Chính quyền Trung Quốc đã trải qua nhiều tháng
dồn sức lực vào một chiến dịch gay cấn, căng thẳng về mặt ý thức hệ và đôi khi
dùng đến cả bạo lực để chống lại các kênh phát thanh tự do trên mạng Internet.
Hiện tại người tham gia vào tình huống cực kỳ căng thẳng này là một vị tướng
hàng đầu đã từng du học ở nước ngoài, viết tiểu thuyết và dạy học tại Đại học
Stanford.
Liu Yazhou, một vị tướng Trung Quốc, tuyên bố rằng các
thế lực thù địch phương Tây đang sử dụng mạng Internet để tấn công Trung Quốc,
và đã đến lúc Trung Quốc phải chống lại. Lời đề nghị của ông là một trong số
hàng loạt chủ trương của chính quyền Trung Quốc nhằm nỗ lực ngăn chặn tự do
ngôn luận trên mạng Internet.
“Ngày nay mạng Internet đã trở thành đấu trường
chính cho cuộc chiến về ý thức hệ. Các thế lực thù địch phương Tây đang
nỗ lực sử dụng yếu tố này để lật đổ Trung Quốc một cách vô ích”, Tướng Liu
Yazhou cho biết trong một bài báo được xuất bản lần đầu tiên trên tờ Nhật báo
Quân đội Giải Phóng (People’s Liberation Army), trước khi được công bố rộng rãi
trên mạng Internet – bao gồm các kênh truyền thông phổ biến trên các cổng thông
tin điện tử chính và các trang web tuyên truyền của Đảng.
Tướng Liu từng
được biết đến vì các cuộc kêu gọi ôn hòa và khuynh hướng tự do cho cải cách
chính trị. Loạt bài vào ngày 16 tháng Mười, cùng với ngôn ngữ hiếu chiến, tuyên
truyền cho Đảng là một sự thay đổi sâu sắc về giọng điệu.
Các cuộc
tấn công của kẻ thù
Trước khi đưa ra
lời giải thích tại sao các thành viên của Đảng cần gia tăng lòng trung thành
vào Chủ nghĩa Cộng sản, Liu viết “Quan niệm chung về lĩnh vực ý thức hệ hiện
nay cho rằng phương Tây mạnh còn chúng ta yếu. Kẻ thù tấn công còn chúng ta
phòng thủ. Đối thủ của chúng ta thiết lập giới hạn diễn ngôn, gây sự và làm
chúng ta mệt mỏi từ đó buông lơi cảnh giác.”
Vậy giải pháp là
gì? Phải kiểm soát mạng internet. Ông nói “Đấu trường ý thức hệ thật sự là đấu
trường về sức mạnh ngôn luận. Ngày nay bất cứ bên nào kiểm soát được mạng
internet, đặc biệt Weibo [một diễn đàn truyền thông xã hội tương tự trang
Twitter] và các trang blog sẽ có nhiều sức mạnh về diễn ngôn nhất.”
Liu nói rằng các
kênh phát thanh và tin đồn trên mạng internet mà “chống lại ý thức hệ chủ đạo”
là một loại “chicken soup for the soul” (loạt sách hạt giống tâm hồn) và rất
thu hút người dân Trung Quốc. Ông cho biết thêm “Để chiến đấu cho sức mạnh ngôn
luận, chúng ta phải đặc biệt chú ý đến xu hướng công luận và truyền thông, đồng
thời phải phát triển các phương thức sáng tạo để kiểm soát họ. Nếu không sử
dụng những cách mới thì những phương pháp cũ cũng không hiệu quả … chúng ta sẽ
gặp nguy hiểm rất lớn.”
Tuy nhiên với một
số nhà quan sát, bài phát biểu của Liu không có gì hơn ngoài “những phương pháp
cũ” về sự kiểm soát của Đảng.
Sự thất
bại của Mao
Chen Kuide – biên
tập viên của trang mạng tiếng Hoa ở nước ngoài mang tên China In Perspective
(http://www.chinainperspective.com/) nói: “Đảng Cộng sản Trung Quốc không có
bất kỳ cách nào để kiểm soát công luận trên mạng Intrenet, vì vậy vấn đề quay
lại kiểu ngôn ngữ Mao Trạch Đông khi công kích những quan điểm này, chẳng hạn
các giá trị phổ cập trên hoàn cầu (universal values) và chủ nghĩa hợp hiến
(constitutionalism).”
“Để bảo vệ nguyên
tắc của Đảng và để không bị sụp đổ như Liên Bang Xô Viết, họ đang thực hiện
diễn ngôn theo tư tưởng Mao Trạch Đông. Nhưng cách giao tiếp này đã bị Đảng và
dân chúng phê bình trong những năm 80. Mọi người đều phản đối và cười nhạo nó,”
Chen nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Một người sử dụng
Weibo có nickname Zenos_shiyin nhận xét: “Có vẻ như Đảng đang rất lo sợ và
hoảng hốt. Nếu bạn sợ hãi, bạn có thể chỉ cần tắt mạng Internet và bò vào
giường.”
Đường lối
của Đảng
Bất kể những lời
nhận xét của Liu về vấn đề xâm hại mạng Internet có thuyết phục hay không thì
lãnh đạo Đảng cũng sẽ đồng tình với ông nhất là trong tình thế hiện nay, bởi vì
chúng rất phù hợp với những phát biểu gần đây và đường lối chính trị của nhà
lãnh đạo Đảng Tập Cận Bình
Theo tờ People’s
Daily, ông Tập đã có những lời phát biểu hoàn toàn bất thường tại một hội nghị
công tác tư tưởng và tuyên truyền quốc gia gần đây, rằng “Đảng phải kiên quyết
thực hiện kiểm soát các phương tiện truyền thông; các chính trị gia phải kiểm
soát báo chí, tạp chí, đài truyền hình và các trang web tin tức. Bất kể điều gì
bạn muốn thực hiện, chống đối, nói hoặc làm, tất cả phải tuân thủ theo yêu cầu
của Đảng”.
‘Sức mạnh
của quần chúng nhân dân’
Sau bài báo đăng ý
kiến của Liu vào ngày 15 tháng Mười là một bài báo cáo được đăng ngày 16 tháng
Mười trên tờ People’s Daily giải thích cụ thể về vai trò của truyền thông Trung
Quốc. Chẳng hạn, thay vì báo cáo về các vấn đề tiêu cực cần thay đổi trong xã
hội và chính quyền Trung Quốc thì: “Mục đích chính của việc tuyên truyền thông
tin phải mang tính đại chúng, và cần có nhiều báo cáo tuyên truyền hơn nữa về
cuộc chiến quan trọng này và sức mạnh của quần chúng nhân dân. Cần tuyên truyền
nhiều hơn về những việc làm tiên tiến, gương mẫu và những câu chuyện cảm động
của người dân.”
Các thuật ngữ
“tiên tiến” và “gương mẫu” ám chỉ những hành vi mà phù hợp với tuyên truyền của
Đảng.
Kỷ luật tự
giác
Cùng với định
hướng cho các phương tiện truyền thông và cơ quan tuyên truyền ở cấp cao, chính
quyền Trung Quốc cũng đang thiết lập những ủy ban trên khắp cả nước nhằm giám
sát và đảm bảo sự tuân thủ ở cấp địa phương.
Theo một báo cáo
chính thức cho biết, các “ủy ban đạo đức và kỷ luật tự giác trong tin tức” này
hiện có mặt tại năm tỉnh thành; mục đích của họ là nhằm tránh các tin tức được
thuê viết, các báo cáo sai sự thật và để “tạo ra những tờ báo sạch”. Mỗi ủy ban
sẽ có 20 thành viên, trong đó một phần ba là từ các cơ quan truyền thông và hai
phần ba từ các cơ quan trực thuộc Đảng.
Quan điểm của Đảng
Cộng sản Trung Quốc về việc xác định như thế nào là đạo đức trong các báo cáo
tin tức khiến một số người khó chịu. Zhu Xinxin – người từng là biên tập viên
tại Đài phát Thanh tỉnh Hà Bắc tỏ ra bức xúc trong một cuộc phỏng vấn với Đài
phát thanh Hy Vọng (Sound of Hope Radio): “Không thể duy trì đạo đức trong các
phương tiện truyền thông dưới nguyên tắc cộng sản!”
“Đảng có thể phá
hủy lương tâm các nhà báo. Những nhà báo thật sự có đạo đức và lương tâm sẽ
không thể tồn tại trong các phương tiện truyền thông chính thức. Họ đang bị đàn
áp và bức hại ở Trung Quốc. Ngoài ra, không có cơ sở pháp lý để xác định như
thế nào là sai sự thật và như thế nào là tin đồn. Đảng đã dùng chính trị để đàn
áp phương tiện truyền thông.“
Lu Chen
& Matthew Robertson, Epoch Times
Theo
vietdaikynguyen
Theo: http://www.tindachieu.com/news/2013/10/tuong-tq-de-nghi-chien-dau-chong-lai-cac-the-luc-thu-dich-phuong-tay-tren-mang-internet.html