Tham vọng của Washington đóng vai
trò nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực bảo vệ nhân quyền và các giá
trị dân chủ là vô căn cứ bởi vì ở Hoa Kỳ tình hình trong lĩnh vực này
hoàn toàn không tốt đẹp. Bộ Ngoại giao Nga đã công bố bản báo cáo "Về
tình hình nhân quyền tại Hoa Kỳ”.
Theo tin của cơ
quan ngoại giao Nga, khi chuẩn bị văn kiện nhiều trang này, các chuyên
gia dựa trên những thông tin đáng tin cậy từ các nguồn có uy tín quốc
tế và quốc gia.
Năm 2012, các cơ quan đánh giá chỉ
số uy tín quốc tế đã giảm đáng kể mức độ tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ.
Về chủ yếu, nguyên nhân của điều đó là các biện pháp rất nghiêm ngặt
của cảnh sát Mỹ chống các nhà báo đã phản ánh các cuộc biểu tình "Chiếm
Phố Wall" không làm vừa lòng chính quyền Mỹ. Đây không phải là lần đầu
tiên khi các tổ chức phi chính phủ thu hút sự chú ý của cộng đồng thế
giới và chính quyền Washington đến những vụ vi phạm nghiêm trọng trong
lĩnh vực dân chủ và nhân quyền. Chẳng hạn, đã 4 năm liền Viện Dân chủ
và Hợp tác ở New York công bố các bản báo cáo về các hành vi thô bạo
của cảnh sát chống người nhập cư, về các vụ xâm phạm quyền tự do ngôn
luận, bất bình đẳng về giai cấp. Giám đốc Viện Dân chủ và Hợp tác ở New
York Andranik Migranyan nói: “Tất nhiên, Hoa Kỳ là một quốc gia với
nhiều truyền thống dân chủ. Nhưng, nếu nhìn kỹ cách tổ chức đời sống
xã hội, thì rất tiếc sẽ thấy rõ nhiều vấn đề không cho phép Hoa Kỳ
coi mình như thầy giáo giới thiệu mô hình lý tưởng về việc bảo vệ
quyền con người”.
Để chứng minh điều đó có thể
lấy thí dụ với cuộc bầu cử tổng thống sẽ tổ chức ở Mỹ vào ngày 6 tháng
11. Có vẻ đây là một biểu hiện của nền dân chủ với hình thức lý tưởng.
Nhưng, ở đây có sự phân biệt đối xử về nguồn gốc xã hội, về dân tộc,
có cả việc vi phạm quyền bầu cử. Trả lời phỏng vấn của đài "Tiếng nói
nước Nga", ứng cử viên phó tổng thống Mỹ của đảng Xanh, bà Cheri
Honkala nói: “Lý do mà Mỹ không cho phép các quan sát viên theo dõi cuộc
bầu cử là khả năng của sự lừa dối: ở Hoa Kỳ có rất nhiều người dân
không muốn hoặc không có khả năng tham gia bỏ phiếu. Và bây giờ, tại
một số tiểu bang khôi phục hệ thống “cấp giấy phép cho quyền bầu
cử”. Đang tạo lập những rào cản nhân tạo chống những cử tri tiềm năng –
giai cấp công nhân và những người sống dưới mức nghèo khổ”.
Cho
đến nay, về mặt chính thức, Nga không can thiệp vào các quá trình dân
chủ tại quốc gia bên kia đại dương. Nhưng, đã đến thời gian để thay
đổi thái độ của chúng tôi đến vấn đề này, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao
của Viện Duma Quốc gia Aleksey Pushkov nói: “Hoa Kỳ vi phạm nhân quyền ở
nước mình và ở nước ngoài. Ở đây nói về những trường hợp vi phạm quyền
của trẻ em nhập cư từ Nga, về các nhà tù bí mật của CIA ở Trung Đông
và Đông Âu. Ở đây nói về những thường dân thiệt mạng ở Afghanistan
trong qúa trình chiến dịch quân sự của Mỹ và các nước NATO, và nhiều
thí dụ khác. Trong điều kiện này không được giữ im lặng. Im lặng có
nghĩa là tán thành “chân không thông tin” do các phương tiện truyền
thông phương Tây tạo ra trong lĩnh vực vi phạm nhân quyền ở Hoa Kỳ”.
Ngày
22 tháng 10, Quốc hội Nga đã thông qua một số khuyến nghị cho các cơ
quan chính quyền lập pháp và hành pháp cấp cao nhất của Hoa Kỳ.
Trong số đó - ngay lập tức ban hành lệnh cấm về án tử hình, áp dụng hình
phạt nghiêm khắc hơn về các hành vi phân biệt chủng tộc, kiểm soát
nghiêm ngặt hơn phân phối hình ảnh khiêu dâm trẻ em, và những khuyến
nghị khác. Theo quốc hội Nga và các nhà ngoại giao Nga, từ nay, Matxcơva
có ý định chỉ rõ các vụ vi phạm nhân quyền của Hoa Kỳ. Mỹ nên không
chỉ dạy người khác thế nào là tôn trọng nhân quyền, mà trước hết cũng
phải làm như vậy.
Theo Tiếng nói nước Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét