Vụ xì-căng-đan quốc tế xung quanh
việc Thổ Nhĩ Kì bắt giữ chiếc máy bay chở khách Syria với công dân Nga
và những thiết bị điện tử trên khoang chỉ là động tác khiêu khích tầm
thường vô vị - đúng như Matxcơva cảnh báo ngay từ đầu. Hôm thứ Năm tuần
trước, đã được rõ rằng chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ nói chung không hề nghi
ngờ gì về tính hợp pháp của lô hàng, mà chỉ thấy vấn đề trong thủ tục
vận chuyển. Thông báo về số "đạn dược" nào đó trên khoang máy bay thực
sự đã bị phủ nhận, - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Aleksandr
Lukashevich thông báo.
Vụ bê bối xung quanh chiếc máy
bay hàng không dân dụng Syria không đáng chú ý đến thế, nếu như không
có những triệu chứng. Hành động khiêu khích như vậy thường xuất hiện ở
những ai thiếu lương tâm trong sạch. Thường gặp cảnh đối tượng la to hơn
hết “Bắt lấy kẻ cắp” lại chính là tên đạo chích. Những cáo buộc nhắm
vào Nga là cần thiết để che lấp hành động phi pháp của hàng loạt nước
phương Tây tuồn vũ khí cho phe đối lập Syria. Thêm nữa, trong hàng ngũ
của phe này ngày càng nhiều những phần tử cực đoan, - như vị tướng Syria
Mohammed Isatb phát biểu trên làn sóng điện của đài "Tiếng nói nước
Nga".
“Ta hãy nói thẳng: những gì đang xảy ra ở Syria
không phải là cuộc cách mạng, như nhiều người trên thế giới giả thiết
và như các đại diện phương Tây cố gắng tô vẽ. Đó là cuộc tấn công qui mô
vào một quốc gia chủ quyền từ phía các nhóm khủng bố có sự tài trợ của
nước ngoài. Trên lãnh thổ Syria có những thành viên của các tổ chức như
thế, chẳng hạn "Boko Haram" và "Taliban". Ngoài ra ở đây còn hiện diện
các chiến binh của "Jund al-Sham" và những tổ chức tương tự, là chi
nhánh của “Al-Qaeda". Từng dòng lớn nhiều vũ khí hiện đại đủ loại tuôn
vào tay họ. Đằng sau những nhân vật giao hàng là Arabia Saudi, Qatar,
Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác. Thậm chí cả đặc nhiệm Australia tham
gia điều phối công việc này. Còn địa bàn Thổ Nhĩ Kỳ đã biến thành nơi
trung chuyển. Ankara thực sự giúp đưa vũ khí vào Syria theo con đường
vận chuyển lậu”.
Chuyên viên khoa học Elizabeth
O'Beydzhi từ Viện nghiên cứu các vấn đề chiến tranh có trụ sở ở
Washington cho rằng con số nhân sự của "Al-Qaeda" ở Syria là tương đối
nhỏ: khoảng một nghìn chiến binh nước ngoài trên tỷ lệ 50.000 thành viên
phe đối lập vũ trang. Tuy nhiên, nguy cơ các phần tử thánh chiến Hồi
giáo thâm nhập vào hàng ngũ đối lập Syria là cao hơn rất nhiều so với ở
Libya, Ai Cập và Tunisie.
“Tôi nghĩ rằng cuộc xung
đột ngày càng chuyển sang bình diện quân sự. Có thêm nhiều người quan
tâm, tất cả đều có mục tiêu cụ thể của riêng mình, đó là sẵn sàng giao
tranh trong nội địa Syria. Có cả những doanh nhân Ả Rập và các chính phủ
Ả Rập khác nhau muốn tài trợ cho những nhóm đặc biệt trong lòng đất
nước Syria. Và, hiển nhiên có những giao dịch chính phủ thậm chí còn lớn
hơn, phục vụ mục tiêu của họ, bao gồm cả chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp,
đang giao tiếp với những ủy ban cách mạng. Hồi trung tuần tháng Bảy, lần
đầu tiên chúng ta thấy ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ triển khai chuyển động
ráo riết hơn của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Từ thời điểm đó, sự kiểm soát của
chế độ Syria với những khu vực ven biên kể trên đã có phần lỏng lẻo, và
do vậy, chỉ khống chế được phần nào dòng lưu thông hàng hóa và nhân lực
qua biên giới".
Phương Tây đang mất dần sự kiên nhẫn
và ý thức mức độ, có xu hướng gán trách nhiệm về thảm kịch Syria lên đầu
kẻ khác. Lô hàng hợp pháp bị người ta cố gắng trình bày như là thứ siêu
vũ khí bí ẩn nào đó với tiềm năng thay đổi cục diện chiến tranh nghiêng
về phía có lợi cho Tổng thống Assad.
Theo Tiếng nói nước Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét