Âu châu cấm nhập khẩu dầu của Syria.
Tháng 10 năm 2011: Nga, Trung Quốc phủ quyết một nghị quyết lên án Syria của Liên Hiệp Quốc.
Tháng 11 năm 2011: Liên đoàn Ả Rập đình chỉ qui chế thành viên của Syria. Các binh sĩ đào ngũ của Quân đội Tự do Syria thực hiện các cuộc tấn công.
Tháng 12 năm 2011: Các vụ pháo kích ở Homs nâng tổng số người chết lên 5.000 người. Bạo động tiến tới thủ đô.
Tháng 1 năm 2012: Chính phủ trả tự do cho 5.000 tù nhân. Số người chết vượt quá 7.000 người.
Tháng 2 năm 2012: Gần 90% cử chi ủng hộ hiến pháp do chính phủ bảo trợ. Nga, Trung Quốc phủ quyết nghị quyết thứ hai của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án vụ đàn áp.
Tháng 3 năm 2012: Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đàm phán ở Syria. Ba thành viên cấp cao của Hội đồng Quốc gia Syria từ chức. Liên Hiệp Quốc cho biết số người chết vượt quá 9.000 người. Syria đồng ý về kế hoạch hòa bình do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn.
Tháng 4 năm 2012: Các nước phương Tây và Ả Rập tổ chức cuộc họp “Những người bạn của Syria”, cảnh báo Syria sẽ bị phán xét qua hành động chứ không phải lời hứa. Ông Annan nói rằng Syria đồng ý thực thi thỏa thuận ngưng bán trước ngày 10/4.