Thông điệp về việc triển khai tên
lửa tầm trung "Musudan" trên bờ biển phía Đông của Bắc Triều Tiên, xuất
phát từ các cơ quan tình báo Mỹ và Hàn Quốc, đã vạch ra một giai đoạn
mới trong sự phát triển tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Ông Vasily Kashin, chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công
nghệ bình luận rằng, cho dù Hoa Kỳ tiến hành bất kỳ động thái nào đi
nữa thì đó sẽ là sự đáp trả những lời lẽ hiếu chiến của Bắc Triều Tiên,
chứ không phải chống lại tiềm tăng chiến đấu thực tế của các lực lượng
hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Tiềm năng chiến
đấu thực tế của các lực lượng hạt nhân tên lửa Bắc Triều Tiên vẫn chưa
được kiểm chứng. Số lần thử nghiệm tên lửa tầm trung của Bắc Triều Tiên
trong 20 năm qua là quá ít để thực hành việc thiết kế một quả tên lửa.
Trong khi đó, Bắc Triều Tiên tuyên bố là họ có một số loại tên lửa tầm
trung. Điều này khiến các chuyên gia ngạc nhiên và lo ngại.
Tên
lửa "Musudan", lần đầu tiên xuất hiện ở cuộc diễu hành năm 2010 và sử
dụng bệ phóng khung gầm ô tô do Belarus chế tạo, nói chung chưa bao giờ
được thử nghiệm. Cho đến tận bây giờ vẫn không ai biết Bắc Triều Tiên đã
phô trương thứ gì trong cuộc diễu hành – tổ hợp tên lửa thực sự hay chỉ
là mô hình giả. Thậm chí nỗi hoài nghi còn lớn hơn xung quanh tên lửa
đạn đạo mà phương Tây biết đến dưới cái tên KN-08, được phô trương trong
cuộc duyệt binh năm 2012.
Một nước thậm chí phát
triển hơn nhiều với các siêu máy tính mạnh, có thể được áp dụng cho các
phân tích toán học, cũng phải mất ít nhất là một vài lần phóng thử
nghiệm tên lửa trước khi đưa vào trang bị cho quân đội, nhưng Bắc Triều
Tiên chưa làm điều đó lần nào. Bắc Triều Tiên đã đưa vào quỹ đạo thành
công vệ tinh với tên lửa "Ynha-3, được cho là một biến thể của tên lửa
đạn đạo lớn nhất "Tepodon-2". Nhưng điều đó hoàn toàn không tương đương
với việc phóng thử nghiệm tên lửa để kiểm tra hệ thống định vị và thiết
kế đầu đạn.
Tất nhiên, trong khi đối mặt với các cuộc
thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tuyên bố của Bắc Triều Tiên là sẽ sử dụng
các vũ khí đó, Mỹ và Hàn Quốc sẽ coi tất cả các hệ thống vũ khí độc đáo
mà Bình Nhưỡng phô trương là mối đe dọa thực tế (đây thực sự là một thủ đoạn thông minh). Không một vị lãnh đạo
chịu trách nhiệm nào lại từ chối tiến hành các biện pháp phòng ngừa tối
đa khi có ít nhất 1% xác suất một cuộc tấn công hạt nhân thực tế. Bây
giờ, Bắc Triều Tiên đã bị coi là "mối đe dọa trực tiếp và rõ ràng", và
điều đó sẽ dẫn đến thay đổi lớn trong kế hoạch quân sự của Mỹ ở châu Á.
Việc tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ ở Đông Bắc Á bây giờ là điều
không thể tránh khỏi và sẽ mang tính chất lâu dài. Hoa Kỳ đã cho biết về
việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên đảo Guam.
Chuyên
gia Nga về các vấn đề quốc phòng Vasily Kashin cho rằng rốt cục Trung
Quốc là nước phải chịu hậu quả nhiều nhất (Ông Tập Cận Bình - theo con mắt nhìn nhận của Hoa Kỳ - là nhà lãnh đạo non kém). Tất cả các cơ sở hạ tầng quân
sự mới mà Mỹ và các đồng minh tạo ra trong khu vực Đông Bắc Á sau này
có thể được sử dụng để chống lại Trung Quốc. Mỹ tăng cường hiện diện
trong các vùng lân cận Bắc Kinh và Thiên Tân, vậy mà Trung Quốc không
thể phản đối – các tuyên bố của Bình Nhưỡng đe dọa áp dụng vũ khí hạt
nhân chống lại Mỹ cho phép Mỹ thực hiện điều đó.
Trung
Quốc đang cố gắng tìm mọi cách để xoa dịu tình hình bằng cách thực hiện
các động thái tư vấn mạnh mẽ với các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên, Hàn
Quốc và Mỹ, nhưng cho đến nay chưa đạt được kết quả. Mặc dù Trung Quốc
thường được coi là đồng minh của Bắc Triều Tiên, nhưng Trung Quốc đã
đánh mất ảnh hưởng thực sự với Bắc Triều Tiên vào cuối những năm 1950.
Bắc Triều Tiên thường xuyên làm ngơ trước lợi ích của Trung Quốc và tiến
hành chính sách đối ngoại độc lập với Bắc Kinh. Bắc Triều Tiên đã trở
thành sự đau đầu và gánh nặng phiền hà của Bắc Kinh, vì mục đích duy
nhất là ngăn chặn sự xuất hiện của quân đội Mỹ trên biên giới Trung
Quốc.
Theo TNN Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét