Vào tuần qua, Bộ Ngoại giao Nga đã
ban hành báo cáo "Về tình hình nhân quyền tại Hoa Kỳ". Dựa trên dữ liệu
từ các nguồn thông tin quốc tế và quốc gia có uy tín, các nhà ngoại
giao Nga đã đưa ra đánh giá rằng, tình hình ở Mỹ trong lĩnh vực này
không thiếu những điểm tiêu cực. Vì vậy, Hoa Kỳ chưa đủ uy tín để kỳ
vọng vai trò thủ lĩnh bảo vệ nhân quyền và những giá trị dân chủ.
Năm
2012, các cơ quan đánh giá quốc tế đã giảm đáng kể uy tín tự do ngôn
luận của Hoa Kỳ. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là những biện pháp cứng rắn
mà cảnh sát Mỹ đã sử dụng để đối phó với lực lượng báo giới đưa tin hoạt
động Chiếm Phố Wall, điều mà nhà chức trách Hoa Kỳ rất không mong muốn.
Đây cũng mới chỉ là đỉnh chóp của tảng băng trôi. Khi tìm hiểu sâu hơn,
có thể phát hiện thấy những vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống nền dân
chủ Mỹ. Ông Konstantin Dolgov, đại diện ủy quyền về nhân quyền, dân chủ
và các quy định pháp luật thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho biết:
“Dường
như, Hoa Kỳ đã tiến bước trên chặng đường dân chủ trong nhiều thế kỷ.
Quả là họ đạt được những thành tựu không thể phủ nhận trong lĩnh vực
này. Nhưng cùng lúc, ở Mỹ tiếp tục nổi cộm một số vấn đề lớn và nghiêm
trọng. Ví dụ tệ phân biệt chủng tộc. Không những đã không biến mất,
phân biệt chủng tộc và sắc tộc tại Hoa Kỳ còn cho thấy sự gia tăng. Tiếp
đến là tệ bài ngoại. Nước Mỹ khởi sinh như một quốc gia tập hợp mọi
người từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng giờ đây, điều không thể phủ nhận
là thái độ quan hệ với một số nhóm dân tộc ở Mỹ đang rất phức tạp.”
Hệ
thống bầu cử Mỹ cũng là yếu tố mà chúng ta đáng để tâm. Cơ chế không
thực sự minh bạch. Cuộc bầu cử tổng thống của đất nước sẽ diễn ra ngày 6
tháng 11 tới. Tuy nhiên, các công dân Hoa Kỳ không có cơ hội bỏ phiếu
thẳng cho ứng cử viên mà họ lựa chọn. Hơn thế, hàng trăm ngàn cử tri
tiềm năng sẽ không tìm thấy tên mình trong danh sách đi bỏ phiếu. Ứng cử
viên phó tổng thống từ Đảng Xanh Mỹ là Cheri Honkala đã nói về điều này
trong một cuộc phỏng vấn với đài Tiếng nói nước Nga:
“Nguyên
nhân vì sao Mỹ không cho phép các quan sát viên theo dõi bầu cử có thể
ẩn sau khả năng sự lừa dối: chúng tôi có rất nhiều người dân hoặc không
muốn hoặc không được đi bỏ phiếu. Còn bây giờ, ở một số bang lại xuất
hiện cái gọi là hệ thống "cấp phép quyền bầu cử". Một rào cản khiên
cưỡng ngăn chặn các cử tri tiềm năng, đó là tầng lớp lao động và những
người sống dưới mức nghèo khổ.”
Cho đến gần đây, Nga
không hề đưa ra thảo luận cấp quốc tế vấn đề tuân thủ tiêu chí dân chủ ở
quốc gia bên kia bờ đại dương. Nhưng đã tới lúc nên thay đổi thái độ
trong vấn đề này. Đây là ý kiến của ông Alexei Pushkov, người đứng đầu
Ủy ban Duma Quốc gia Nga về các vấn đề ngoại giao. Tuần qua, các nhà lập
pháp Nga đã tổ chức phiên điều trần tại Quốc hội bàn về tình hình nhân
quyền ở Mỹ.
“Đã quá lâu, chúng ta chấp nhận quyền lên
tiếng giáo huấn của cái gọi là đất nước dân chủ truyền thống. Tuy nhiên
tồn tại hơn hai thập kỷ, nước Nga sau Liên xô đã có nhận thức rõ nét
rằng, những quốc gia giành vai trò người dạy dỗ tuyệt vời, trong thời
gian này chứng tỏ thấy họ không hề hoàn hảo. Chúng ta nhận thấy, bản
thân Hoa Kỳ cũng vi phạm không ít quyền con người ở trong và ngoài nước.
Có thể kể ra ở đây trường hợp các nhà tù CIA bí mật ở Trung Đông và
Đông Âu, trường hợp thiệt hại thường dân Afghanistan trong các hoạt động
quân sự do Mỹ và NATO thực hiện ở nước này, cũng như nhiều khía cạnh
khác. Trước hoàn cảnh này, tiếp tục giữ im lặng sẽ có nghĩa chấp thuận
vào hùa với trò bao vây thông tin do các phương tiện truyền thông phương
Tây tạo dựng để lấp liếm sự vi phạm nhân quyền của chính phương Tây.”
Từ
nay trở đi, Matxcova sẽ luôn chỉ ra những hành vi vi phạm nhân quyền
của Hoa Kỳ. Giới ngoại giao Nga tin rằng, Hoa Kỳ không nên chỉ dạy bảo
người khác về sự tôn trọng quyền con người, mà trước hết cần gương mẫu
trung thành với những ý tưởng cao cả này.
Theo Tieng noi nuoc Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét