Phe chống đối chính phủ Syria nói rằng họ thất vọng trước quyết định của
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama không đưa ra hành động nhanh chóng tại Syria
và còn phải chờ sự chấp thuận của Quốc hội. Các giới chức thuộc phe nổi dậy Syria nói rằng càng chờ đợi chừng nào thì Tổng
thống Bashar al-Assad càng có thêm cơ hội gây nguy hại cho thường dân Syria.
Hôm thứ Bảy, nhiều cuộc biểu tình
chống chiến tranh được tổ chức bên ngoài Tòa Bạch Ốc ở Washington, và ở các
nước khác trong đó có Pháp, Ðức, Anh, Australia, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ, một ngày
sau khi chính phủ Hoa Kỳ đưa ra báo cáo về việc chính phủ Syria bị cáo buộc sử
dụng vũ khí hóa học tấn công thường dân. Cũng có những cuộc biểu tình ủng hộ
hành động quân sự đối với Syria.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng việc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa
học là “cực kỳ phi lý” trong khi họ đang chiến thắng trong cuộc chiến chống phe
nổi dậy. Ông thách thức Hoa Kỳ trưng ra cho Liên hiệp quốc bất cứ bằng chứng
nào về việc vũ khí hóa học được sử dụng tại Syria.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
trì hoãn dự định tấn công quân sự Syria, thay vào đó ông nói với người dân Mỹ
rằng ông sẽ mưu tìm sự chấp thuận của Quốc hội cho phép trừng phạt Syria vì
chính phủ nước này bị cáo buộc đã sử dụng vũ khí hóa học. (Theo luật, Tổng thống có quyền ra quyết định tấn công, mà không cần phê
duyệt của QH; điều này ông muốn có thêm sự lựa chọn chính xác). Ông Obama
nói rằng hành động của Hoa Kỳ sẽ bị giới hạn về tầm mức và thời gian.
Hôm nay, ông Putin nói rằng bất
kỳ sự can thiệp quân sự nào của nước ngoài ở Syria
cũng đều là “cực kỳ vô lý” vì
các lực lượng chính phủ Syria
đang “đánh thắng” phe nổi dậy. Nhà lãnh đạo Nga cũng hối thúc Hoa Kỳ để
cho toán chuyên viên vũ khí hóa học của Liên Hiệp Quốc trình bày kết quả cuộc
điều tra của họ ở Syria.
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc kêu
gọi các cường quốc thế giới hoãn bất cứ cuộc tấn công quân sự nào nhắm vào Syria
cho tới khi đoàn điều tra về võ khí hóa học của Liên Hiệp Quốc hoàn tất công
việc của họ tại nước đó. Phát ngôn nhân Farhan Haq nói rằng các thanh sát viên
này sẽ rời Syria
vào ngày thứ Bảy. Ông Haq nói rằng đoàn này có một “số lớn các sự kiện” tại kho chứa của họ và có thể “kể lại những gì đã xảy ra.” Các nhà ngoại giao
thuộc năm nước hội viên tường trực của Hội đồng Bảo An - Anh, Trung Quốc,
Pháp, Nga, và Hoa Kỳ - kết thúc ngày thứ nhì của cuộc họp kín về vấn đề
Syria hôm thứ Năm, nhưng không có sự đồng thuận nào về trường hợp có thể đưa ra
một hành động quân sự.
Các lực
lượng quân sự xung quanh Syria.
Hoa Kỳ đã bố trí chiến hạm và chiến đấu cơ trong khu vực, và xác định những mục
tiêu ở Syria
mà họ có thể sẽ tấn công.
Thứ năm, 29/08/2013
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban
Ki-moon yêu cầu các cường quốc chớ vội tấn công Syria cho đến khi một toán
thanh sát viên vũ khí hóa học của Liên Hiệp Quốc hoàn tất công tác của họ. Ngày
hôm nay ông Ban nói toán này sẽ rời Syria ngày thứ Bảy này và phúc
trình kết quả cuộc điều tra cho ông.
Thứ năm, 29/08/2013
Thứ năm, 29/08/2013
Truyền thông nhà nước Trung Quốc
lên tiếng cảnh cáo chống lại sự can thiệp quân sự vào Syria. Họ nói
rằng Hoa Kỳ và các nước đồng minh lợi dụng vấn đề vũ khí hóa học làm một cái cớ
để theo dõi mục tiêu thay đổi chế độ ở Damascus.
Tuy nhiên, theo tường thuật của thông tín viên Bill Ide của đài VOA ở Bắc Kinh,
một số các nhà phân tích cho rằng sự can dự quân sự có thể phù hợp với lợi ích
chiến lược của Trung Quốc.
Cập
nhật: 13:40 GMT - thứ tư, 28 tháng 8, 2013
27.08.2013
27.08.2013 13:50
27.08.2013 08:25
26.08.2013 14:30
25.08.2013 22:22
25.08.2013 15:32
25.08.2013 12:32
23.08.2013 12:33
Đài BBC của Anh:
Cập
nhật: 12:55 GMT - chủ nhật, 1 tháng 9, 2013
Cập
nhật: 05:00 GMT - chủ nhật, 1 tháng 9, 2013
Cập
nhật: 15:17 GMT - thứ bảy, 31 tháng 8, 2013
Quân Mỹ: Hỏa tiễn hành trình Tomahawk, Chúng có tầm hoạt động khoảng
1.600 km và bay với vận tốc chừng 880 km/h. Hỏa tiễn đạt mục tiêu bằng cách sử
dụng phần mềm Terrain Cantour Matching, hoạt động trên cơ sở kết hợp điểm quan
sát trên mặt đất với bản đồ lộ trình. Khu trục hạm lớp Arleigh Burke, Hoa Kỳ có
bốn khu trục hạm lớp Arleigh Burke ở đông Địa Trung Hải. Chiến hạm dài 154 m và
có thể mang hỏa tiễn hành trình. Đây là một trong những trang bị vũ khí lớn
nhất và nặng nề nhất của tàu khu trục Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ có hai tàu sân bay trong khu vực, tàu sân bay USS Harry S. Truman
và tàu USS Nimitz. Các tàu sân bay nằm trong số các tàu lớn nhất thế giới, với
chiều dài gần 330m và có một phi đội lên đến 85 phi cơ. F-16 nổi danh là một
trong những phản lực cơ chiến đấu đáng tin cậy, dễ điều khiển và hiệu quả nhất
trên thế giới. Những tiêm kích cơ này là xương sống của lực lượng không quân
Hoa Kỳ và khi lần đầu tiên xuất hiện, chúng đã mang tới các cách tân về điều
khiển bằng hệ thống mạng điện tử thay vì hệ thông cáp cơ giới, trong điều khiển
phi cơ chiến đấu. F16 có tầm hoạt động khoảng 3.220 km, cho phép duy trì trong
vùng chiến đấu lâu hơn các chiến đấu cơ khác. Nó được trang bị một khẩu pháo
M61 Vulcan và các phi công ngồi trong một buồng lái toàn kính (không có khung)
giúp cho quan sát tốt hơn. Đóng căn cứ tại Incirlik hoặc Izmir
ở Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc có thể cũng hoạt động từ Jordan,
F16 có thể được sử dụng trong bất kỳ cuộc tấn công nào có thể diễn ra chống Syria. Là tiêm
kích cơ đa chức năng, phi cơ chiến đấu F- 15 Strike Eagle được thiết kế cho các
cuộc tấn công mặt đất với tầm hoạt động xa, ở tốc độ cao. F15E Strike Eagle
được trang bị hệ thống định vị và xác định mục tiêu "Lantirn" nhằm
cải thiện độ chính xác của các cuộc oanh kích bằng cách sử dụng bom hồng ngoại
hoặc bom dẫn đường bằng laser. Phi cơ này có radar địa hình được kết nối với hệ
thống lái tự động của phi cơ, để nó có thể bám theo đặc điểm địa hình, địa vật
ở độ cao chỉ 30.
Quân Pháp: Nếu Pháp tham gia vào bất kỳ cuộc tấn công nào, quân
Pháp có các hỏa tiễn hành trình Scalp với tầm hoạt động khoảng 500km. Các hỏa tiễn
này có thể được bắn từ các phi cơ chiến đấu Mirage 2000 và Rafale. Pháp cũng có
một tàu sân bay ở Địa Trung Hải và các căn cứ không quân ở Vương Quốc Ả Rập
Thống Nhất . Charles de Gaulle, hiện đóng căn cứ ở Toulon, là một tàu sân bay chạy bằng năng lượng
hạt nhân có khả năng mang tới 40 phi cơ chiến đấu. Nó có một thủy thủ đoàn và
nhân viên dưới 2.000 người trên tàu. Mặc dù nhỏ hơn so với Tàu sân bay lớp
Nimitz của Hoa Kỳ (chiếc US Nimitz Class), Charles de Gaulle vẫn là một tàu sân
bay ấn tượng vớ độ dài 262 m.
Quân Nga: Nga nói họ đang gửi hai tàu chiến đến Địa Trung Hải, một
tàu tuần dương mang hỏa tiễn, chiếc Moskva, và một tàu chống tàu ngầm. Nga là
đồng minh của Syria
và phản đối sự can thiệp quân sự.
Quân Syria:
Hỏa tiễn S- 200, được NATO đặt mã hiệu là SA- 5 "Gammon", là một hỏa tiễn chống phi cơ đáng nể
do Nga thiết kế trong những năm 1960. Phân tích của Trung tâm Nghiên cứu
Chiến lược và Quốc tế cho rằng Syria có thể có tám khẩu đội S -200 triển khai
giữa hai trung đoàn phòng không. Hỏa tiễn mang nhiên liệu lỏng và được thiết kế
để bay với tốc độ lên tới Mach 8. Nó được radar hướng dẫn đến mục tiêu, trước
khi kích nổ một đầu đạn có sức công pháo cao nặng 217kg. Hiện đại và có khả
năng tốt hơn nhiều, S -300 đã
được Syria đặt hàng từ Nga, nhưng có những nghi ngờ về việc liệu hệ
thống này đã thực sự được giao, hoặc giả ngay khi đã có nó, liệu hệ thống này
có hoạt động được không. Với một hệ thống radar tích hợp có thể theo dõi 100 mục tiêu cùng một lúc, nó
được coi là một trong những vũ khí phòng không mạnh nhất trên thế giới. P- 800 Yakhont, được NATO biết đến trong mã hiệu SS-
N- 26, là hỏa tiễn chống tàu biển tinh vi có nguồn gốc từ Nga. Các hỏa tiễn
siêu âm có tầm hoạt động 300 km, mang theo một đầu đạn hạt nhân nặng 200kg, và
có thể bay ở độ cao chỉ 5 - 15m, làm cho việc phát hiện và ngăn chặn chúng trở
nên khó khăn. Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) tháng 5/2013
cũng cho thấy các phi cơ MiG và SU hiệu quả nhất đang “đòi hỏi cung cấp, bảo
trì và huấn luyện với các phụ tùng quan trọng nhất, để chúng có thể duy trì khả
năng tác chiến." Cân nhắc các khó khăn trong vận hành, Viện ISW thấy rằng
từ khi bắt đầu cuộc xung đột, không quân Syria đã chủ yếu sử dụng các phi cơ L-39 nhanh hơn, nhưng
yếu hơn, thay thế cho MiG hay SU trong vai trò tấn công mặt đất chống lại lực
lượng nổi dậy.
Mỹ
cân nhắc 'hành động cục bộ' ở Syria
Cập nhật: 04:44 GMT -
thứ bảy, 31 tháng 8, 2013
Cập
nhật: 15:13 GMT - thứ sáu, 30 tháng 8, 2013
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 30/8 tổ chức
cuộc họp với các cố vấn an ninh tại Nhà Trắng để bàn về Syria. Thủ tướng
David Cameron thất vọng khi không thuyết phục được quốc hội Anh. Đề xuất của
chính phủ đã bị bác với 285 phiếu chống và 272 phiếu thuận. Thủ
tướng David Cameron sau đó nói "chính phủ sẽ hành động theo
nguyện vọng của các dân biểu", có nghĩa là sẽ không tham gia vào
các cuộc tấn công vào Damascus.
Cập nhật: 15:56 GMT -
thứ sáu, 30 tháng 8, 2013
Ông ủng hộ hành động trừng phạt “mạnh mẽ” vì cuộc tấn công
gây tổn hại "không thể khắc phục" cho người dân Syria. Khi được hỏi
liệu Pháp có thể hành động đối với Syria mà không có Anh hay không,
ông nói: "Có chứ, mỗi quốc gia có chủ quyền trong việc tham gia hay
không." Một tờ báo ở New York
đã thay thế những gương mặt đại diện của các nước này tại Liên Hiệp Quốc bằng
hình ảnh của những con chồn. Hội
đồng Bảo an đã được đổi tên thành "Hội đồng chồn". Tại Anh,
cuộc can thiệp ở Iraq (2003) đã gieo ngờ vực về các thông tin tình báo và làm
giảm sự thèm thuồng một hành động quân sự . Như
Thủ tướng Anh David Cameron nói trong Quốc hội, "dư luận đã chịu những tác
động và thật sự đã bị nhiễm độc bởi hồ sơ Iraq." Nước Pháp lại trở nên được khuyến khích khi vấn đề đạo đức
biện minh cho hành động là mạnh mẽ . Mặc dù không có sự nhiệt tình công
khai về hành động quân sự đối với Syria, các thăm dò ở Pháp tỏ ra thú
vị. Khoảng từ 45 % tới 55 %
người dân Pháp ủng hộ trừng phạt Assad. Bộ trưởng Quốc phòng Jean- Yves
Le Drian cho biết lực lượng quân đội Pháp "đã được đặt trong tình trạng
đáp ứng". Những ngày tới có thể chứng kiến quân Mỹ hành động trong liên
minh với quân Pháp, trong khi Anh bị đặt ra ngoài lề. Cái gọi là mối quan hệ
đặc biệt giữa Anh với Mỹ sẽ không còn như cũ.
Cập nhật: 11:01 GMT -
thứ sáu, 30 tháng 8, 2013;
Nay có thể là một câu chuyện khác khi nước Anh rõ ràng là sẽ
không tham dự. Diễn biến ở Anh tăng cường lập luận của những dân biểu trong
Quốc hội Mỹ là những người đòi hỏi rằng họ cần có một cuộc bỏ phiếu riêng.
Cập nhật: 14:45 GMT -
thứ năm, 29 tháng 8, 2013
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon cho biết thứ Bảy tuần này sẽ
nhận báo cáo của các chuyên gia về cáo buộc tấn công vũ khí hóa học ở Syria.
Nga, đồng minh chính của ông Assad, nói sẽ phản đối mọi hành
động quân sự của nước ngoài. Ở các nước gần Syria,
các chính phủ bắt đầu chuẩn bị trước khả năng Syria bị tấn công. Israel triệu tập
lính dự bị và điều động các khẩu đội tên lửa, còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, 100 chuyên
gia vũ khí hóa học được gửi đến biên giới.
Cập
nhật: 13:40 GMT - thứ tư, 28 tháng 8, 2013
Tổng thống Barack Obama nói Hoa Kỳ kết luận
rằng chính phủ Syria đã dùng
vũ khí hóa học để tấn công gần Damascus
vào tuần trước. Lời khẳng định của Tổng thống Mỹ đưa ra sau các
tuyên bố của Phó Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ. Ông nói rằng việc dùng vũ khí
hóa học ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và rằng "đưa ra biện
pháp cảnh cáo" có thể có ảnh hưởng tích cực tới cuộc chiến tại Syria. Anh
Quốc đã tạo áp lực cho các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ bỏ phiếu chấp thuận
một nghị quyết tạo điều kiện có các biện pháp nhằm bảo vệ thường dân tại Syria.
Truyền thông
nói gì? BBC News; Báo The Guardian; Báo Haaretz, Israel; Báo nhà nước
Trung Quốc: Truyền thông Trung Quốc cảnh báo việc lặp
lại vụ xâm lăng Iraq do Hoa Kỳ dẫn đầu năm 2003 mà không có sự ủy
quyền của LHQ. Trang Nhân dân Nhật báo; Còn báo Hoàn cầu
bản tiếng Anh.
Cập
nhật: 03:55 GMT - thứ tư, 28 tháng 8, 2013
Washington cho hay sẽ công bố
một báo cáo tình báo về vụ Ghouta (vụ 21/8 dùng VKHH) trong những ngày tới. Nga,
Trung Quốc và Iran đã cảnh báo về điều mà Moscow gọi là "hậu quả khủng khiếp"
của việc tấn công Syria, nơi hơn 100.000 người đã thiệt mạng trong suốt
hai năm chiến sự. Giá cổ
phiếu toàn cầu đang sụt giảm trong khi giá dầu lửa tăng lên vì
quan ngại xảy ra tấn công. Tuy nhiên ông Carney khẳng định Mỹ không có kế hoạch "lật đổ
chính quyền". Bất kỳ chiến dịch quân sự nào cũng sẽ có
giới hạn, được thực hiện bằng tên lửa nhằm vào các vị trí quân sự
chứ không điều quân tới hiện trường. Tổng thống Obama được tin đã có tới 88 cuộc điện đàm với
lãnh đạo các nước trên thế giới kể từ sau vụ Ghouta. Phóng viên chuyên
ngoại giao của BBC James Robbins nói Mỹ, Anh và Pháp hiện đang có
nhiệm vụ phải huy động được liên minh càng lớn càng tốt cho khả năng
hành động quân sự có kiểm soát của mình. Lực lượng đối lập ở Syria thì nói đã nhận thông
tin là sẽ sớm có can thiệp của phương Tây trong cuộc xung đột,
"không phải trong vài tuần tới mà trong vài ngày tới". Trong
khi đó, Liên đoàn Ảrập
nói Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm về các vụ
tấn công [bằng hóa học] và kêu gọi Liên Hiệp Quốc có hành động. Ngoại trưởng Syria Walid Muallem đòi hỏi quốc tế đưa ra
bằng chứng cho thấy chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa
học (mấu chốt). Ông nói với BBC: "Tôi thách (từ
ngữ cứng quá, không đúng ngoại trưởng) những nước nào nói Syria sử dụng
vũ khí hóa học đưa ra được bằng chứng cho dư luận thấy".
Cập
nhật: 02:31 GMT - thứ tư, 28 tháng 8, 2013
Giới chuyên gia nói một nhóm
tin tặc ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã tổ chức vụ tấn
công hiện tại. Mark Frons, người phụ trách thông tin của tờ báo, nói
với các nhân viên New York Times rằng vụ tấn công là do nhóm Quân đội
Điện tử Syria, vốn ủng hộ ông Assad, hoặc "ai đó đang rất cố
gắng để cho giống họ", thực hiện. Nhóm Quân đội Điện tử Syria
cũng nói đã tấn công vào trang thông tin liên lạc của ban quản trị
mạng xã hội Twitter.
BBC News; Cập nhật: 11:37 GMT - thứ ba, 27 tháng 8,
2013
Ngoại trưởng Mỹ (nhân vật chủ yếu trong
tiến công thông tin), ông John Kerry trong một tuyên bố khá gay gắt
vừa lên án chính phủ Syria
vì đã tấn công vào người dân nước mình bằng vũ khí hóa học. Ông
dường như đang chuẩn bị cơ sở cho hành động quân sự trong khi không đưa ra chi
tiết về những gì sẽ được thực hiện. Ông Kerry cho biết những gì xảy ra là một
điều tồi tệ về đạo đức khiến thế giới giật mình vả xúc phạm tới "ý thức cơ
bản của chúng ta về con người". Chính phủ của ông Obama không cần có thêm
bằng chứng nào nữa, rằng đây là một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học và Tổng
thống Syria
ông Bashar al-Assad là người chịu trách nhiệm vụ này. Ông Kerry nói sự thật đang "gào lên" từ
những hình ảnh đó và suy nghĩ logic thông thường khiến đi tới một kết luận mà thôi và việc cho
phép các thanh tra vào là "quá muộn để việc thanh tra này có thể tin cậy được". Nhưng
ông cho biết những bằng chứng đã được thu thập và sẽ được trình bày. Khảo sát mới nhất cho thấy 45% người dân Mỹ sẽ ủng hộ
một cuộc tấn công nhắm vào Syria
nếu chính phủ nước này đã sử dụng vũ khí hóa học nhưng vẫn cần phải thuyết phục
công chúng Mỹ. Ông cũng nói Tổng thống sẽ "có một quyết định với đầy đủ thông tin". Chính
phủ Mỹ cố ý đặt mình vào vị thế gần như không còn chỗ để xoay xở - nay uy tín của họ sẽ chỉ còn là con
số không nếu họ không thực thi một hành động quân sự dưới một dạng thức
nào đó.
27.08.13 (BBC). Cập nhật: 14:07 GMT - thứ ba, 27 tháng 8,
2013
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry
nói việc chính quyền Syria
sử dụng vũ khí hóa học là điều "không thể chối cãi". Ông cũng nói
các vụ tấn công gần đây ở thủ đô Damascus
là "trái đạo đức". Các đồng minh của Syria, Nga và Trung Quốc, phản đối
khả năng can thiệp quân sự. Nga nói hành động đó sẽ có “hậu quả kinh khủng” cho
khu vực. Ngoại trưởng Nga Sergei
Lavrov cũng nói với các phóng viên vào thứ Hai rằng phương Tây chưa có bất kỳ bằng chứng nào
cho thấy quân đội của Tổng thống Assad đã sử dụng vũ khí hóa học. Một số nước
phương Tây trong đó cho rằng có thể hành động quân sự với chính phủ Syria
mà không cần LHQ cho phép. Ông Lavrov nói việc sử dụng vũ lực mà không có sự
đồng thuận của Hội đồng Bảo an là một sự "vi phạm trắng trợn luật pháp
quốc tế." Cả Anh và Pháp đã cảnh báo rằng sự cho phép của LHQ là không cần
thiết nếu nhu cầu nhân đạo quá cấp bách.
Pháp RFI:
01/09/2013 -
QUỐC TẾ - SYRIA
Suốt tuần qua, Washington mạnh mẽ
đe dọa chính quyền Syria, nhấn mạnh là vụ tấn công bằng hơi ngạt hôm 21/8 vừa
qua đã làm cho 1.429 thường dân trong đó có 426 trẻ em
tử vong (con số rất cụ thể, so với trước,
tính thuyết phục cao hơn). Tội ác này phải bị trừng phạt .Thế nhưng,
điều bất ngờ là vào chiều thứ
bảy 31/08/2013, Tổng thống Obama dành nhiều thời giờ giải thích với công
luận Mỹ là ông muốn lưỡng viện
Quốc hội biểu quyết để có chính danh. (Đợi mới quyết định, có thể các thông tin tình báo về Syria chưa chính
xác, hoặc tìm hiểu thêm về phản ứng của Nga, I ran? Xem Syria di chuyển và bộc
lộ như thế nào,… ).
01/09/2013 -
QUỐC TẾ - SYRIA
Tổng thống Pháp François
Hollande, người luôn tỏ ra quyết tâm tấn công Syria ngay lập tức, giờ đây đành
phải chờ đợi đồng minh Hoa Kỳ và phải chịu áp lực ngày càng lớn của phe đối lập
cũng đòi phải có một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, giống như ở Mỹ và Anh.
01/09/2013 -
MỸ - SYRIA
Chiều hôm qua 31/08/2013, Tổng
thống Mỹ Barack Obama bất ngờ tuyên bố ông sẽ đưa vấn đề can thiệp quân sự vào
Syria ra lưỡng viện Quốc hội.Tổng thống Mỹ khẳng định sẽ phải trừng phạt chế độ
Damas « vào ngày mai, tuần sau, hay trong một tháng » nhưng giải thích
là do « vấn đề quan trọng nên không thể tiết kiệm một cuộc tranh luận tại
Quốc hội".
01/09/2013 -
SYRIA
Các thanh tra Liên Hiệp Quốc rời Syria
ngày hôm qua, 31/08/2013 và đã tới La Haye, Hà Lan. Các chuyên gia bắt đầu tiến
hành các phân tích mẫu phẩm lấy từ Syria để xác định xem đã xẩy ra việc dùng vũ
khí hóa học hay không trong vụ tấn ngày 21/08, vào Ghouta, ngoại ô Damas, do
quân nổi dậy kiểm soát. Phải mất từ 2 đến 3 tuần thì mới có kết quả phân tích.
Việc Hoa Kỳ trì hoãn tấn công Syria
càng làm tăng vai trò của Liên Hiệp Quốc.
31/08/2013 -
SYRIA
31/08/2013 -
ANH
Hôm nay 31/08/2013, báo chí Anh
quốc đã sửng sốt khi Hoa Kỳ và Pháp bỗng trở nên gần gũi trên hồ sơ Syria.
Washington gọi Paris là « đồng minh lâu đời nhất », trong
khi Luân Đôn phải đứng bên lề trước khả năng diễn ra một cuộc tấn công quân sự
vào chế độ Damas.
31/08/2013 -
NGA - SYRIA
Bằng giọng điệu mỉa mai, chủ nhân
điện Kremlin kêu gọi « những người bạn Mỹ » nếu thật sự có chứng cớ Damas dùng
vũ khí hóa học thì hãy « cung cấp cho Liên Hiệp Quốc ». Nếu « không đưa tức là
không có ».
31/08/2013 -
SYRIA
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki
Moon sẽ được phái bộ chuyên gia báo cáo nhanh chóng nhưng thời gian chờ đợi kết
quả chính thức phải mất ít nhất hai tuần mới biết là tại Ghuta, vùng ngoại ô
đông Damas « có xảy ra một vụ tấn công bằng hơi ngạt hay không ». Ngay sau khi
phái bộ Liên Hiệp Quốc rời Damas, một chỉ huy cao cấp của an ninh Syria
tuyên bố với AFP là Damas đang chờ « bị tấn công bất cứ lúc nào ». Nhân vật này
khẳng định là Syria
« bằng tất cả khả năng sẵn sàng chống trả cuộc chiến xâm lăng không chính danh
của Tây phương mà ngay công luận Tây phương cũng không chấp nhận ».
31/08/2013 -
MỸ - SYRIA
Trong cuộc họp báo nhân một cuộc
họp với lãnh đạo các nước Baltic tại Washington vào hôm qua 30/08/2013, Tổng
thống Mỹ Barack Obama tuyên bố
là Hoa Kỳ với vai trò lãnh đạo thế giới cần phải sẵn sàng hành động một
mình, nếu tình thế đòi hỏi, để cho nguyên tắc quốc tế chống sử dụng vũ khí hóa
học phải được tôn trọng. Mặt khác, tổng thống Mỹ lo ngại Damas sẽ trả đũa tấn
công vào các láng giềng đồng minh của Mỹ.
30/08/2013 -
TRUNG QUỐC - SYRIA
Trong số các đồng minh của Damas, Bắc Kinh đã yêu cầu các
doanh nghiệp Trung Quốc tạm rút khỏi Syria. Theo đại sứ quán Trung Quốc
tại nước này, hiện nay chỉ còn lại có hai công ty Trung Quốc trên lãnh thổ Syria.
Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh, Stéphane Lagarde cho biết chi tiết : «
Trung Quốc không muốn lại đối mặt với một kịch bản tương tự như Libya tại Syria. Việc di tản 36.000 công nhân
Trung Quốc lao động tại Libya vào mùa xuân năm 2011 vẫn còn ghi đậm trong ký
ức. Hôm qua, Zhong Maning, Vụ trưởng Vụ Tây Á và châu Phi của Bộ Ngoại giao
tuyên bố : ‘Các sự kiện hiện nay tại Syria ảnh hưởng đến việc hợp tác
kinh tế. Trung Quốc không khuyến khích các doanh nghiệp tới Syria’.
30/08/2013 - PHÁP
- SYRIA
30/08/2013 - MỸ
- SYRIA
- QUÂN SỰ
Hoa Kỳ đã có phản ứng nhanh chóng sau cuộc bỏ phiếu của Quốc
hội Anh bác bỏ kiến nghị của Thủ tướng David Cameron muốn can thiệp quân sự vào
Syria.
Washington không
loại trừ khả năng đơn phương hành động. Theo Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama
sẽ quyết định can thiệp hay không tùy theo các lợi ích của Hoa Kỳ và hiện nay,
ông vẫn đang đánh giá, cân nhắc các giải pháp. Các cuộc tham khảo với lãnh đạo
Hạ viện và Thượng viện Mỹ về chủ đề này vẫn tiếp tục. Tổng thống Mỹ tuyên
bố Hoa Kỳ sẵn sàng đơn phương hành động. Khu trục hạm thứ năm của Mỹ vừa được
điều động đến bổ sung cho hạm đội đang có mặt ở phía đông Địa Trung Hải. Ông Obama không có lựa chọn nào khác.
Để thuyết phục công luận, các cơ quan tình báo Mỹ,
trên nguyên tắc, phải đưa ra những bằng chứng đã thu thập được vào ngày hôm
nay, 30/08/2013. Mặt khác, Tổng thống Obama đã hội đàm với một phái đoàn các
dân biểu Hoa Kỳ nhằm chia sẻ những thông tin mà ông có. Chính quyền Obama
khẳng định đã thu được các
cuộc trao đổi điện đàm giữa những quan chức Syria, cho thấy là chế độ
Bachar al Assad đã sử dụng vũ khí hóa học.
30/08/2013 - ANH
- SYRIA
- QUÂN SỰ
29/08/2013 -
SYRIA
Riêng tại Pháp, báo Libération
cho biết, hầu hết các Đảng đều
ủng hộ tổng thống Hollande trong quyết định can thiệp vũ trang vào Syria. Thế
nhưng, Pháp cũng được kêu gọi là phải thận trọng trong quyết định này. 60% dân Pháp không đồng tình với việc tấn công vào Syria
theo kết quả của Ifop vào tháng 7, tờ báo nhận định, con số này có thể còn tăng
thêm.
29/08/2013 -
PHÂN TÍCH
Theo giới phân tích, các cuộc
không tập sẽ được tiến hành với các hỏa tiễn Tomahawk được phóng đi từ những
chiến hạm ở Đại Tây Dương, và cũng có thể với các phi cơ tiêm kích ném bom hoạt
động bên ngoài không phận Syria. Cuộc tấn công này nhằm “trừng phạt” chế độ của
Bachar Al Assad và gởi đến nhà độc tài một thông điệp; chứ không phải nhằm
triệt hạ năng lực quân sự của chính quyền Damas, và đem lại thế thuận lợi mang
tính quyết định cho phe nổi dậy. Chuyên gia Jeffrey White của Washington Institute
for Near East Policy cho rằng: “Các mục tiêu sẽ bao gồm các bộ chỉ huy trong
khu vực Damas, những doanh trại của sư đoàn thiết giáp
số 4 và Vệ binh Cộng hòa - hai đơn vị chủ lực trong việc pháo kích vào thường
dân”. Vệ binh Cộng hòa nổi tiếng là một trong những đơn vị được vũ trang
hiện đại và được huấn luyện kỹ càng nhất, hiện do Maher Al Assad, em trai của
Tổng thống Syria
chỉ huy. Ông White nói thêm: “Lực lượng đồng minh cũng sẽ nhắm vào các bộ chỉ
huy quân sự, các cơ quan tình báo và trung tâm chỉ huy các hoạt động tại khu
vực thủ đô”. Tướng Pháp Vincent Desportes, cựu giám đốc trường đào tạo sĩ quan
Pháp nói với AFP: “Các cuộc tấn công này mang tính tượng trưng nhiều hơn là
quân sự. Đây là động thái nhằm
tái lập sự khả tín đối với phương Tây. Không thể để lằn ranh đỏ đã được công bố bị vi phạm đến mức độ như
thế mà không có hành động gì để đáp trả, nếu không thì
lòng tin đối với Hoa Kỳ sẽ hoàn toàn bị mất mát, đặc biệt là trên hồ sơ
Iran”. Cũng theo tướng Desportes: “Nhưng cũng không nên làm quá, vì nếu Tổng
thống Assad tử nạn hay nếu chế độ Damas sụp đổ, sẽ dẫn đến một cuộc tắm máu
khủng khiếp, một sự hỗn loạn trên toàn quốc. Đó sẽ là một thất bại chiến lược
mới, so với những gì đã diễn ra tại Libya”. Theo vị tướng Pháp: “Chúng ta sẽ tấn công nhanh
gọn, vào những mục tiêu mang tính biểu tượng như các
tòa nhà và dinh thự chính phủ nếu chắc chắn rằng Assad không có trong đó,
vào Bộ Quốc phòng, một số mục tiêu quân sự, các trung tâm chỉ huy và căn cứ
không quân. Tất cả đều có lợi nếu chỉ tấn công hạn chế”.
29/08/2013 -
PHỎNG VẤN
Dù trước mắt, Tổng thống Mỹ chưa
"quyết định" về khả năng can thiệp tại Syria
nhưng Washington
không chấp nhận để bất kỳ một quốc gia nào sử dụng vũ khí hóa học chống lại
công dân của mình. Công luận Mỹ chờ đợi ông Obama sẽ có hành động vào tuần tới.
29/08/2013 -
HOA KỲ
Ông Obama nói : " Trước
tiên tôi chưa quyết định, tôi có nhiều lựa chọn, tôi đã thảo luận kỹ với nhóm
cố vấn an ninh . Chúng ta đều biết hết là chế độ Assad sát hại hàng chục nghìn
người dân nước mình, những tranh chấp giáo phái đã dẫn đến các cuộc thảm sát.
Những gì đang diễn ra ở Syria
là thảm họa. Vì thế tôi kêu gọi Assad rời bỏ quyền lực và thành lập một chính
phủ lâm thời ở Syria.
Tôi cũng kết luận là việc can thiệp quân sự trực tiếp không giải quyết được các
vấn đề trên thực địa."
29/08/2013 -
TRUNG QUỐC - SYRIA
29/08/2013 -
SYRIA
Thứ năm 29 Tháng Tám 2013
Tất cả những gì mà Nga có thể phản ứng là … ngồi chờ. Trên đây là nhận
định của Kommersant nhật báo được xem là có uy tín nhất tại Nga về khả năng của
chính quyền Putin gây sức ép với Mỹ Anh Pháp trong những ngày qua. Sau hơn hai
năm cùng với Trung Quốc làm mưa làm gió tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngăn
cản ba nghị quyết lên án chính quyền Syria và đặt cộng
đồng quốc tế đứng đầu là Hoa Kỳ vào tình trạng tê liệt, có lẽ đã đến lúc
Nga và Trung Quốc gặp cảnh kẻ
cắp gặp bà già, vỏ quýt dày móng tay nhọn. Mặc cho Matxcơva liên tục
phản đối, cảnh báo, Washington, Paris, Luân Đôn, Ankara rồi Liên đoàn Ả Rập ở
Trung Đông và Canberra ở tận châu Đại dương đòi phải có một giải pháp quân sự
để trừng phạt chế độ ở thế kỷ 21 này còn sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường
dân của mình. Tây phương với sự đồng thuận của các quốc gia Ả Rập trong khu vực
Trung Đông khẳng định chính phủ Syria là thủ phạm bắn tên lửa có đầu đạn hơi
ngạt sát hại 1300 thường dân ở ngoại ô Damas. Một cuộc điện đàm giữa một viên chức Bộ Quốc phòng Syria, với
giọng nói hốt hoảng với tư lệnh lực lượng vũ khí hóa học đã bị CIA Mỹ bắt được
cho thấy một phần sự thật. Chế độ cha truyền con
nối ở Syria
đã khai thác mâu thuẫn của Tây phương như thế nào ? Thế cờ dằn co này phải
chăng còn kéo dài vì e ngại một ván mới đầy bất trắc hay Tây phương có những
toan tính khác, những quyền lợi khác ? RFI đặt câu hỏi với giáo sư chính trị
học Đại học Mỹ tại Paris,
Ziad Majed và nhà báo Nguyễn Văn Huy, báo mạng Thông Luận. Nhà báo Nguyễn Văn
Huy, báo mạng Thông Luận tại Paris
phân tích : “ Hoa Kỳ chần chờ vì có lợi hơn ….. do thời cơ chưa chín muồi.
Trừng phạt Syria
dùng vũ khí hóa học sát hại dân lành … là đúng. Làm cho uy quyền tổng thống
Bachar al Assad suy yếu là đúng, nhưng theo quan điểm của Mỹ, chế độ Bachar al
Assad sụp đổ là điều nguy hiểm. Phe Al Qaida tức al Nostra tham chiến đánh al
Assad sẽ mạnh trong khi đó Mỹ chưa đào tạo xong lực lượng quân sự thân Hoa
Kỳ….”
28/08/2013 -
SYRIA
Từ nhiều ngày qua, báo chí Pháp
liên tục loan tin về việc các cường quốc phương Tây, chủ yếu các nước Anh, Pháp
và Mỹ chuẩn bị can thiệp quân sự vào Syria. Chủ đề này hôm nay 28/08/2013 tiếp
tục chiếm lĩnh trên hầu hết các trang báo lớn. « Hollande sẵn sàng đưa nước
Pháp tham gia vào một sự can thiệp quân sự tại Syria » là hàng tít trên trang nhất
tờ báo thiên hữu Le Figaro. Chiến tranh tại Syria
đe dọa các thị trường tài chính.
28/08/2013 -
SYRIA
Vào hôm nay, 28/08/2013, ba nước
phương Tây trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đứng đầu là Mỹ, đã có dấu hiệu
sẵn sàng khởi động một chiến dịch không kích hạn chế vào Syria. Mục tiêu được nêu bật không
phải là lật đổ chế độ Damas, mà là « ngăn chặn » việc dùng vũ khí hóa học sát
nhân hàng loạt. Phương Tây đã tỏ quyết tâm can thiệp vào Syria bất chấp cảnh báo của Iran, Nga và
Trung Quốc về nguy cơ toàn khu vực trở thành bất ổn.
28/08/2013 -
NGA - SYRIA
28/08/2013 -
SYRIA
27/08/2013 -
NGA - SYRIA
26/08/2013 -
PHÂN TÍCH
25/08/2013 -
PHỎNG VẤN
25/08/2013 -
HOA KỲ - SYRIA
- QUÂN SỰ
24/08/2013 -
PHÂN TÍCH
24/08/2013 -
SYRIA
23/08/2013 -
KHỦNG HOẢNG SYRIA
22/08/2013 -
LIÊN HIỆP QUỐC - SYRIA
21/08/2013 -
SYRIA
21/08/2013 -
HOA KỲ
Nhật Bản NHK:
Cập nhật ngày 31 tháng 8, 20:25 (giờ Nhật Bản - JST)
Cập nhật ngày 31 tháng 8, 20:25 (giờ Nhật Bản - JST)
Cập nhật ngày 31 tháng 8, 20:25 (giờ Nhật Bản - JST)
Cập nhật ngày 31 tháng 8, 20:25 (giờ Nhật Bản - JST)
Nhật Bản đã đóng góp 95 triệu USD để hỗ trợ người tị nạn Syria. Bên cạnh
đó, Nhật Bản cũng cho quốc gia láng giềng của Syria
là Jordan
vay một khoản trị giá 240 triệu USD. Dòng người tị nạn từ Syria đang tiếp tục đổ sang Jordan. Các nhà
lãnh đạo hy vọng sẽ tiếp tục mở rộng các biện pháp này. Giới chức Nhật Bản cũng
đang cân nhắc việc cung cấp lương thực, thuốc men, và hỗ trợ về vệ sinh cho
những người phải đi sơ tán trong phạm vi Syria thông qua các tổ chức phi chính
phủ và Liên Hợp Quốc.
Cập nhật ngày 30 tháng 8, 20:50 (giờ Nhật Bản - JST)
Cập nhật ngày 30 tháng 8, 20:50 (giờ Nhật Bản - JST)
Hôm thứ Ba, 27/8, Ngoại trưởng Ý Emma Bonito nói với Quốc
hội rằng Chính phủ Ý sẽ không tham gia hành động quân sự tấn công Syria, trừ
khi được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho phép. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk
ngụ ý rằng nước này sẽ không tham gia can thiệp quân sự vào Syria. Trong khi đó, Thủ tướng Đức
Angela Merkel chỉ trích Chính phủ Syria vì sử dụng vũ khí hóa học và
kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động. Tuy nhiên, bà không nhắc tới bất kì bước
đi cụ thể nào chống lại Syria
và thận trọng với việc tấn công quân sự trong thời điểm chỉ còn 1 tháng nữa Đức
sẽ tiến hành tổng tuyển cử.
Cập nhật ngày 30 tháng 8, 20:50
(giờ Nhật Bản - JST)
Cập nhật ngày 30 tháng 8, 20:50
(giờ Nhật Bản - JST)
Cập nhật ngày 30 tháng 8, 20:50
(giờ Nhật Bản - JST)
Cập nhật ngày 30 tháng 8, 20:50
(giờ Nhật Bản - JST)
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo chỉ
đạo Chính phủ Nhật Bản hợp tác chặt chẽ với Mỹ
và các nước khác để giải quyết các cáo buộc về việc sử dụng vũ khí hóa học ở
Syria. Hôm nay, 30/8, ông Abe đã thảo luận về cuộc xung đột ở Syria với Chánh
Văn phòng Nội các Suga Yoshihide, Bộ trưởng Ngoại giao Kishida Fumio và các
quan chức khác. Ông chỉ thị nội các của mình thu thập và phân tích thông tin về
việc liệu quân đội Syria
có sử dụng vũ khí hóa học hay không. Ông nói Nhật Bản cần phải nghiên cứu cách
thức giúp ổn định tình hình ở đây. Ông cũng yêu cầu các quan chức phải đảm bảo
an toàn cho các công dân Nhật ở Syria
và các nước lân cận.
Châu âu tự do:
Lần cập
nhật cuối (GMT / UTC): 2013/08/31 18:53
31 tháng
8 năm 2013
Trong một
động thái chưa từng có, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif đã khởi
xướng một cuộc tranh luận về việc sử dụng bị cáo buộc của vũ khí hóa học ở Syria trên Facebook. On August 30, Zarif đăng một số câu hỏi và suy nghĩ, đầu tiên
trong Ba Tư và sau đó bằng tiếng Anh, đã thúc đẩy hàng trăm phản ứng và ý kiến
của hơn 95.000 Facebook theo ông.
Hành
động quân sự sẽ được pháp luật?
Ngày 30 tháng 8 năm 2013;
Nếu Mỹ và
các đồng minh trả lời của Syria
bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học bằng cách tung ra một cuộc tấn công quân sự
mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nó sẽ là một sự vi phạm luật pháp
quốc tế? Geoffrey Robertson, một luật sư nổi
tiếng quốc tế và tội phạm nhân quyền và thẩm phán đã lập luận trường hợp
mang tính bước ngoặt tại Tòa án Tư pháp châu Âu, Tòa án Nhân quyền Châu Âu, và
Liên Hợp Quốc tòa án tội phạm chiến tranh, lịch sử có đầy đủ các tiền lệ cho
thấy nó sẽ không được. "Các quyền can thiệp, để ngăn chặn một tội ác chống
lại nhân loại hoặc ngăn chặn một tội ác chống lại nhân loại, đã được với chúng
tôi trong nhiều thế kỷ, và nó xảy ra trước Liên Hiệp Quốc và nó vẫn tiếp tục
sau khi Liên Hợp Quốc," ông Robertson nói. Ông nói rằng lâu trước khi Liên
Hiệp Quốc đã được tạo ra vào năm 1945, Anh đã không cần sự chấp thuận thế giới để tấn công các cảng nước ngoài
để ngăn chặn việc buôn bán nô lệ, hoặc để lãnh đạo một liên minh để ngăn
chặn hành động tàn bạo của đế quốc Ottoman và giải phóng Hy Lạp. Và sau khi
Liên Hợp Quốc được thành lập, Tổng
thống Uganda Idi Amin "đã giết chết 75.000 người dân của ông và ông bị lật
đổ bởi một cuộc xâm lược hoàn toàn hợp pháp mà không có Hội đồng Bảo an.
Các vụ hiếp dâm hàng loạt và diệt chủng ở Bangladesh
[năm 1971] đã được kết thúc bằng một cuộc xâm lược mà không có Hội đồng Bảo an,
"ông Robertson cho biết thêm. Robertson cũng trích dẫn Kosovo như một tiền lệ có liên quan,
trong đó luật sư tại Nhà Trắng đang theo học. 1999
chiến dịch ném bom Kosovo của NATO ngừng thanh lọc sắc tộc Albania của các lực
lượng Nam Tư nhưng không có ủy quyền Hội đồng Bảo an. Ủy ban quốc tế độc lập về Kosovo sau đánh giá chiến dịch là
"hợp pháp" sử dụng sức mạnh quân sự. Đó là một phần lý do tại sao ông
nói rằng Hội đồng Bảo an là một "tòa án không đạt yêu cầu" để quyết
định vấn đề đạo đức khẩn cấp, nó có thể được trả lại không hiệu quả bằng chính
trị và nó có thể bị nhầm lẫn - cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell thuyết phục hội đồng vào năm 2003
rằng Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt, một khẳng định rằng đã chứng minh sai. "Nếu
chúng ta sẽ có một quy tắc chống lại việc sử dụng vũ khí hóa học, phải có hậu
quả đối với những người sử dụng chúng," ông Robertson nói. "Nếu không, luật pháp quốc tế là một điều hão huyền, nó
không có giá trị giấy nó được in trên."
Ngày 30 tháng 8 năm 2013;
Một can thiệp quân sự do Mỹ dẫn đầu
ở Syria sẽ đặt Washington vào một cuộc xung đột với hai đồng minh vững chắc của Tổng
thống Syria Bashar al-Assad - Iran
và Nga. Mặc dù các nhà phân tích đồng ý rằng cả hai nước có khả năng đáp
ứng với sự hỗ trợ quân sự trực tiếp cho ông
Assad, họ cũng không mong đợi Tehran hay Moscow để ngồi lại một
cách thụ động. Cách mạng Hồi giáo đội quân của Iran (IRGC) đã nói rằng
một cuộc tấn công chống lại Assad là một "đường đỏ" sẽ kích hoạt một
phản ứng, mặc dù nó đã không nói gì phản ứng có thể được. Theo Will
Fulton, một nhà phân tích của Viện Doanh nghiệp Mỹ tại Washington, Iran - IRGC
có thể sẽ không có nguy cơ một cuộc đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ, nhưng có thể hành động thông qua proxy,
trong đó có Hezbollah ở Lebanon hoặc lực lượng dân quân Shiite ở Iraq.
Trong một cuộc gọi điện thoại bắt đầu của Iran vào ngày 28, Rohani đã thảo luận về cuộc
khủng hoảng Syria
với người đồng cấp Nga, Vladimir Putin. Hai
Chủ tịch lên án việc sử dụng vũ khí hóa học "bất cứ ai", theo một
thông cáo báo chí điện Kremlin, và kêu gọi một giải pháp hòa bình của cuộc
khủng hoảng "độc quyền thông qua phương tiện chính trị và ngoại
giao." Iran và Nga có thể
được dự kiến sẽ làm việc chặt chẽ để bảo vệ đồng minh của cả hai bên,
ông Andrew Kuchins, Giám đốc Chương trình Nga và Âu Á tại Trung tâm Nghiên cứu
Quốc tế Chiến lược ở Washington. "Nó không
phải là rõ ràng đến mức độ nào là Nga và Iran
đang phối hợp hỗ trợ của họ cho Syria",
ông nói. "Tuy nhiên, trong phạm vi mà họ
đang có, một cuộc tấn công trên [Syria]
gần như chắc chắn sẽ đẩy Tehran và Moscow gần nhau hơn để đảm
bảo rằng chính phủ Assad không
rơi." Gvosdev nói thêm rằng Moscow cũng có thể đối phó với một cuộc tấn công
chống lại Syria bằng cách đẩy
mạnh cung cấp trực tiếp viện trợ quân sự cho Damascus hoặc bằng cách cung cấp thông tin tình báo
để giảm thiểu tác động của sự can thiệp từ bên ngoài. Quan hệ Mỹ-Nga - đã được
tại lên xuống thấp trong những tuần gần đây, đáng chú ý nhất trên của Moscow cấp tị nạn tạm thời cho cựu nhà thầu
tình báo Mỹ Edward Snowden - chắc chắn sẽ phải chịu như là kết quả của
một cuộc tấn công của phương Tây về Syria.
Lần cập
nhật cuối (GMT / UTC): 2013/08/27 17:48
Quốc hội
Anh đã bị thu hồi cho một cuộc bỏ phiếu trong tuần này trên một phản ứng có thể
có một cuộc tấn công hóa học, vũ khí bị cáo buộc chống lại dân thường ở Syria.
Ở Pháp, Tổng thống Francois Hollande cho biết nước ông đã "sẵn sàng để trừng
phạt" những người bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chống lại người dân
Syria, và rằng nước Pháp đã được tham khảo ý kiến với các đồng minh của nó .
Hollande nói tại Paris vào ngày 27 tháng 8 rằng cuộc nội chiến ở Syria đang đe
dọa "hòa bình thế giới", và công bố tăng viện trợ quân sự cho phe đối
lập Syria. "Cuộc tàn sát hóa học tại Damascus không thể bỏ mà không có một
phản ứng và Pháp sẵn sàng để trừng phạt những người đã quyết định đê hèn để khí
vô tội," Hollande nói. Tại London, Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng thế giới không nên đứng yên
sau khi sử dụng vũ khí hóa học ở Syria. Nhưng ông nói thêm rằng
không có quyết định đã được thực hiện nhưng làm thế nào để đối phó với cuộc
khủng hoảng Syria, và "bất kỳ quyết định sẽ phải
được cân đối, sẽ phải được hợp pháp, sẽ phải được cụ thể về ngăn chặn
việc sử dụng vũ khí hóa học." Tân Hoa Xã của Trung Quốc cáo buộc các nước phương Tây đổ xô đến
kết luận về những người có thể đã sử dụng vũ khí hóa học trước khi các thanh
tra của Liên Hiệp Quốc hoàn tất điều tra của họ.
Lần cập
nhật cuối (GMT / UTC): 2013/08/26 19:09
"Những
gì chúng ta thấy ở Syria
vào tuần trước nên gây sốc cho lương tâm của thế giới. Nó không tuân theo bất
kỳ nguyên tắc đạo đức", Ngoại trưởng John Kerry cho biết trong một tuyên
bố trên truyền hình.
RFA:
RFA-01-09-2013
RFA-01-09-2013
RFA 31.08.2013
RFA 31.08.2013
RFA 31.08.2013
Syria tin là cuộc tấn công quân
sự của Hoa Kỳ có thể diễn ra “vào bất cứ lúc nào”, chỉ vài giờ sau khi các
thanh sát viên LHQ rời khỏi Syria, một viên chức an ninh Syria yêu cầu ẩn danh
cho biết như vừa nêu, và nói thêm rằng Damascus sẵn sàng trả đũa cũng vào bất
cứ lúc nào.
RFA 31.08.2013
Ông Obama nói rằng ông đang xem
xét tới nhiều biện pháp, nhưng bác bỏ việc đổ quân trên lãnh thổ Syria hay tiến
hành chiến dịch quân sự dài lâu.
Tổng
thống Mỹ chỉ trích HĐBA kém năng lực
RFA, 2013-08-30
Tổng thống Barack Obama chỉ trích Hội đồng Bảo An Liên Hiệp
Quốc kém khả năng hành động trong vấn đề Syria, cảnh giác rằng thế giới không thể
"bị tê liệt" trong việc đáp trả một cuộc tấn công bằng vũ khí hoá
học. Nhân dịp tiếp kiến các nhà lãnh đạo ba quốc gia Baltic, gồm Estonia, Latvia và Lithuania,
Tổng thống Mỹ cũng tuyên bố ông chưa có quyết định sau cùng về việc tấn công
Syria bằng quân sự, nhưng thế giới không thể chấp nhận tội giết đàn bà trẻ em
bằng hơi độc. Tổng thống Obama nói rằng vũ khí hoá học của Syria cũng đe doạ đồng
minh của Mỹ là Israel và Jordan,
và điều ông muốn là cộng đồng quốc tế hãy tiến tới và có phản ứng.
Bốn trang
tài liệu tình báo được phổ biến trước 2 giờ chiều thứ sáu tại Washington
nêu những bằng chứng kết luận rằng trận tấn công bằng hơi độc hôm 21 tháng 8
vào thị xã ngoại ô thủ đô Damascus đã giêt ít nhất 1421 thường dân, kể cả 426
trẻ em, và đó chỉ là một trong nhiều cuộc tấn công như vậy. Tài liệu cũng dẫn
giải bằng chứng về việc các
cấp chỉ huy trong quân đội Syria đã chuẩn bị, điều động quân đội và vũ
khí, phương tiện cho cuộc tấn công bằng hơi độc đó. Ông
ca ngợi Australia và
các nước thành viên Tổ chức
Hợp tác Hồi giáo OIC ủng hộ hành động của Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Kerry cho
biết OIC lên án chế độ Al-Assad và nói Hoa Kỳ cần buộc trách nhiệm pháp lý và
trách nhiệm đạo đức cho chính phủ Syria vì tội ác này. Ngoại trưởng
Kerry nói nước Pháp là "đồng minh lâu đời nhất" của Mỹ, đã tuyên bố
chế độ Syria đã có một hành vi tồi tệ, và nước Pháp sẵn sàng đứng bên cạnh Hoa Kỳ. Ông cũng
nhắc lại lời Thủ tướng
Australia nói rằng vị thủ tướng không muốn lịch sử ghi nhận rằng nước
ông là một trong những nước đã ngoảnh mặt làm ngơ trong lúc này.
Chính phủ Nga không dự tính tổ chức
cuộc gặp bên lề giữa Tổng Thống Nga Vladimir Putin và Tổng Thống Hoa Kỳ
Barack Obama, khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau vào đầu tháng tới tại thượng đỉnh
G-20 ở St. Petersburg. Ông Ushakov nói rõ hơn là có thể ông Putin và ông Obama sẽ nói chuyện với nhau,
nhưng ngay lúc này Maxcơva không thể đoán trước và cũng không thể biết hai nhà
lãnh đạo Nga-Mỹ sẽ đứng nói với nhau vài câu hay sẽ ngồi bàn thảo một cách
nghiêm chỉnh.
RFA 2013-08-30
Tin tức chúng tôi thu thập được cho biết tình hình thủ đô Damascus
rất căng thẳng, vì người dân Syria lo âu, không biết khi
nào cuộc oanh kích của Hoa Kỳ sẽ bắt đầu. Ông Assad cũng nói rằng quân đội Syria đã sẵn
sàng để đem chiến thắng về cho nhân dân, nhắc lại là bọn khủng bố và lực lượng
nổi dậy là thủ phạm chuyện sử dụng võ khí hóa học. Trong khi đó ở Israel, chính
phủ nước này đã dựng hệ thống phòng phủ phi đạn để bảo vệ Tel Aviv, để đề phòng
chuyện có thể bị Syria hoặc khủng bố Hezbollah ở Li Băng pháo kích trả đũa,
trong trường hợp Hoa Kỳ oanh kích các cứ điểm quân sự của Syria.
RFA 2013-08-30
Một phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc cho báo chí biết là
toàn thanh tra đã thu thập được một số dữ kiện đáng kể, cuối tuần này sẽ có bản
báo cáo sơ khởi cho ông Tổng Thư Ký Ban Ki-moon.
2013-08-30;
RFA 2013-08-30
Tin từ Nhà Trắng cho hay hôm qua Tổng Thống Hoa Kỳ Barack
Obama đã gọi điện thoại nói chuyện với Chủ Tịch Hạ Viện là ông John Boehner, để
trình bày chi tiết hơn những lý do tại sao ông lại tính đến chuyện mở cuộc
không kích trừng phạt Syria.
RFA 2013-08-30
Ngoại trưởng Đức tuyên bố nước Đức sẽ không tham gia hành
động quân sự tấn công Syria, trong khi Tổng thống Pháp tuyên bố Pháp vẫn mạnh
mẽ ủng hộ giải pháp quân sự trừng phạt Syria mặc dù Anh quốc đã bỏ cuộc bất
ngờ.
2013-08-29
Mùi thuốc súng như đang phảng
phất ở Địa Trung Hải, quanh 5 chiến hạm của Hoa Kỳ và Anh quốc có mặt sẵn sàng
ở nơi đó từ nhiều ngày nay. Cuộc tấn công Syria
chỉ còn là vấn đề thời gian và phương thức, tin từ Washington đồng loạt cho biết như vậy. Tin
tức từ Ngũ Giác đài từ thứ ba đều nói quân Mỹ sẽ tấn công trong một hai ngày
tới, nhưng Tổng thống Obama vẫn chưa tuyên bố điều gì chính thức, mặc dù Tổng
trưởng quốc phòng Chuck Hagel xác định quân lực đã sẵn sàng hành động lập tức
ngay khi có lệnh của Tổng thống. Washington
dường như còn chờ một tín hiệu nào đó từ Liên Hiệp Quốc hay từ trong nội địa Syria. Cuộc tấn
công nếu diễn ra chắc chắn sẽ
phát xuất từ bốn khu trục hạm lớp Arleigh-Burke là USS Mahan, Gravely, Barry và
Ramage thuộc Hạm đội 6 của Hoa Kỳ, (chiếc khu trục hạm hạng
Arleigh-Burke thứ sáu là USS Tout đang trên đường tới tăng cường) và một tàu ngầm nguyên tử của Anh, có thể còn có cả hai tàu ngầm nguyên tử Florida và Ohio của Mỹ đang có
mặt tại Địa Trung hải. Các chuyên gia quân sự dự kiến hải quân đệ lục hạm
đội và hải quân Hoàng Gia Anh sẽ sử dụng hoả tiễn Tomahawk là vũ khí chính yếu để oanh kích
các mục tiêu chiến lược trên khắp Syria, sau đó không quân có thể được sử dụng
để oanh tạc tiếp vào các mục tiêu xa bờ Địa Trung Hải hơn. Tuy nhiên tối thứ
tư, nguồn tin từ Ngũ giác Đài cho hay việc sử dụng không lực có thể được
loại khỏi kế hoạch hành quân. Tin này không kiểm chứng được. Trong
khi đó tin tình báo của Israel
cho hay không quân Mỹ đã hoàn tất cuộc tập trung các phi cơ oanh tạc tàng hình B-1B và chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptors
tại căn cứ chính ở Qatar trong 24 giờ qua. Tất
cả là ba phi đoàn không được lệnh tham chiến, nhưng trực chiến tại đó.
Không quân Hoàng Gia Anh cũng đưa phi cơ vận tải C-130
và các phi đội oanh tạc chiến đấu Typhoon tử châu Âu bay sang tập trung tại căn
cứ Akrotiri của Anh ở cực nam
Cyprus, cách Damascus gần 350 km. Tin tình báo Israel cũng cho biết
Syria từ hôm thứ ba đã phân tán mỏng các lực lượng lục quân, không quân rải rác
khắp trong nước. Phi cơ chiến đấu, trực thăng chiến đấu, xe tăng được phân tán
và kéo vào các hầm trú ẩn kiên cố. Các kho vũ khí hoá học thì vốn đã được cất
kỹ dưới những tầng hầm kiên cố ở nhiều nơi. Các bộ chỉ huy quân sự ở Homs,
Hama, Latakia và Aleppo cũng được tách nhỏ ra và phân tán, sau khi tình báo Nga cho Syria biết
đó là những mục tiêu tấn công.
RFA 29.08.2013; Trừng phạt quân
sự đối với Syria là điều cần
thiết mà cũng là ích lợi của Hoa Kỳ mà Washington
phải nhắm tới.
RFA-29-08-2013; Đoàn thanh tra
Liên Hiệp Quốc sẽ rời Damascus vào sáng thứ Bảy tuần này, và ngay sau đó sẽ báo
cáo cho ông Tổng Thư Ký Ban Ki-moon biết những gì họ ghi nhận được tại chỗ khi
điều tra để tìm hiểu sự thật về cáo buộc nói rằng quân đội Syria sử dụng võ khí
hóa học giết dân.
RFA 27.08.2013;
Quân đội Hoa Kỳ đã sẵn sàng, chỉ
đợi quyết định của Tổng Thống Barack Obama là sẽ bắt tay ngay vào việc. Lực
lượng nhân dân Syria nổi dậy
chống chế độ độc tài Bashar Al-Assad cũng đã được thông báo là chỉ trong một
vài ngày tới, Hoa Kỳ và các đồng minh Âu Châu sẽ mở những cuộc oanh kích nhắm
vào những căn cứ quân sự chiến lược của quân đội Syria. Những nguồn tin khác nhau
cũng cho biết trong cuộc họp kín ở Istanbul hồi chiều thứ Hai vừa qua, đại diện
của Hoa Kỳ đã cho đại diện lực lượng nhân dân nổi dậy Syria biết là đừng ngạc
nhiên khi thấy Mỹ và đồng minh cùng thực hiện những cuộc oanh kích hay dội bom
nhắm vào các căn cứ quân sự của Syria. Một nguồn tin chưa thể kiểm chứng nói là
3 mục tiêu mà Washington (thành phần chủ công) nhắm tới là phá hủy
các đơn vị phòng không và trọng pháo của Syri, đồng thời làm tê liệt hoạt động
của không quân nước này. Hôm qua, tờ Washington Post đưa tin nói rằng Tổng
Thống Hoa Kỳ đang nghiêng về đề nghị cho Bộ Quốc Phòng thực hiện một cuộc oanh kích ngắn hạn, phá hủy
những mục tiêu chiến lược của quân đội Syria nhưng không đụng chạm đến
những kho chứa võ khí hóa học mà Damascus đang có. Bản tin của tờ Post cũng nói
rằng cuộc oanh kích chỉ kéo
dài 2 ngày, được thực hiện bằng cách bắn hỏa tiễn từ ngoài khơi vào, và
nếu cần thiết, không quân Hoa Kỳ cũng sẽ tham gia.
RFA 2013-08-24;
Bản tin AFP cho biết vào ngày hôm
qua chính quyền của tổng thống Bashar Al-Asaad không những bác bỏ toàn bộ các
cáo buộc về vũ khí hóa học mà còn loan tải trên hệ thống truyền thông đại chúng
rằng chính phe chống chính phủ mới là kẻ sử dụng vũ khí hóa học chống lại quân
đội và nhân dân Syria. Truyền hình Syria
đã mang 7 binh sĩ Syria
lên tuyên truyền rằng họ bị hóa chất làm bị thuơng trong chuyến hành quân vừa
qua. Đài truyền hình còn tố cáo chính Saudi Arabia và Qatar đã yểm trợ vũ khí hóa học cho nhóm chống chính phủ,
bằng chứng là những chiến binh này đều mang mặt nạ chống hơi độc.
RFA 2013-08-24
Tổng thống Iran mặc dù lên án bom hóa học nhưng lại ngụ ý cho rằng
chính nhóm chống chính phủ mới là tác nhân chứ không phải từ quân đội Syria.
Trong khi đó Ngoại trưởng Iran
tuyên bố không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào của Tây phuơng về việc điều
tra tại Syria
ngoại trừ Liên hiệp quốc. Iran
cũng cảnh báo rằng sự can thiệp của Mỹ sẽ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn
chứ không đạt được bất cứ kết quả gì. Nga, Iran
và Trung Quốc luôn đứng về phía Syria
bất kể sự tàn nhẫn của tổng thống Assad đối với nhân dân Syria
trong vòng 29 tháng vừa qua. (Ủng hộ xuôi chiều, khó hiệu quả).
RFA-26-08-2013
Tổng Thống Bashar Al-Assad của Syria lên tiếng cảnh báo Hoa Kỳ sẽ thất bại nặng
nề nếu can dự vào cuộc chiến đang xảy ra tại Syria bằng giải pháp quân sự. Trả
lời phỏng vấn của nhật báo Nga Izvestia, ông Al-Assad cũng nói là Washington và
một số nước đồng minh của Mỹ ở Châu Âu cố tình cáo buộc quân đội Syria sử dụng
võ khí hóa học trước khi tìm hiểu sự thật. Theo ông những quốc gia này làm điều
này chỉ nhắm vào mục đích có lý do can dự trực tiếp vào cuộc chiến. Ông còn
giải thích rằng quả là vô lý khi cáo buộc Syria sử dụng loại võ khí giết
người này trong khi binh sĩ của chính phủ có mặt tại chỗ để chiến đấu chận
đường tiến quân của phe nổi dậy. Hoa Kỳ và những nước đồng minh đều nói rằng có
thể chính phủ Syria
đã tiêu hủy tất cả mọi chứng cớ trước khi cho đoàn thanh tra của Liên Hiệp Quốc
vào làm việc.
RFA 2013-08-27;
Tin tức ghi nhận từ Washington cho biết gần
như chắc chắn kế hoạch can dự bằng quân sự sẽ được thực hiện, nhưng chưa rõ
Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ đồng ý thực hiện ở mức độ như thế nào và bao giờ sẽ bắt
đầu. Theo giới thạo tin,
nhà lãnh đạo của Mỹ đang cân
nhắc 2 đề nghị mà các cố vấn của ông đệ trình, thứ nhất là phá hủy một
số căn cứ quân sự nồng cốt của quân đội Syria, và thứ nhì là mở hẳn một cuộc
oanh kích thật quy mô, giúp lực lượng nhân dân nổi dậy lật đổ chính phủ của
Tổng Thống Bashar Al-Assad. Trích
dẫn tiết lộ từ các viên chức cao cấp Nhà Trắng, sáng nay tờ Washington
Post đưa tin nói rằng dường như có vẻ Tổng Thống Hoa Kỳ đang nghiêng về giải
pháp thứ nhất, tức sẽ chỉ thị cho Bộ Quốc Phòng thực hiện một cuộc oanh kích
ngắn hạn, phá hủy những mục tiêu chiến lược của quân đội Syria nhưng không đụng
chạm đến những kho chứa võ khí hóa học mà Damascus đang có. (nghi binh thông tin)
RFA 25.08.2013;
Ông Hagel cũng nói là hiện nay
Hoa Kỳ và các nước đồng mình đang thu thập thêm bằng chứng xem quân đội Syria có dùng võ khí hóa học trong cuộc tấn công
ở ngay gần thủ đô Damascus
hôm thứ Tư tuần trước hay không. Hồi đầu tuần trước, một viên chức cao cấp
thuộc Bộ Quốc Phòng giải thích với hãng thông tấn AP rằng Hoa Kỳ có khả năng
làm nhiều điều ở Syria mà không cần phải đưa quân đổ bộ, chẳng hạn như bắn hỏa
tiễn từ xa vào tiêu diệt các căn cứ quân sự quan trong của nhà cầm quyền
Damascus (nghi binh quân sự). Những điều này được nói tới
trong lúc các cuôc thăm dò cho thấy đa số người dân Mỹ không ủng hộ ý kiến can
dự vào cuộc chiến Syria,
kể cả chuyện chính quyền của Tổng Thống Al-Assad sử dụng võ khí hóa học. Kết
quả cuộc thăm dò của hãng thông tấn Reuter cho thấy 60% người dân Mỹ cho rằng Washington không nên can
dự vào chuyện xảy ra ở Syria, chỉ có 9% nghĩ là Tổng Thống Obama phải có thái
độ. (Các số liệu thông kê thăm dò là thật
hay giả?).
Đài quốc tế Trung Quốc:
Ngày 21/8, Đài Truyền hình
Al-Arabiya và Đài Truyền hình Al Jazeera có trụ sở đặt tại Đu-bai Các
Tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất đưa tin cho biết, kể từ rạng sáng
cùng ngày, quân Chính phủ Xy-ri đã sử dụng đạn rốc-két có mang khí
độc Sa-rin tấn công vùng ngoại ô Đa-mát. Tin cho biết, kết quả thống
kê trong ngày của phe đối lập cho biết, ít nhất có 1300 người bị bắn
chết, ngoài ra có mấy trăm người bị thương, hơn nữa trong những người
chết có nhiều phụ nữ và trẻ em. Chính phủ Xy-ri sau đó đã phủ nhận
cùng ngày sử dụng vũ khí hoá học ở ngoại ô Đa-mát, nhấn mạnh phía
Xy-ri có bằng chứng rõ ràng chứng tỏ phần tử vũ trang tổ chức
khủng bố đã sử dụng vũ khí hoá học. Cộng đồng quốc tế đã quan tâm
cao độ tin đồn kể trên. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã họp khẩn
cấp về việc này. Ngày 21/8, Phó Phát ngôn viên Tổng Thư ký Liên Hợp
Quốc Đen Bơ-ây nói, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Mun cảm thấy
"kinh ngạc" về tin cùng ngày có người sử dụng vũ khí hoá
học tại ngoại ô Đa-mát, thủ đô Xy-ri. Ông sẽ đảm bảo điều tra triệt
để về tin đồn liên quan. Ngày 21, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga
Lu-ca-xê-vích nói với báo giới rằng, Nga kêu gọi điều tra "khách
quan và chuyên môn" về tin quân Chính phủ Xy-ri sử dụng vũ khí
hoá học, mong các bên hữu quan gây ảnh hưởng với lực lượng vũ trang
phe đối lập, để tránh xuất hiện tình hình lợi dụng vấn đề vũ khí
hoá học tiến hành khiêu khích tại Xy-ri.
Đây không phải là lần đầu
tiên đưa tin đồn về vũ khí hóa học xuất hiện trên chiến trường Xy-ri,
thế nhưng, thời điểm và bản thân việc xuất hiện vũ khí hóa học lại
rất kỳ lạ: Không những số
người thương vong làm cho người ta phải kinh hoàng, hơn nữa cái gọi là
sử dụng vũ khí hóa học cũng đúng vào thời gian nhóm điều tra vũ
khí hóa học Liên Hợp Quốc đang triển khai điều tra tại Xy-ri.
Cộng đồng quốc tế trong khi hết sức quan tâm tin đồn trên đã đồng
loạt nhấn mạnh, điều trước tiên cần phải làm sáng tỏ chân tướng sự
thực của vụ việc này. Vụ việc vũ khí hóa học từng tái diễn nhiều
lần tại Xy-ri, song, phe đối lập và Chính phủ Xy-ri mỗi lần đều có
cách nói riêng, khiến người ta khó mà biết rõ sự thực. Về vụ Quân
đội Xy-ri ngày 21 tấn công một số vùng ở ngoại ô Đa-mát bằng
rốc-két mang theo chất độc Sa-rin, chuyên gia vũ khí hóa học Anh Brighton
Gordon nói, phe đối lập có khả năng sử dụng vũ khí hóa học quy mô
nhỏ. Nhưng trong cuộc tấn công ngày 21, bên tấn công đã sử dụng hàng
loạt chất độc, phe đối lập "không có khả năng" tiếp xúc vũ khí hóa học lượng
lớn như vậy, cũng không có năng lực vận chuyển vũ khí hóa học như
vậy.
2013/08/26
Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma ngày
24/8 nhóm họp Hội đồng An ninh quốc gia, tiến hành đánh giá thông tin
tình báo mới nhất liên quan việc sử dụng vũ khí hoá học trong cuộc
nội chiến ở Xy-ri, xem xét các phương án ứng phó mà Mỹ có khả năng áp
dụng. Cùng với việc này là các tàu chiến của Mỹ bắt đầu tập kết
tại Địa Trung Hải. Bởi vậy, những tin đồn về Mỹ sẽ tấn công quân sự
Xy-ri không ngừng lan truyền. Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma vẫn đối mặt với
hai sự lựa chọn đầy khó khăn trong vấn đề tấn công quân sự Xy-ri. Một
là, phương châm chính sách đối nội trong nhiệm kỳ thứ hai của ông
Ô-ba-ma mới vừa được khởi động, bởi vậy không mong Trung Đông xảy ra
rối ren trong lúc này. Hai là, "giới hạn đỏ" về vũ khí hoá
học chính là do ông Ô-ba-ma vạch ra, nếu không có phản ứng gì trước
việc này tất sẽ làm tổn hại đến tín nhiệm ngoại giao của Mỹ. Theo
Roi-tơ và cơ quan thăm dò dân ý Ipsos ngày 25/8 công bố kết quả một
cuộc điều tra dân ý cho thấy, có khoảng 60% người dân Mỹ được hỏi cho
rằng Mỹ không nên can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến ở Xy-ri, chỉ
có 9% số người được hỏi cho rằng Mỹ cần phải can thiệp. Kết quả
này đã tỏ rõ tâm trạng chán ghét chiến tranh của người dân Mỹ, hơn
thế nữa kết quả điều tra dân ý trên chừng mực nhất định cũng sẽ
tác động tới chính sách đối với Xy-ri của Tổng thống Ô-ba-ma.
Australia:
Syria hy vọng cuộc tấn công quân sự do Mỹ dẫn đầu
8:55pm August 31, 2013
Anh lo ngại cho "mối quan hệ
đặc biệt" của Mỹ
9:08am August 31, 2013
Obama nói rằng thế giới không thể
đứng trên Syria
5:39am August 31, 2013
Mỹ không đơn độc trên Syria, Kerry
nói
4:38am August 31, 2013
Hoa Kỳ cho biết có 'nhiệm vụ' hành
động ở Syria:
Kerry
4:22am August 31, 2013
NATO sẽ không tham gia vào một cuộc
tấn công Syria
1:47am August 31, 2013
Obama tổ chức hội nghị Syria trước báo
cáo
1:14am August 31, 2013
Pháp ủng hộ hành động đối với Syria