Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

“Mùa xuân Ả Rập”: những cuộc cách mạng dân chủ hay những cuộc đảo chính đã được chuẩn bị?

“Mùa xuân Ả Rập" là sự nảy mầm những hạt giống đã được gieo từ thời George W. Bush-con, khi ông này đưa ra khái niệm "Đại Trung Đông" và dân chủ hóa toàn bộ không gian này”. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bình luận về tình hình ở Trung Đông như trên trong một cuộc phỏng vấn với tờ "Rossiyskaya Gazeta". Đáng chú ý là tuyên bố này về cơ bản là mâu thuẫn với những đánh giá của các chuyên gia đã và hiện đang tiếp tục đưa ra khi bình luận về các sự kiện đang xảy ra ở Trung Đông và Bắc Phi, xem chúng thuần túy như những phong trào dân tộc tự phát. Với cương vị của mình, ông Sergei Lavrov chắc chắn phải có nhiều thông tin hơn về bản chất của “mùa xuân Ả Rập” so với nhiều nhà phân tích chính trị và các quan sát viên khác. Ngay cả việc từ bỏ rõ ràng quy tắc ngôn từ ngoại giao cũng đủ nói lên nhiều điều.
Những chứng cớ hoặc sự kiện nào cho phép Bộ trưởng Nga đưa ra một tuyên bố như vậy? Nhà Đông Phương học Vyacheslav Matuzov nêu giả thuyết của mình:
“Những thay đổi trong giới lãnh đạo chính trị của nhiều tiểu bang Ả Rập đã được thực hiện theo một chương trình phát triển bởi các lực lượng bên ngoài. Hiện nay có thể truy cập tự do và tìm thấy những tài liệu xác nhận cho luận đề này. Như Hoa Kỳ đã quyết định thay đổi hình ảnh của đất nước mình, họ đeo “mặt nạ dân chủ” và làm ra vẻ không thực hiện cuộc đối đầu công khai với thế giới Hồi giáo nữa, mặc dù trong thực tế vẫn giữ bộ mặt "chống Hồi giáo" như trước. Những Tập đoàn xuyên quốc gia đã được hợp nhất trong một tổ chức mang tên «Business for Diplomatic Action» (“Kinh doanh cho hành động ngoại giao”), được hình thành cho mục đích này. Tổ chức này bao gồm McDonalds, Tập đoàn Rothschild, American Airlines, Boeing và một số công ty nổi tiếng khác. Họ tài trợ trong các trường đại học tốt nhất ở Mỹ để đào tạo cho công dân của các nước Trung Đông những phương pháp để lật đổ chế độ, bất kể họ có là đồng minh của người Mỹ hay không”.
Tất nhiên, ở đây không chỉ nói về việc đào tạo con người. Thí dụ như trên Internet có thể tìm được những tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Ả Rập về cách tổ chức và thực hiện biểu tình, cách thức tập trung biểu tình phản đối, cách chống lại cảnh sát như thế nào và mặc quần áo gì khi xuống đường biểu tình. Đấy là nói về một cuộc cách mạng khá là hòa bình. Kiểu các sự kiện như của Syria có thể được những bức điện tín của các vị đại sứ Mỹ đăng trên trang web WikiLeaks làm sáng tỏ. Trong đó mô tả rõ phe đối lập là như thế nào, những hoạt động nào của họ có khả năng chống lại chính quyền, những họat động nào không.
Nhưng tại sao người Mỹ lại phải sử dụng tất cả những động thái này để thay đổi trường chính trị trong thế giới Ả Rập và Hồi giáo? Câu trả lời ít nhất là nằm ẩn trong cụm từ nổi tiếng “hãy chia để trị”. Những quá trình đã diễn ra ở Tunisia, Ai Cập, Libya, Yemen và hiện nay đang xảy ra ở Syria tối thiểu là sẽ hạn chế những ảnh hưởng của họ đến nền chính trị trên thế giới trong một thời gian rất dài. Hơn nữa, theo ý tưởng của các nhà chiến lược Mỹ, số phận tương tự không phải chỉ chờ đón một quốc gia . Đấy chính là khái niệm về "Đại Trung Đông" mà Ngoại trưởng Sergei Lavrov đề cập đến, ông Vyacheslav Matuzov lưu ý:
“Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice trong năm 2006 đã tuyên bố một cách thẳng thắn về sự hình thành ranh giới của khu vực Đại Trung Đông, khi không quân Israel ném bom Lebanon. Khi đó bà đã nói: “Những gì mà chúng ta thấy ngày hôm nay (ở Lebanon), trên thực tế, cũng giống như bắt đầu của một cơn đau đẻ mà kết quả sẽ ra đời một “Trung Đông mới””. Điều này có nghĩa là,-chuyên gia nói, trong kế hoạch của Hoa Kỳ bao gồm cả việc hình thành lại ranh giới và cơ cấu chính trị trong khu vực, trong đó có cả bằng can thiệp quân sự. Chúng ta đã thấy các nước Tunisia, Ai Cập, Libya, Yemen và Syria đang nằm dưới lưỡi dao này, tuy vậy quá trình vẫn không dừng lại ở đây. Và cũng có cả những tài liệu làm bằng chứng. Trong bản kế hoạch có đề cập đến Ả rập Xê út. Trên các bản đồ mới của Đại Trung Đông do trung tá Hoa Kỳ Ralph Peters thực hiện, nước này sẽ bị chia thành ba quốc gia. Đó là hệ phái Sunni, bị dồn vào vùng sa mạc Rub al-Khali, giống như một “Vatican của Hồi giáo” ở Mecca và Medina và nhà nước rộng lớn dòng Shiite, bao trùm phần phía đông của Ả rập Xê út và các phần phía Nam của Iraq và Iran ngày nay. Ngày nay, các cuộc xung đột tín ngưỡng đã chuyển thành những cuộc đụng độ ở Bahrain. Mặc dù Iran bị cáo buộc, tôi không loại trừ khả năng trong những sự kiện này đã có các cơ quan tình báo phương Tây nhúng tay vào. Và đây cũng không chỉ nói về Vịnh Ba Tư. Số phận tương tự đang chờ toàn bộ khu vực Trung Cận Đông và Bắc Phi”.
Dự án về việc tái cơ cấu lại khu vực Đại Trung Đông có vẻ giống như ý tưởng thiên tài của một kẻ ác trong phim Hollywood. Nhưng sự thật là ý tưởng này đang được thể hiện trong thực tế. Đó là những gì mà chúng ta đang thấy trong gần hai năm qua của “mùa xuân Ả rập”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét