Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Báo chí là vũ khí của Đảng, là quyền lực và sức mạnh của nhân dân

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là người khai sáng nền báo chí cách mạng Việt Nam. Người cùng khổ, Thanh niên là những tờ báo đầu tiên do Người sáng lập với tôn chỉ yêu nước và cách mạng, vì nhân nhân và vì dân tộc. Báo chí, theo Nguyễn Ái Quốc, là công cụ đấu tranh của chính đảng cách mạng và của nhân dân vì độc lập dân tộc và quyền lợi của nhân dân. Nếu lấy mốc ra đời của báo Thanh niên, năm 1925, sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam đã đi suốt chặng đường dài 86 năm. Đó là một hành trình vì nước, vì dân, vì sự tiến bộ. Là vũ khí đấu tranh sắc bén của Đảng và các tổ chức cách mạng, báo chí của chúng ta đồng thời là sản phẩm văn hóa, là trí tuệ, là tiếng nói của nhân dân, diễn bày nguyện vọng, tình cảm, ý chí của nhân dân. Báo chí là một động lực thúc đẩy phát triển xã hội.

Trong thời đại ngày nay, báo chí càng thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với sự vận động của xã hội. Tài nguyên thông tin của báo chí là tài sản quốc gia, là của nhân dân. Tài nguyên ấy là một yếu tố cấu thành quyền lực chính trị, kinh tế, văn hóa của xã hội. Tài nguyên thông tin thuộc về ai thì sức mạnh nghiêng về người đó.
Báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh nhất định phải thuộc về các tổ chức cách mạng tiến bộ và của nhân dân Việt Nam. Báo chí ngày nay phải trở thành ngân hàng thông tin phục vụ cho sự phát triển đất nước và những quyền lợi chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Báo chí phải thông tuệ hơn để tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin nhiều hơn, chính xác hơn, trung thực hơn, nhanh hơn, có giá trị sâu sắc, đa dạng và nhân văn hơn cho xã hội, cho nhân dân.
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã khẳng định trách nhiệm tối cao của báo chí là phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Hơn 80 năm qua báo chí cách mạng Việt nam đã thực nhiện đúng nguyên lý đó. Hành trình cách mạng việt Nam 80 năm qua ở bất cứ thời điểm nào cũng đều có mặt và có sự đóng góp quan trọng của báo chí.
Còn hôm nay, khi đất nước đang còn nhiều vất vả trên con đường phát triển, khi mà còn có kẻ dòm ngó, âm mưu bành trướng, khi mà còn rất nhiều ‘con sâu” đục khoét Nhà nước và nhân dân, khi mà trình độ dân chủ của xã hội chưa cao, quyền lợi chính đáng của người dân vẫn có nơi, có lúc chưa được tôn trọng thì báo chí phải tiếp tục đồng hành với Đảng, với nhân dân để bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ nhân dân và những giá trị tốt đẹp của dân tộc.
Báo chí ngày nay phải giàu có hơn về tài nguyên thông tin, uyên bác hơn về xử lý thông tin, nhân văn và tỉnh táo hơn khi cung cấp thông tin. Để làm được điều đó, báo chí phải luôn vận động để tự đổi mới mình, làm cho mình thông minh hơn, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thông tin của sự vận động phát triển xã hội. Các nhà báo không chỉ phải giỏi giang hơn mà phải yêu nước hơn, thương dân hơn và tỉnh táo hơn. Đất nước đã hòa bình nhưng đối với các nhà báo không phải lúc nào cũng sóng yên biển lặng, rất nhiều nghiệt ngã và cạm bẫy đang rình rập họ. Nhà báo phải là con yêu của nhân dân, là công dân/chiến sĩ trung thành của đất nước. Báo chí không chỉ là vũ khí của Đảng mà còn phải là quyền lực và sức mạnh của nhân dân.

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Miến Điện đứng đầu danh sách xuất phát các cuộc tấn công Internet

Công ty Akamai Technologies đưa ra phúc trình nói rằng Miến Điện chiếm khoảng 13% tất cả các cuộc tấn công Internet trong quý đầu năm nay
Hình: ASSOCIATED PRESS
Công ty Akamai Technologies đưa ra phúc trình nói rằng Miến Điện chiếm khoảng 13% tất cả
các cuộc tấn công Internet trong quý đầu năm nay

Một công ty theo dõi Internet có trụ sở ở Hoa Kỳ nói rằng Miến Điện là nước đứng đầu danh sách những nước xuất phát các cuộc tấn công Internet trên thế giới trong quý đầu năm nay.

Hôm thứ Tư, công ty Akamai Technologies đưa ra phúc trình nói rằng Miến Điện chiếm khoảng 13% tất cả các cuộc tấn công Internet trong khoảng thời gian từ mùng 1 tháng Giêng tới ngày 31 tháng Ba. Hoa Kỳ đứng thứ nhì danh sách với 10%, và Đài Loan đứng thứ 3 danh sách với 9%.

Công ty ở Boston này theo dõi lưu thông Internet toàn cầu và xác định các nước xuất phát các cuộc tấn công Internet.

Trong phúc trình mới nhất này, công ty nói Miến Điện lần đầu tiên chiếm hạng nhất. Sau Hoa Kỳ và Đài Loan, các nước khác trong danh sách là Nga, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Hồng Kông, Romania và Ý.

Phúc trình vừa kể cũng nói rằng, Ai Cập và Libya bị mất dịch vụ Internet trong quý 1 năm nay khi chính phủ tìm cách cắt đường truy cập để ứng phó trước các cuộc biểu tình phản đối khắp nơi. Nhật Bản cũng bị mất dịch vụ Internet đáng kể nhưng tạm thời, sau khi có trận động đất và sóng thần hồi tháng Ba.

Theo VOA Thứ Tư, 27 tháng 7 2011

NATO dội bom các đĩa vệ tinh của Libya

NATO cho biết họ đã dội bom 3 đĩa vệ tinh của Libya ở thủ đô Tripoli để ngăn không cho lãnh tụ Moammar Gadhafi dùng đài truyền hình để đe dọa thường dân.

Liên minh hôm nay cho biết phi cơ NATO đã thực hiện một vụ không kích chính xác, làm cho 3 đĩa vệ tinh trên mặt đất bị hư hại.

Nhưng Đài LBC lên án vụ tấn công ngày hôm nay và nói rằng 3 nhân viên của họ thiệt mạng và 15 người khác bị thương. Một giới chức của đài truyền hình nhà nước này nói rằng cơ sở của họ không phải là “mục tiêu quân sự” và nhân viên của họ chỉ hành nghề truyền thông, không đe dọa gì tới thường dân.

Một phát ngôn viên NATO nói rằng vụ không kích này là cần thiết vì ông Gadhafi dùng các chương trình truyền hình để “đàn áp và đe dọa” người dân Libya và khích động những hành vi bạo lực nhắm vào thường dân.

Hãng tin Reuters cho biết đài truyền hình nhà nước Libya tiếp tục phát hình sau vụ không kích.

NATO đã thực hiện những vụ không kích ở Libya kể từ tháng 3 dựa theo sự ủy thác của Liên hiệp quốc để bảo vệ thường dân Libya trước các lực lượng của ông Gadhafi. Nhà lãnh đạo Libya này đã tìm cách đè bẹp cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị 41 năm của ông.

Báo chí Trung Quốc 'bị nhắc nhở'

Trung Quốc đang yêu cầu truyền thông nhà nước giảm bớt chỉ trích chính phủ sau vụ tai nạn tàu cao tốc làm chết 40 người.

Một số tờ báo chính thống đã phản ánh sự giận dữ của dân chúng và nghi ngờ lời giải thích về sự kiện.

Dường như giới lãnh đạo Trung Quốc bị choáng vì sự phẫn nộ của nhiều người dân.

Họ cũng bối rối vì một số tờ báo nhà nước mạnh dạn phản ánh cú sốc của đất nước trước thất bại của một dự án quốc gia.

Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, còn nói Trung Quốc không muốn có tăng trưởng kinh tế dính máu.

Tân Hoa Xã lại tường thuật có nghi ngờ về giải thích chính thức quanh vụ tai nạn và cuộc điều tra của chính phủ.

Giảm bớt

Nay tin từ Hong Kong cho hay Đảng Cộng sản ra lệnh cho truyền thông giảm bớt giọng tường thuật.

Hiệp hội Nhà báo Hong Kong nói cơ quan tuyên huấn yêu cầu báo chí tập trung về khía cạnh tích cực và chỉ tường thuật phát ngôn của giới chức.

Hiệp hội này nói một số tờ báo phải thay bài vào giờ chót.

Tầm mức giận dữ của dân chúng lộ rõ qua các blog và forum.

Nhiều người còn quy cho tham nhũng là nguyên nhân và cáo buộc giới chức che giấu.

Theo BBC thứ bảy, 30 tháng 7, 2011

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Nhân dân Trung Quốc phản ứng dữ dội về tai nạn tàu cao tốc

Internet cũng như truyền thông nhà nước Trung Quốc tiếp tục tràn ngập những câu hỏi về tai nạn tàu cao tốc gây chết chóc thứ Bảy tuần rồi. Những đòi hỏi làm rõ tiếp tục tràn tới, bất kể những lời trấn an của chính phủ sẽ mở một cuộc điều tra kỹ lưỡng. Những lời chất vấn đang thách thức chính phủ cùng khả năng đối phó với dư luận của họ.
Đội cứu hộ Trung Quốc tại hiện trường vụ tai nạn xe lửa ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, 24/7/2011
Hình: AP Đội cứu hộ Trung Quốc tại hiện trường vụ tai nạn xe lửa ở Ôn Châu,
tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, 24/7/2011

Trong suốt tuần qua, trang mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc liên tục mang lại nguồn thông tin, sự hỗ trợ, và những chỉ trích không ngừng về cách chính phủ xử lý tai nạn nêu trên.

Chỉ vài phút trước khi xảy ra tai nạn, một người sử dụng Weibo tại Ôn Châu đã đưa lên một thông tin kèm theo hình ảnh, mô tả một chiếc tàu cao tốc mà lại di chuyển chậm như sên, và nói thêm “Tôi mong sẽ không có gì xảy ra.”

Một lát sau tai nạn, một người tên Quanyang đưa lên một lời kêu cứu: “Xe lửa đầy tiếng kêu khóc của trẻ em! Chúng tôi không tìm được nhân viên đường sắt nào! Làm ơn giúp chúng tôi!”

Khi chính phủ đổ lỗi sấm chớp đã gây ra tai nạn, phản ứng hoài nghi rầm rộ phát ra trên mạng. Khi bộ Đường Sắt bày tỏ đau buồn về tai nạn xảy ra, cư dân mạng đã chế nhạo chính phủ.

Ông Jeremy Goldkorn, một phân tích gia người Hoa về truyền thông trên mạng và là người lập ra trang Danwei.org, cho biết báo chí nhà nước khó mà làm lơ trước khối lượng chỉ trích trên mạng.

Có vẻ như chính phủ không làm được gì nhiều để che đậy làn sóng phản ứng. Ngay cả những chỉ thị cho báo chí nhà nước, như hạn chế tường thuật và không điều tra hay bình luận về nguyên nhân tai nạn, cũng bị lọt ra và đưa lên mạng, và không được chấp hành nghiêm chỉnh.

Truyền thông nhà nước đã phát hành những bài xã luận đòi phải mở một cuộc điều tra thấu đáo.

Phần lớn mũi dùi phê phán của dư luận nhắm vào bộ đường sắt, đang hết sức lúng túng.

Ngay trước khi tai nạn xảy đến, Bộ Đường Sắt đã là mục tiêu phê bình. Hồi tháng 2, Bộ trưởng phải từ chức vì những cáo buộc đã có hàng triệu đôla bị biển thủ từ chương trình đường sắt cao tốc.

Tuy nhiên, theo các phân tích gia, khó mà nói rằng sự phẫn nộ của công chúng sẽ đưa tới việc đánh giá lại hệ thống xe lửa cao tốc. Họ nói rằng sau vụ tai tiếng về sữa có chất độc vào năm 2008, có rất nhiều sự phê phán tương tự trên mạng. Thế nhưng, điều đó sau cùng cũng chẳng làm thay đổi cách kiểm tra ngành sản xuất sữa, và những vụ xì căng đan về thực phẩm vẫn tiếp tục xảy ra.

Theo VOA Thứ Sáu, 29 tháng 7 2011

Toàn bộ cấp chỉ huy cao cấp quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từ chức

Toàn bộ cấp chỉ huy cao cấp quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từ chức. Nguyên nhân của việc này chưa được rõ.

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Sáu loan báo những người đứng đầu hải, lục, không quân đã đệ đơn từ chức lên chính phủ.

Mối quan hệ giữa chính phủ gốc Hồi Giáo của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan và quân đội trở nên căng thẳng trong thời gian qua.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ mới đây bắt giam một số sĩ quan tại ngũ hoặc đã về hưu, cáo buộc những người này là có âm mưu trên Internet để phá hoại sự lãnh đạo quốc gia.

Nam Triều Tiên điều tra vụ tấn công tin tặc tệ hại nhất từ trước tới nay

Giới hữu trách Nam Triều Tiên và các chuyên gia về an toàn trên mạng cho hay họ đang đánh giá mức độ thiệt hại gây ra bởi điều có thể là vụ xâm phạm dữ liệu lớn nhất trong lịch sử nước này. Người ta tin rằng các dữ liệu cá nhân của đa số dân chúng Nam Triều Tiên đã bị phương hại vì vụ tấn công này.
Hình: Getty Images/Comstock Images

Cảnh sát Nam Triều Tiên đang lãnh đạo cuộc điều tra về một vụ đánh cắp tài liệu trên mạng, thoạt đầu được truy nguyên đến Trung Quốc, nhắm vào các trang mạng xã hội được nhiều người sử dụng.

Trong một thông cáo công bố hôm nay, Ủy ban Thông tin Nam Triều Tiên kêu gọi 35 triệu người sử dụng cổng Internet Nate và trang mạng xã hội Cyworld phải đổi mật mã.

Các giới chức nói những tay tin tặc có thể đã lấy được tới 35 triệu lý lịch tài khoản, mật mã, số an sinh xã hội, địa chỉ email và số điện thoại di động.

Ủy ban vừa kể cho biết đã phát hiện hôm thứ ba rằng mật mã xấu được dùng để xâm nhập cổng Nate, là trang được nhiều người sử dụng để tìm kiếm và email và là trang với số người truy cập đứng hàng thứ ba ở Nam Triều Tiên.

Cyworld được biết như một thứ Facebook của Triều Tiên cũng bị xâm nhập. Người ta ước tính khoảng hơn phân nửa trong số 50 triệu người ở Nam Triều Tiên có các tài khoản với Cyworld.

Ông Shin Hyun-chul, giám đốc về an ninh thông tin tại Viện Khảo cứu Kỹ thuật Thông tin Triều Tiên ở Seoul, cho biết nếu các dữ liệu bị đánh cắp được sử dụng cho các mục đích tội phạm thì sẽ gây ra một vấn đề xã hội.

Ông cho biết cá nhân ông lấy làm lo ngại rằng lý lịch hay dữ liệu của ông cũng có thể được sử dụng để thực hiện các hoạt động lường gạt có thể gây thiệt hại cho một bên thứ ba.

Đây là vụ tin tặc mới nhất trong một loạt các vụ tấn công trên mạng nhắm vào các địa điểm internet ở Nam Triều Tiên. Hồi tháng Tư, 400.000 người sử dụng trang mạng Hyundai Capital đã bị xâm nhập.

Ngay sau vụ xâm nhập này, các tay tin tặc đã tìm cách làm tê liệt trong nhiều ngày hệ thống ngân hàng của hợp tác xã nông nghiệp Nonghyup được chính phủ hỗ trợ.

Giới hữu trách đổ lỗi cho tin tặc Bắc Triều Tiên đã gây ra vụ tấn công trên mạng này.

Trong những năm gần đây, chính phủ Nam Triều Tiên đã cáo buộc rằng Bắc Triều Tiên nhắm mục tiêu vào các địa điểm trên mạng của miền Nam, cũng như tìm cách từ xa xâm nhập hoặc làm tê liệt chính phủ, quân đội và các máy điện toán của các cơ quan ở Nam Triều Tiên.

Các chuyên gia nói dường như động cơ của vụ tin tặc mới nhất này mang tính cách tài chính hơn là chính trị.

Theo VOA Thứ Sáu, 29 tháng 7 2011

Số người dùng Internet ở Việt Nam vượt 31 triệu người

Tính tới cuối tháng 7, Việt Nam đã có 31,1 triệu người dùng Internet, tăng 24%, và 4 triệu người dùng Internet băng thông rộng, tăng 19% tính theo năm.

Tân Hoa Xã trích số liệu của Tổng Cục Thống kê Việt Nam ngày hôm nay cho hay Việt Nam hiện tại cũng có khoảng 128,1 triệu thuê bao điện thoại, tăng 4,3%, trong số đó 15,5 triệu thuê bao điện thoại cố định và 112,6 triệu thuê bao điện thoại di động, tăng 4,8%.

Một báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Nielsen cho biết 41% số người dùng Internet ở Việt Nam truy cập Internet từ điện thoại di động.

Trong cộng đồng Internet ở Việt Nam, số người sử dụng mạng xã hội chiếm tỷ lệ rất lớn và đa số người dùng Internet (96%) đã đều từng ghé qua một trang mạng xã hội.

Người sử dụng Internet ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhiều nhất so với khu vực Đông Nam Á bởi các thông tin đăng trên mạng xã hội.

Hơn phân nửa (58%) tin vào các đánh giá trực tuyến trên mạng và 81% sử dụng mạng xã hội như một kênh tư vấn để ra quyết định mua sắm.

Công ty Nielsen nhận định rằng dù xu hướng Internet di động đang phát triển mạnh tại Việt Nam nhưng vẫn còn một số mặt cần phải được giải quyết ví dụ như phát triển thêm hạ tầng di động, cải thiện dịch vụ và đặc biệt phải giảm cước phí để hầu hết mọi người có thể sử dụng Internet di động.

Xinhua, thesaigontimes.vn

Việt Nam đã có hơn 128 triệu thuê bao điện thoại
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 7 tháng đầu năm nay, các nhà mạng đã phát triển được 5,7 triệu thuê bao mới, giảm 30,9% so với cùng kỳ năm 2010.

Cụ thể, số thuê bao cố định là 36,4 nghìn, giảm 76,2%, trong khi có gần 5,7 triệu số thuê bao di động, giảm 30,1%.

Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 7/2011 ước đạt 128,1 triệu thuê bao, tăng 4,3% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 15,5 triệu thuê bao cố định, tăng 0,4% và 112,6 triệu thuê bao di động, tăng 4,8%.

Như vậy, với mức giảm gần 31%, có thể coi đây là năm có số thuê bao giảm rất mạnh trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, tốc độ thuê bao giảm mạnh như trên là kết quả của việc thực hiện chặt chẽ quy chế quản lý thuê bao di động trả trước của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhằm hạn chế thuê bao ảo, sim rác trên thị trường viễn thông di động hiện nay.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số thuê bao Internet băng rộng trên cả nước tính đến hết tháng 7/2011 ước đạt 4 triệu, tăng 19% so với cùng thời điểm năm trước; còn số người sử dụng Internet đến cuối tháng 7/2011 đạt 31,1 triệu người, tăng 24%.

Ngoài ra, Tổng cục Thống kê còn cho biết, tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông trong 7 tháng ước đạt 84,1 nghìn tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2010.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Tin tặc đánh cắp tài liệu mật của NATO

Một số tin tặc tự xưng là thuộc nhóm Anonymous hôm 21.7 cho biết, đã xâm nhập vào mạng máy tính của NATO và lấy đi nhiều tài liệu mật.

Hacker lại tấn công các tài liệu mật của Mỹ.
Hacker lại tấn công các tài liệu mật của Mỹ.

Anonymous cho biết, trong vụ xâm nhập trên, họ đã thu được 1 GB dữ liệu, nhưng họ sẽ không có trách nhiệm phải công bố tất cả các tài liệu này.

Anonymous đã đăng một tệp dữ liệu định dạng PDF trên trang Twitter của nhóm này, trong đó có những tài liệu được đóng dấu “mật”, đề ngày 27.8.2007. “Xin chào NATO. Vâng, chúng tôi đã có được nhiều hơn những dữ liệu ngon lành của quý vị” - Anonymous để lại thông điệp trên mạng. Thông điệp trên chứng tỏ nhóm này sẽ tiếp tục công bố thêm những tài liệu nhạy cảm của NATO trong vài ngày tới.

Một quan chức NATO cho biết, NATO lên án mạnh mẽ việc tiết lộ bất cứ tài liệu mật nào và nêu rõ, việc tiết lộ những tài liệu tương tự có thể gây nguy hại cho các đồng minh, quân đội và người dân sống tại các quốc gia thành viên NATO.

Việc xâm nhập vào mạng của NATO diễn ra hai ngày sau khi nhà chức trách Mỹ, Anh và Hà Lan bắt giữ 21 người bị cáo buộc có liên quan tới tổ chức tin tặc khét tiếng Anonymous và đã phát động những cuộc tấn công phối hợp nhằm vào các công ty và tổ chức trên toàn thế giới.

M.Đ (Theo AP)

Tác chiến mạng trong chiến tranh hiện đại

QĐND - Từ sau chiến tranh I-rắc (tháng 3-2003), thuật ngữ "tác chiến mạng trung tâm” hay còn gọi tắt là “tác chiến mạng” (TCM) chính thức được xem là loại hình tác chiến hiện đại. Quân đội nhiều nước trên thế giới coi TCM là một trong những mục tiêu trọng tâm trong chiến lược chuyển đổi quân sự thế kỷ 21, là cốt lõi của tác chiến hiệp đồng quân binh chủng. Đó không chỉ là sự ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin (CNTT) trong quân sự mà còn được coi là một khái niệm, học thuyết tác chiến mới trong kỷ nguyên thông tin.

Cơ sở của TCM là cuộc cách mạng khoa học trong quân sự, trong đó CNTT thực sự đã trở thành động lực biến đổi mọi lĩnh vực phát triển của xã hội. Còn về bản chất, TCM là ứng dụng CNTT, tạo một mạng máy tính chiến trường diện rộng kết nối với nhau và với Sở chỉ huy trung tâm, tạo khả năng chia sẻ thông tin, phân tích đánh giá tình huống chiến trường, xác định mục tiêu nguy hiểm và ra các quyết định sử dụng lực lượng, vũ khí một cách chính xác, phù hợp và nhanh chóng. TCM còn là các hoạt động phá vỡ tổ chức thông tin, ngăn cản truy cập và cung cấp thông tin, làm suy giảm khả năng hoặc phá hủy thông tin lưu trong các máy tính và lưu trong các mạng máy tính; phá hoại chính các máy tính và các mạng máy tính của đối phương, trong khi bảo vệ các yếu tố đó của quân mình. Đối tượng của TCM là thông tin trên mạng máy tính, các quá trình vận hành trên mạng máy tính, cơ sở hạ tầng mạng máy tính. Nhiệm vụ của TCM cũng giống như của tác chiến điện tử, tác chiến thông tin và một số hình thức tác chiến khác là gây trở ngại hoặc làm mất khả năng chỉ huy, phối hợp các lực lượng, điều khiển vũ khí, phá hủy vật lý cơ sở hạ tầng đảm bảo cho các khả năng đó của đối phương, trong khi bảo vệ các khả năng đó của quân mình.

Cán bộ Phòng Thí nghiệm trọng điểm về an toàn công nghệ thông tin (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) nghiên cứu giải pháp bảo đảm an toàn hệ thống máy tính. Ảnh: Xuân Giang.

Các nước có trình độ CNTT phát triển rất chú trọng hoạt động tác chiến mạng, bao gồm cả tấn công và phòng thủ. Tấn công mạng bao gồm tấn công bằng hỏa lực như sử dụng các vũ khí điều khiển chính xác phá hủy các trung tâm máy tính quan trọng, các nút mạng hoặc tấn công bằng các phương tiện xâm nhập về điện. Mục đích xâm nhập là để lấy trộm các số liệu của đối phương cho phép quân nhà có quyết định chính xác hơn, sửa đổi cơ sở dữ liệu của địch làm cho chúng có những quyết định sai lầm, làm cho mạng của địch bị treo không thể truy cập được. Các bên còn sử dụng vi-rút để tấn công mạng làm cho đối phương sử dụng không hiệu quả các phương tiện thông tin liên lạc và xử lý thông tin, làm chậm quá trình suy luận và ra quyết định của đối phương, có thể bí mật lập trình lại các máy tính của đối phương nhằm phá hỏng các quá trình mà các máy tính đó điều khiển. Như vậy, tấn công mạng máy tính là các hoạt động phá vỡ tổ chức thông tin, ngăn cản truy cập và cung cấp thông tin, làm suy giảm khả năng hay phá hủy thông tin lưu trong các máy tính và lưu trong các mạng máy tính, hoặc phá hoại chính các máy tính và các mạng máy tính.

Phòng thủ mạng là các hoạt động phát hiện các cuộc tấn công mạng, ngăn chặn các cuộc xâm nhập trái phép vào các tài nguyên mạng, bảo vệ thông tin, các cơ sở dữ liệu, bảo vệ các chương trình phần mềm chạy trên mạng, bảo vệ các thiết bị, cơ sở hạ tầng của mạng, khôi phục nhanh chóng hoạt động bình thường của mạng do ảnh hưởng của các đợt tấn công mạng từ phía địch. An ninh máy tính vừa là mục tiêu, vừa là một thành phần của phòng thủ mạng. An ninh thông tin là một loại hoạt động trong các hoạt động thông tin, bao gồm hai thành phần là an ninh thông tin liên lạc và an ninh máy tính. An ninh máy tính là các biện pháp, kiểm soát đảm bảo tính mật, tính toàn vẹn và khả năng xử lý, cất giữ bằng máy tính. Những biện pháp đó là các quy định, trình tự, các phương tiện phần cứng, phần mềm cần thiết để bảo vệ, phòng thủ hệ thống máy tính và thông tin trong hệ thống máy tính. Trong khi đó, an ninh thông tin liên lạc là các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn cản những kẻ không được phép khai thác thông tin từ các phương tiện viễn thông. An ninh thông tin liên lạc bảo đảm tính xác thực của mạng viễn thông, bao gồm an ninh mật mã, an ninh truyền tin, an ninh phát sóng và an ninh vật lý của các phương tiện và thông tin.

Tấn công và phòng thủ mạng máy tính được xem như là các phương thức đặc biệt tác động tới thông tin, hệ thống thông tin liên lạc và các quá trình dựa trên thông tin, nhờ đó mà mở rộng các đối tượng của tác chiến chỉ huy và điều khiển (C2W) nói riêng, tác chiến thông tin (IW) hay các hoạt động thông tin (IO) nói chung. Các nước có trình độ CNTT phát triển và đang phát triển đang khai thác tối đa các biện pháp công nghệ, nghiên cứu những thủ đoạn tác chiến mạng mới để giành quyền chủ động và làm chủ chiến trường. Vì vậy, tác chiến mạng thực sự trở thành một trong những thành phần của cuộc cách mạng quân sự hiện đại.

Đỗ Văn Trưởng

Lính Mỹ sẽ dùng smartphone Android khi xung trận

Quân đội Mỹ muốn mỗi người lính của họ mang theo một chiếc smartphone hệ điều hành Android khi tham trận, để nắm thông tin về tình huống chiến thuật và nhận lệnh chỉ huy.
Thiết bị liên lạc dùng cho quân đội Mỹ trên nền Android sẽ được sử dụng trong "Hệ thống chỉ huy liên trận" (Joint Battle Command-Platform, JBC-P) và có ký hiệu là JBC-P Handheld. Theo một số trang tin công nghệ như Wired, Cnet, đó là một chiếc smartphone.


Lính Mỹ sẽ được trang bị smarphone Android (Ảnh minh họa của Wired)

Với thiết bị này, binh lính Mỹ có thể nhận biết trên bản đồ vị trí của mình, vị trí của đối phương và các công trình, đối tượng, thành phần khác trong tình huống chiến thuật, và các thông tin này cũng lập tức được cung cấp cho các đơn vị tham gia chiến đấu khác.

Để chế tạo thiết bị, có một nền tảng phần mềm đặc biệt, gọi là Mobile/Handheld Computing Environment (CE), đảm bảo an toàn cho các ứng dụng và tương tác với các hệ thống điều khiển và chỉ huy khác. Từ tháng 7/2011, một bộ công cụ phát triển Mobile/Handheld CE sẽ đến tay các nhà phát triển bên ngoài.

Trong các ứng dụng cơ bản cho thiết bị có các phần mềm quân sự, sổ địa chỉ thông thường và gói ứng dụng văn phòng OpenOffice để xem tài liệu.

Hiện thời chưa rõ JBC-P Handheld sẽ được xây dựng trên nền tảng thiết bị cụ thể nào. Không loại trừ việc sử dụng một mẫu smartphone sản xuất hàng loạt trong một lớp vỏ chắc khỏe.

Hệ điều hành iPhone (iOS) cũng được quân đội Mỹ cân nhắc, nhưng họ nghiêng về Android do vấn đề chi phí và không muốn bị bó buộc vào một chiếc điện thoại cụ thể là iPhone.

Từ khóa: smartphone Android
Nguồn: Wired, IDG News Service Nga, 27/4/2011

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Hacker có thể cắt điện toàn nước Mỹ

Chính phủ Mỹ thừa nhận mạng lưới điện quốc gia có thể bị tổn hại trước các cuộc tấn công của những kẻ xâm nhập hệ thống điện trái phép qua mạng internet.

Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ, Janet Napolitano cho biết: “Chúng tôi thừa nhận sự phát triển “vũ bão” của công nghệ thông tin sẽ kéo theo nhiều hệ lụy và làm gia tăng nhiều nguy cơ tiềm tàng”.

Cuộc chiến “ngầm” về quân sự hoặc chính trị

Dẫn lời các quan chức Mỹ, tờ Wall Street Journal cho biết, gián điệp nước ngoài đứng đằng sau vụ việc xâm nhập bất hợp pháp vào hệ thống điều khiển mạng lưới điện quốc gia. Đến nay những kẻ xâm nhập không làm tổn hại gì đến mạng lưới điện, hay bất kỳ một cơ sở vật chất quan trọng nào; tuy nhiên, việc xâm nhập có thể gây tổn hại nghiêm trọng nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng, hay chiến tranh.

Việc phát hiện sự xâm nhập bất hợp pháp vào hệ thống điện của Mỹ dây lên lo ngại về việc nước này bị cắt điện mà... không được báo trước.

Eric Rosenbach, ĐH Harvard, nhận định: “Tôi nghĩ rằng, kẻ xâm nhập có hành động để khai thác được điểm yếu, điểm nhạy cảm của các quốc gia, các biện pháp được thực hiện rất “kín đáo”. Họ sẽ hành động khi xảy ra cuộc khủng hoảng mang tầm cỡ quốc tế”.

Trong khi đó, Tim Mather, chuyên gia an ninh điện tử cho biết, những động cơ ẩn sau các cuộc tấn công vào mạng lưới điện quốc gia của Mỹ là một phần của cuộc chiến “ngầm” về quân sự hoặc chính trị. “Những kẻ xâm nhập không hành động một cách ngẫu nhiên. Hoạt động này nằm trong một chiến lược cụ thể và chắc chắn là nó gắn với một kế hoạch lâu dài”, Mather nói.

Hệ thống truyền thông công nghiệp... lạc hậu

Trước tình hình đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama yêu cầu Chính phủ đưa ra một bản báo cáo về an ninh mạng. Ông Obamam cho rằng, Nhà Trắng đã không sâu sát trong việc quan tâm đúng mức tới các hoạt động an ninh mạng.

Còn chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa Hạ viện Mỹ, ông Bennie Thompson cho biết, ông sẽ đề nghị ban hành một đạo luật nhằm thắt chặt và khắc phục những điểm hạn chế trong hệ thống quản lý điện quốc gia. ông Thompson nói: “Mạng lưới điện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người dân và chúng ta không thể để hệ thống đó bị tấn công. Sự quản lý và giám sát của chúng ta đã và đang bộc lộ nhiều sơ hở về việc đảm bảo an ninh”.

Hệ thống giám sát vận hành mạng lưới điện của Mỹ bị quên đầu tư bảo mật.

Trong khi đó, Tập đoàn Điện Bắc Mỹ (NERC), đơn vị chịu trách nhiệm về an ninh cho mạng lưới điện quốc gia, lại không hề hay biết việc các cuộc tấn công qua mạng có thể gây mất điện.

Dan Kaminsky, chuyên gia phân tích an ninh mạng, đồng thời là Giám đốc thử nghiệm công nghệ thâm nhập cho các dịch vụ an ninh máy tính toàn diện (IOActive) nhận định, việc bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống SCADA (hệ thống giám sát sự vận hành của mạng lưới điện của Mỹ) đã không có tiến triển gì mới trong gần một thập kỷ. "Trong khi máy tính để bàn và Internet đã có những biện pháp ngăn ngừa sự tấn công gần 10 năm nay thì những giải pháp tương tự cho hệ thống SCADA vẫn giậm chân tại chỗ".

Ông Kaminsky cho rằng, dù lượng các vụ xâm nhập vào hệ thống SCADA tương đối ít nhưng đây vẫn là vấn đề lớn, vì việc mất quyền kiểm soát mạng lưới năng lượng tiềm ẩn những thiệt hại to lớn về kinh tế.

Tác chiến điện tử và chiến tranh thông tin của Quân đội Mỹ và đồng minh

Tác chiến thông tin – điện tử và chiến tranh thông tin
của Quân đội Mỹ và đồng minh

Tác chiến thông tin – điện tử và chiến tranh thông tin của Quân đội Mỹ và đồng minh được tiến hành trong mọi lĩnh vực và trên tất cả các hướng, tác động trước hết đến hệ thống chỉ huy.

Về lĩnh vực này, quân đội Mỹ và đồng minh luôn xác định, cuộc chiến trên sóng và trong lĩnh vực thông tin là vô hình và không cảm thấy về mặt tâm lý. Thực chất của tác chiến thông tin – điện tử là giáng các đòn tập kích hỏa lực và vô tuyến điện một cách có phối hợp và theo mục đích, nhiệm vụ, vị trí, thời gian xác định.

Mục đích của các đòn tập kích này là phá vỡ tổ chức hệ thống chỉ huy lực lượng và điều khiển vũ khí của đối phương, làm tê liệt hoạt động của hệ thống trinh sát, chống vô tuyến điện, phòng không, cũng như tiêu diệt những thành phần quan trọng nhất của các đơn vị trinh sát và hỏa lực đối phương.

Cuối cùng tác chiến thông tin điện tử không chỉ là giành ưu thế thông tin, mà cả ưu thế trong chỉ huy nói chung. Ưu thế này đạt được thông qua tiến hành các biện pháp bảo đảm hoạt động vững chắc của các hệ thống chỉ huy lực lượng và vũ khí, trinh sát và chống vô tuyến điện, cũng như bảo vệ các đơn vị, các mục tiêu của quân Mỹ và đồng minh.


Tác chiến điện tử ngày càng tỏ rõ vai trò then chốt
trong chiến tranh hiện đại.

Các mặt trong tác chiến điện tử

Bộ phận hợp thành của tác chiến thông tin điện tử là tác chiến vô tuyến điện, bao gồm chế áp vô tuyến điện, bảo đảm thông tin vô tuyến và bảo vệ vô tuyến điện.

Về mặt kỹ thuật, tác chiến vô tuyến điện là tác động bức xạ điện từ và các dạng năng lượng định hướng khác đối với các phương tiện vô tuyến điện, binh lính và các cơ quan chỉ huy, kỹ thuật chiến đấu, các mục tiêu quân sự, vũ khí và mạng máy tính của đối phương.

Về mặt chiến thuật, tác chiến vô tuyến điện bao gồm tổ chức bảo vệ vô tuyến điện và bảo đảm vô tuyến điện cho các hoạt động chiến đấu .


Nếu được phát huy hiệu quả, hệ thống tác chiến điện tử
sẽ vô hiệu hóa sự phản kháng của đối phương.

Trong tổ chức chống vô tuyến điện, những năm gần đây Quân đội Mỹ và đồng minh không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng các phương tiện vô tuyến điện, tiếp tục trang bị các loại thiết bị vô tuyến điện có chức năng khác nhau.

Bên cạnh triển vọng, sự phát triển này bộ lộ các mặt hạn chế là làm tăng gánh nặng bảo đảm điều kiện dung hợp điện từ; số kênh liên lạc trùng lắp tăng lên, gây phức tạp đáng kể cho việc chế áp đài vô tuyến điện. Bên cạnh đó, hệ thống chỉ huy lực lượng và điều khiển vũ khí biểu lộ nhiều khả năng dễ bị tổn thương và dễ bị phát hiện.

Mối quan hệ của tác chiến điện tử trong chiến tranh hiện đại

Trong tác chiến điện tử, Mỹ và đồng minh đề cao việc sử dụng các đơn vị bộ binh cơ giới và xe tăng, vì các đơn vị này đóng vai trò khá quan trọng trong việc loại khỏi vòng chiến đấu các đài chỉ huy của đối phương. Hoạt động trong thành phần các nhóm trinh sát tuyến trước, vu hồi, đột kích, các đơn vị này có thể thâm nhập vào sâu trong hậu phương đối phương, thực hiện tập kích vào các đầu mối liên lạc, tổ chức phục kích, cắt đứt các đường dây liên lạc hữu tuyến, tiêu diệt các trạm radar.

Trong cuộc chiến tại Iraq, Quân đội Mỹ và đồng minh đã triển khai mạnh các hoạt động tác chiến thông tin điện tử. Trong đó đã thực hiện sự tác động thông tin cực mạnh đối với Quân đội Iraq và người dân Mỹ thông qua việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng nhằm chế áp tâm lý và tung hỏa mù.

Bằng việc tiến hành các chiến dịch vô tuyến điện, các hoạt động tổng lực và toàn diện về tư tưởng, tuyên truyền cũng được tăng cường. Ngay trước khi tiến hành các hoạt động quân sự, Quân đội Mỹ đã triển khai các lực lượng và phương tiện chống vô tuyến điện cả trên không, trên bộ và trên biển thông qua các máy bay chống vô tuyến điện thế hệ mới như EC-130H, EA-6B, bảo đảm chế áp các radar phòng không trong nằm sâu trong lãnh thổ Iraq. Các thiết bị tác chiến điện tử đã và đang được quân đội Mỹ hiện đại hóa về khả năng, gần đây nhất là thế hệ máy bay EA-18G Growler được ra đời.


Máy bay chiến thuật chống vô tuyến điện EC-130H.

Chiến thuật hỗ trợ tác chiến điện tử

Để đảm bảo cho việc chống lại sự tấn công vô tuyến điện của đối phương, Quân đội Mỹ và đồng minh, cũng như một số quốc gia khác đã thực hiện nhiều các biện pháp kỹ thuật và chiến thuật.

Trong đó, có việc sử dụng các đơn vị bộ binh cơ giới và xe tăng được ngụy trang tỷ mỉ; các trận địa, vị trí và kỹ thuật quân sự, các mục tiêu giả, kết hợp điều kiện địa hình nhằm chống lại có hiệu quả các phương tiện trinh sát quang học, radar và hồng ngoại, làm giảm xác suất bị phát hiện. Bên cạnh đó, biện pháp sơn ngụy trang các phương tiện vô tuyến điện và kỹ thuật liên lạc sẽ tránh được sự phát hiện bằng mắt thường và quang học.

Trong đối kháng thông tin, Quân đội Mỹ và đồng minh đã sử dụng các biện pháp tạo ra các màn radio khác nhau, thực hiện phong tỏa radar, tạo nhiễu vô tuyến điện chủ động và thụ động, sử dụng các phương tiện trinh sát vô tuyến và trinh sát kỹ thuật vô tuyến và chế áp vô tuyến điện khá linh động.


Quân đội Czech triển khai một đơn vị tác chiến điện tử.

Trong nghiên cứu và phát triển các thiết bị tác chiến điện tử, Mỹ và đồng minh đã đặc biệt coi trọng tới việc liên tục cải tiến khả năng của các hệ thống cảm biến điện tử hiện đại lắp đặt trên các máy bay tác chiến điện tử, do đó có thể theo dõi, phát hiện, xác định và vô hiệu hóa các hệ thống theo dõi điện tử của đối phương trên nguyên tắc thực thi bảo đảm khả năng tự bảo vệ bằng gây nhiễu sóng điện tử; thực hiện chế áp điện tử đối với các thiết bị trinh sát của đối phương và hỗ trợ các máy bay cùng thực hiện nhiệm vụ.

Trong chiến đấu, các máy bay tác chiến điện tử đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ phát hiện sớm và cảnh giới các hệ thống theo dõi, đánh lừa các hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống điều khiển bắn tên lửa và pháo phòng không của đối phương.

Máy bay tác chiến điện tử cũng có thể gây nhiễu, làm sai lệch thông tin và làm tê liệt khả năng tác chiến của hệ thống phòng không đối phương; chúng thường đi cùng các máy bay chiến đấu thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt hệ thống phòng không của đối phương bằng các tên lửa chống bức xạ (SEAD) và chỉ điểm trận địa phòng không cho các máy bay chiến đấu.

Máy bay tác chiến điện tử EA-18G tối tân nhất thử lửa tại Libya

Trong chiến dịch không kích Libya, Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay tác chiến điện tử tối tân nhất EA-18G Growler.

Phần nhiều là nhờ Growler mà không một máy bay nào của Mỹ, Anh và Pháp bị phòng không Libya bắn hạ.

Máy bay tác chiến điện tử thế hệ mới EA-18G Growler của Mỹ

Phó đô đốc Bill Gortney thông báo với báo chí rằng, các máy bay EA-18G Growler của hãng Boeing tham gia “yểm trợ điện tử” cho chiến dịch ở Libya.

Đây là lần tham chiến đầu tiên của loại máy bay thay thế cho máy bay tác chiến điện tử trên hạm kỳ cựu EA-6B Prowler khét tiếng trong chiến tranh ở Việt Nam. Ông Gortney nhấn mạnh rằng, Growler không chỉ đã khắc chế được các tên lửa đất-đối-không của Libya mà còn giúp cho quân nổi dậy đẩy lùi cuộc tấn công của quân chính phủ Libya.

Theo ông Gortney, các đòn không kích của máy bay Pháp, Anh và Mỹ (trong đó có máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng Harrier của Thủy quân lục chiến Mỹ) đã chặn được bước tiến của quân chính phủ Libya ở cách thành phố Benghazi 16 km về phía Nam. Thành công này có được phần nhiều là nhờ sự chi viện của máy bay tác chiến điện tử tối tân nhất của Mỹ Growler.

EA-18G Growler đã chế áp hiệu quả các kênh liên lạc của quân chính phủ và làm tê liệt các hệ thống tên lửa phòng không khá hiện đại Crotale và Osa còn sống sót sau các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk. Ý định để lại EA-18G trên không phận Libya để ngăn ngừa phòng không nước này bắn tên lửa vào máy bay liên quân cho thấy vai trò to lớn của Growler.

EA-18G Growler có khả năng làm tê liệt hoàn toàn phòng không
và thông tin liên lạc của đối phương

Máy bay tiêm kích F/A-18 Super Hornet đầu tiên được cải tạo thành máy bay tác chiến điện tử Growler vào năm 2007. Cùng năm đó, Hải quân Mỹ đã đẩy nhanh việc sản xuất máy bay tác chiến điện tử thế hệ mới và dự định bổ sung cho chúng những khả năng đặc biệt, ví dụ khả năng lây nhiễm virus máy tính vào các mạng chỉ huy/điều khiển của quân đội đối phương.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Đội ngũ bảo vệ trẻ trên Internet

Theo giới chuyên viên, trên mạng Internet Nga ước tính có tới 10 triệu người dùng mạng ở độ tuổi dưới 14. Trung bình trẻ em Nga ngồi Internet 23 tiếng trong tuần, cứ 3 học sinh thì có 1 trường hợp va chạm với sản phẩm khiêu dâm trên mạng. Việc bảo vệ trường độc giả nhỏ tuổi trước những nội dung tiêu cực đã trở thành vấn đề thảo luận nóng hổi tại Diễn đàn Internet và trẻ em, vừa diễn ra ở Matxcơva.

Cuộc thăm dò ý kiến mới đây cho biết, gần một nửa người dùng mạng trẻ tuổi có bạn bè trực tuyến mà các em không bao giờ gặp ngoài đời. Trẻ chia sẻ thông tin cá nhân của mình, là những tin tức có thể bị lợi dụng hay dùng vào mục đích tội phạm. Chỉ 40% trẻ dậy thì sử dụng cài đặt an toàn trong các mạng xã hội để giới hạn truy cập. Số còn lại dễ dàng tiết lộ thông tin cá nhân và tham gia tiếp xúc với đối tượng lạ. Sự cả tin và vô tư như vậy có khả năng dẫn tới những hậu quả bi đát.

Không chỉ riêng phụ huynh có trách nhiệm dạy dỗ con cái biết thận trọng. Giờ đây, Hội Internet an toàn mới được thành lập cách đây không lâu ở Nga cũng thực hiện công việc này. Đây là tổ chức thống nhất xã hội với thành viên là các nhà cung cấp Internet, đại diện các hãng dịch vụ viễn thông và chuyên viên về an toàn thông tin, những người sẽ theo dõi các nội dung nguy hiểm trên Mạng. Bộ Nội vụ và Cơ quan an ninh Liên bang sẽ hợp tác với Hội. Theo tín hiệu báo động từ phía an ninh, Hội sẽ sẵn sàng đóng cửa trang điện tử có khả năng gây hại cho trẻ. Ý tưởng chính của tổ chức là cộng đồng chuyên nghiệp phải tự mình điều chỉnh.

Bộ trưởng Liên lạc và thông tin đại chúng Igor Shegolev cho biết: “Có những giải pháp rất nghiêm khắc, đề nghị hạn chế, kiểm trực tiếp, cũng như mô hình cho phép giải quyết những vấn đề này trên cơ sở tự giác tổ chức xã hội. Sáng kiến thành lập Hội Internet an toàn nhằm đi theo chính hướng thứ hai. Đó là đoàn kết cộng đồng, phụ huynh và tất cả những ai không bàng quan với chủ đề này, để tìm kiếm giải pháp, phương hướng không nhằm hạn chế mà giáo dục, tự nguyện, để xuất hiện khu vực an toàn cho trẻ em trên Internet ”.

Trong vòng một năm Hội Internet an toàn sẽ hình thành các đội tự nguyện, chuyên theo dõi và tiêu diệt những nội dung tiêu cực. Đây là hệ thống thống nhất đầu tiên ở Nga về trao đổi thông tin giữa các cơ quan an ninh, tổ chức chính phủ và phi chính phủ.

Theo Báo nước Nga

Anonymous (ẩn danh) công khai 90.000 tài khoản quân đội Mỹ

Trong một hành động mới nhất của chiến dịch AntiSec, nhóm hacker đình đám này đã tiết lộ thông tin của 90.000 tài khoản email do Booz Allen Hamilton, một hãng tư vấn nổi tiếng của Mỹ chuyên phục vụ cho Lầu Năm góc. Trong ê-kip lãnh đạo của Hamilton hiện có 3 người là cựu Giám đốc Tổ chức Tình báo Quốc gia và một cựu Giám đốc của CIA.


Điều này đồng nghĩa với việc trong các máy chủ của Booz Allen Hamilton chắc chắn có chứa rất nhiều thông tin mật của quân đội Mỹ, và hành động này của Anonymous giống như một lời tuyên cáo rằng nhóm này đã hack được vào hệ thống đó.

Dưới tên gọi "Ngày thứ Hai rò rỉ của quân đội", vụ tấn công đã hé lộ 90.000 thông tin đăng nhập của các quân nhân thuộc nhiều bộ phận khác nhau trong quân đội, từ thủy quân, nhiều cơ sở khác nhau của không quân, Bộ Quốc phòng, các nhân viên của Bộ Nội vụ và một số nhà thầu tư nhân có quan hệ làm ăn với quân đội. Anonymous cũng "đủ tử tế" để tiết lộ 4 GB mã nguồn từ máy chủ của Booz Allen. Một phần lý do của vụ tấn công nhằm vào Booz Allen, theo Anonymous, là vì nhóm này có hứng thú với sự phức tạp và tinh vi của chương trình theo dõi khuôn mặt SWIFT mà Booz Allen sử dụng trong khâu bảo mật - xác thực.

Bên cạnh các thông tin email, Anonymous cũng úp mở về những thông tin khác mà nhóm tìm thấy trong quá trình sục sạo máy chủ của Booz Allen, đủ để nhà chức trách Mỹ phải "toát mồ hôi hột", đại loại như, "Chúng tôi đã tìm thấy một số dữ liệu có liên quan trên các máy chủ khác. Nếu thấy thông tin gì thú vị, chúng tôi sẽ cập nhật ngay"; hoặc "Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng tôi đã tìm thấy bản đồ và chìa khóa của rất nhiều rương kho báu khác nhau, trên hòn đảo của các cơ quan - văn phòng chính phủ, các nhà thầu liên bang và những công ty tự nhận là mũ trắng. Những tài liệu này chắc chắn sẽ giúp bạn bè mũ đen của chúng tôi bận rộn suốt thời gian tới".

Chúng ta sẽ phải chờ thêm để biết những "bí mật quốc phòng" mà nhóm đã giành được - nếu đúng thế thật - có mức độ tới đâu. Nhưng dù mức độ tấn công của Anonymous có ở mức nào đi chăng nữa, đây cũng là một cái tát muối mặt nhằm vào Booz Allen, một công ty chuyên phục vụ Bộ Quốc phòng để bảo đảm an ninh cho nước Mỹ. Một công ty mà hệ thống máy chủ, theo lời mô tả của Anonymous, "về cơ bản chẳng triển khai bất cứ biện pháp bảo mật nào".

Hiện phía Booz Allen và quân đội Mỹ chưa đưa ra bất cứ lời bình luận nào về vụ việc này.

Trọng Cầm (Theo vietnamnet)

Bắc Kinh thừa nhận triển khai quân đội mạng

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 25/5 cho biết, việc triển khai "quân đội xanh trên internet" là nhằm tăng cường khả năng phòng vệ của quân đội giải phóng nhân dân (PLA).


Đưa đội quân xanh vào hoạt động là do nhu cầu của quân đội và việc tăng khả năng bảo đảm an toàn internet là vấn đề quan trọng trong chương trình huấn luyện quân đội, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Geng Yansheng nói.

Thuật ngữ "quân đội xanh hay quân xanh" được dùng để đề cập tới quân thù trong các cuộc diễn tập của quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Tuyên bố của ông Geng được đưa ra nhằm đáp lại những câu hỏi trong một cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng tại Bắc Kinh về việc liệu "đội quân xanh trên internet" có phải là đội quân chuyên tấn công hệ thống mạng của những nước khác không.

Trước đó, nhật báo của PLA đưa tin, bộ chỉ huy của quân đội tại Quảng Châu đã đầu tư hàng chục triệu nhân dân tệ để thành lập một đội quân chuyên về internet.

Ông Geng nói, an ninh internet đã trở thành một mối lo ngại quốc tế do nó không chỉ ảnh hưởng tới xã hội mà còn tác động tới quân đội. Và rằng, Trung Quốc còn yếu trong lĩnh vực bảo đảm an ninh mạng, và vẫn là nạn nhân của các cuộc tấn công trên Internet.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Defacements Thống kê năm 2010: Gần 1,5 triệu trang web bị tẩy xóa, những gì đang xảy ra?

2011/06/01
Năm ngoái, Zone-H lưu trữ một con số kỷ lục buồn, chúng tôi lưu trữ 1. 419 203 trang web. Defacements.
Tại sao và làm thế nào điều này xảy ra?
Nếu bạn đang tìm kiếm ở trên các số liệu thống kê, mọi thứ vẫn như cũ: tập tin bao gồm, tiêm sql, tấn công WebDAV và sai cổ phiếu vẫn còn ở các cấp bậc trên của phương pháp tấn công được sử dụng bởi các defacers để được truy cập đầu tiên vào máy chủ. Là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số liệu thống kê chúng ta xem xét thực tế là năm ngoái đã mang lại một số lượng rất cao của các địa phương khai thác hạt nhân linux.

Từ nhiều năm trước đây, Linux trở thành hệ điều hành được sử dụng nhất cho máy chủ web và tất nhiên là mục tiêu ưa thích cho các defacers. Năm ngoái, chúng tôi lưu trữ 1. 126 987 cuộc tấn công chống lại các trang web chạy trên các hệ thống Linux . Khai thác sử dụng nhiều nhất bởi defacers là CVE-2010 - 3301 ,
đã được cố định trong năm 2007 và đã được giới thiệu lại một cách bí ẩn trong năm 2008, trong một đống lớn của các phiên bản hạt nhân x 86 _ 64 .

Nhưng nên máy chủ Linux out-of-lý do duy nhất của số tiền này rất lớn của defacements?
Có và không.

Chúng tôi đã nói về khai thác hạt nhân địa phương, nhưng vấn đề đầu tiên trong mã trang web. Ví dụ, chúng tôi nhận được quá nhiều defacements duy nhất do một lỗ hổng tải lên từ xa osCommerce CMS, cho phép defacers để tải lên bất cứ điều đến thư mục CMS mà không cần kiểm tra chứng chỉ thích hợp. Khi lỗ hổng này đã trở thành công, các nhà phát triển đã có quá nhiều thời gian để sửa chữa nó, nhưng việc sửa chữa xuất hiện vài tháng sau đó. Đáng tiếc.
Năm này qua năm khác, các nhà phát triển vẫn còn mã hóa bằng cách không an toàn, giữ tấn bao gồm tập tin từ xa và địa phương tiêm SQL, rằng những kẻ tấn công sử dụng như là bước đầu tiên để đạt được truy cập vào hệ điều hành máy chủ.
Sau đó, một vấn đề khác với hệ thống ra-của-ngày là các phiên bản hạt nhân cũ cũng chỉ ra rằng một gói (đôi khi cũng sai) bằng cách thực hiện sự leo thang đặc quyền cho các dịch vụ / người dùng truy cập.
Nhưng chúng ta không nên chỉ nói về các máy chủ Linux, các máy chủ Windows cũng trong số liệu thống kê, (không) đáng ngạc nhiên vẫn bị hack bởi các lỗ hổng tương tự như trong năm 2000 và đầu năm . Mỗi năm chúng tôi cũng ghi nhận một số lượng lớn của WebDAV và các cuộc tấn công sai cổ phiếu. Đối với WebDAV có các bản cập nhật, cổ phần, các quản trị viên chỉ cần bỏ tay vào nó và cập nhật và / hoặc thay đổi cấu hình.

Từ những kết quả một kết quả là rõ ràng - các đội phát triển và quản trị viên máy chủ web mã vẫn còn sống trong hai thế giới riêng biệt. Và nếu có điều gì là không làm việc đúng cách, câu trả lời của họ là điều này rất có thể là lỗi của phía bên kia. Trong khi tiếp tục "chiến đấu" này, tính hủy hoại vẫn lớn lên.
Nếu bạn có bất kỳ ý kiến, gửi cho họ vào khu h. org

Cuộc tấn công của tháng

Năm 2010
Jan 53. 915
Tháng hai 57. 867
Mar 73. 712
Tháng Tư 95. 078
Có thể 83. 182
Tháng sáu 81. 865
Tháng Bảy 87. 364
Tháng Tám 63. 367
Tháng Chín 185. 741
Tháng Mười 194. 692
Tháng mười một 258. 355
Tháng mười hai 184. 064


Tấn công đặc biệt theo tháng Năm 2010
Jan 891
Tháng hai 1. 851
Mar 1. 228
Tháng Tư 1. 361
Có thể 1. 693
Tháng sáu 1. 711
Tháng Bảy 1. 198
Tháng Tám 1. 411
Tháng Chín 1. 265
Tháng Mười 1. 463
Tháng mười một 1. 227
Tháng mười hai 1. 576
Tổng số 16. 875


Các cuộc tấn công duy nhất bởi tháng Năm 2010
Jan 10. 332
Tháng hai 10. 936
Mar 11. 908
Tháng Tư 14. 333
Có thể 12. 496
Tháng sáu 15. 352
Tháng Bảy 13. 762
Tháng Tám 13. 449
Tháng Chín 16. 559
Tháng Mười 13. 366
Tháng mười một 32. 829
Tháng mười hai 24. 316
Tổng số 189. 638


Thánh Lễ tấn công theo tháng Năm 2010
Jan 43. 583
Tháng hai 46. ​​931
Mar 61. 804
Tháng Tư 80. 745
Có thể 70. 686
Tháng sáu 66. 513
Tháng Bảy 73. 602
Tháng Tám 49. 918
Tháng Chín 169. 182
Tháng Mười 181. 326
Tháng mười một 225. 526
Tháng mười hai 159. 748
Tổng số 1. 229. 564


Tác hệ thống Năm 2010
Linux 1. 126. 987
Windows 2003 197. 822
FreeBSD 46. ​​992
Win 2008 15. 083
F 5 Big-IP * 14. 000
Không biết 7. 840
Win 2000 6. 097
Solaris 9 / 10 2. 373
MacOSX 1. 038
Citrix NetScaler * 232
Win NT 9 x 221
Win XP 196
NetBSDOpenBSD 99
HP-UX 73
IRIX 47
SCO UNIX 22
Unix 15
SolarisSunOS 13
BSDOS 12
Solaris 8 11
OpenBSD 8
Compaq Trứ 64 5
Compaq Hệ điều hành 2 5
Hệ điều hành 390 3
Hệ điều hành MacOS 3
AIX 3
NovellNetware 1
AS / 400 1


Máy chủ web bị xóa sửa Năm 2010
Apache 1. 095. 982
IIS / 6. 0 195. 154
nginx 40. 640
LiteSpeed 37. 795
Zeus 14. 111
Không biết 10. 763
IIS / 7. 0 10. 433
IIS / 5. 0 6. 109
IIS / 7 5. 4. 002
NOYB * 2. 083
lighttpd 733
YTS * 306
IdeaWebServer 305
IIS / 5. 1 196
IIS / 4. 0 141
WebSitePro 59
Microsoft-HTTPAPI 52
Rapidsite 51
IBM HTTP Server 38
SunONE WebServer 37
* ConcentricHost-Ashurbanipal 21
Squid 21
Cherokee 20
Zope 15
DinaHTTPd máy chủ 13
Resin 11
SilverStream máy chủ 10
Sun-Java-Hệ thống-Web-Server / 7. 0 10
mở rộng máy chủ ứng dụng 10
Netscape Enterprise 9
DataPalm 6
Allegro-Phần mềm-RomPager 6
IceWarp 5
AOL máy chủ 5
Abyss * 3
Sun Java System Application Server 9 1 _ 02. 3
HP-ChaiServer 3
GHS * 2
Jetty * 2
GWS * 2
Hệ thống Sun Java Web Server 6. 1 2
Roxen * 1
Caudium * 1
Squeegit 1
Dây cột ngựa 1
Phần mềm cổng Net 1. 1 1
NetWare-Doanh nghiệp-Web-Server 1
4 D_ WebSTAR_ S 1
OmniHTTPd 1
SAMBAR 1
Oracle AS 1


Tấn công Phương pháp Năm 2010
Tập tin Bao gồm 634. 620
Tấn công chống lại các quản trị viên / người dùng (mật khẩu đánh cắp / đánh hơi) 220. 521
Khác ứng dụng web lỗi 124. 878
SQL Injection 98. 250
Không có 91. 402
Được biết đến lỗ hổng (tức là hệ thống chưa được vá) 42. 849
Không được tiết lộ (mới) dễ bị tổn thương 25. 552
Máy chủ xâm nhập khác 19. 528
Web server xâm nhập 18. 976
FTP server xâm nhập 15. 619
SSH Server xâm nhập 15. 214
Cấu hình / quản trị. sai lầm 13. 901
URL Ngộ độc 13. 191
Bảng điều khiển truy cập quản trị từ xa thông qua bruteforcing 12. 132
Brute lực lượng tấn công 10. 145
Cổ phiếu sai 9. 530
RPC server xâm nhập 7. 911
Telnet Server xâm nhập 7. 530
Mô-đun bên ngoài xâm nhập Web Server 7. 368
Mail Server xâm nhập 6. 260
xã hội kỹ thuật 4. 776
DNS tấn công thông qua độc bộ nhớ cache 3. 689
DNS tấn công thông qua kỹ thuật xã hội 2. 878
Tái định tuyến sau khi tấn công Firewall 2. 550
Tái định tuyến sau khi tấn công Router 2. 458
Dịch vụ từ xa mật khẩu bruteforce 1. 987
Dịch vụ đoán mật khẩu từ xa 1. 917
Truy cập thông tin thông qua Man Trong cuộc tấn công Trung 1. 752
Bảng điều khiển truy cập quản trị từ xa thông qua kỹ thuật xã hội 992
Bảng điều khiển quản trị từ xa truy cập thông qua đoán mật khẩu 849


Tấn công Lý do Năm 2010
Heh ... chỉ để cho vui! 829. 975
Tôi chỉ muốn là defacer tốt nhất 289. 630
Không có 94. 017
Lòng yêu nước 58. 970
Chính trị lý do 57. 083
Trả thù trang web đó 45. 093
Là một thách thức 44. 457


Linux X Windows

Năm Tổng số defacements Linux (tất cả distro) Tổng số defacements Windows (mọi phiên bản)
2000 931 2. 587
2001 4. 080 13. 549
2002 22. 693 43. 441
2003 191. 720 58. 571
2004 247. 113 119. 402
2005 276. 294 179. 945
2006 446. 039 258. 129
2007 305. 968 139. 427
2008 352. 449 141. 061
2009 378. 728 143. 151
2010 1. 126. 987 219. 419
Tổng số 3. 076. 889 1. 318. 682

Bạn có thể xem các số liệu thống kê mới nhất tại trang này www http:// khu vực - h org / số liệu thống kê.

Chú thích:
H - Trang chủ hủy hoại
M - Thánh Lễ hủy hoại (kích vào để xem tất cả các defacements của IP này)
R - Redefacement (kích vào để xem tất cả các defacements của trang web này)
*- Hủy hoại (defacements đặc biệt các trang web quan trọng)

Nguồn Google dich từ Zone-H

Mỹ - Trung quốc chạy đua vũ trang trên mạng Internet

Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa thừa nhận thành lập một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ nhằm đối phó với các cuộc tấn công trên mạng Internet. Trong khi đó, Bộ tư lệnh đặc trách An ninh mạng của Mỹ đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2010.

Được coi là nòng cốt trong đội ngũ an ninh mạng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), lực lượng đặc biệt Cyber Blue Team gồm 30 chuyên gia xuất sắc, tuyển chọn từ nhiều nguồn trong và ngoài quân đội, đặt dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh quân khu Quảng Đông.

Kẻ tám lạng, người nửa cân

Mặc dù mới được tiết lộ cuối tuần trước, song trên thực tế, Cyber Blue Team đã chính thức tồn tại khoảng 2 năm nay, và kế hoạch về lực lượng này đã được PLA bàn thảo từ hơn 1 thập kỉ.

Hàng chữ “Chiến tranh không gian mạng – Cyber War” nhấp nháy trên màn hình tại một hội nghị an ninh mạng do Mỹ tổ chức Ảnh: AFP/ Physorg.

Hàng chục triệu nhân dân tệ (tương đương với hàng triệu đô la Mỹ) đã được đầu tư cho Cyber Blue Team, dù theo người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì đây chỉ là “một chương trình tạm thời, nhằm cải thiện khả năng phòng vệ của Trung Quốc” trước các âm mưu trên mạng.

Về phía Mỹ, cũng với lí do phòng vệ, tháng 6/2010, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố thành lập Bộ tư lệnh đặc trách an ninh mạng (USCYBERCOM), và đến tháng 10, cơ quan này bắt đầu hoạt động. Ngân sách cho năm đầu của USCYBERCOM là 120 triệu đô la Mỹ.

Với khoảng 1.000 nhân viên dân sự và quân sự, cơ quan này được giao 3 nhiệm vụ chính là bảo vệ mạng lưới thông tin quốc phòng, thực hiện các chiến dịch trên mạng theo lệnh và sẵn sàng bảo vệ quyền tự do của nước Mỹ trong các hoạt động trên không gian mạng. Nền tảng của USCYBERCOM là các đơn vị đặc trách an ninh mạng của các quân chủng Hải, Lục, Không quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.

Đối đầu trên chiến trường ảo

Một trong những lí do dẫn đến sự ra đời của Bộ tư lệnh đặc trách an ninh mạng Mỹ là mối lo ngại ngày càng gia tăng trước các hoạt động tình báo và tội phạm mạng mà theo phía Mỹ là mang nhiều hơi hướng Trung Quốc. Báo cáo của tướng Keith B. Alexander, tư lệnh USCYBERCOM gửi Ủy ban Quân sự Hạ Viện Mỹ tháng 5/2010 có đoạn viết “Trung Quốc được xem là nguồn gốc của rất nhiều cuộc tấn công vào hạ tầng của phương Tây, mà vừa mới đây là lưới điện của Mỹ. Nếu đó được xác định là hoạt động tấn công có tổ chức thì tôi muốn giải quyết chúng từ tận gốc”.

Báo cáo thường niên đánh giá tình hình phát triển an ninh quốc phòng Trung Quốc năm 2010 do Bộ Quốc phòng Mỹ trình Quốc hội cho biết “PLA đã thành lập các đơn vị chiến tranh thông tin nhằm phát triển virus tấn công mạng và hệ thống máy tính đối phương”.

Theo cáo buộc của Mỹ, tình báo mạng Trung Quốc đã lợi dụng lỗ hổng bảo mật trên các website, gửi email đính kèm phần mềm độc hại để theo dõi hoạt động của người dùng internet, đánh cắp các file thông tin quan trọng, đọc trộm nội dung thư, đồng thời dùng rootkit để xóa dấu vết, khiến nạn nhân không biết là dữ liệu của họ đã bị xâm phạm. Đối tượng bị tấn công bao gồm cả các mục tiêu quân sự cũng như thương mại, đặc biệt là trong những lĩnh vực mà Trung Quốc tụt hậu so với Mỹ.

Báo cáo do Ủy ban An ninh và Kinh tế Trung-Mỹ công bố tháng 11/2008 cho biết, trong năm 2007, 10 nhà thầu quốc phòng lớn nhất tại Mỹ, trong đó có Raytheon, Lockheed Martin, Northrop Grumman đã trở thành nạn nhân của tình báo mạng. Tháng 1/2010, hơn 30 công ty lớn của Mỹ, phần lớn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao đã bị hacker Trung Quốc tấn công.

Một số chuyên gia hàng đầu về an ninh mạng của Mỹ, trong đó có John Michael McConnell, cựu giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia cho rằng, nếu nước này không có các bước đi thích hợp thì họ có thể thua trong cuộc chiến tranh mạng với Trung Quốc.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc lại cho rằng, chính họ mới là nạn nhân lớn nhất của hoạt động tấn công trên mạng. Zhou Yonglin, một lãnh đạo của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Mạng máy tính quốc gia Trung Quốc cáo buộc hacker Mỹ là thủ phạm gây ra 16,1% các cuộc tấn công bằng trojan nhằm vào các địa chỉ IP Trung Quốc trong năm 2009.

Còn theo Meng Xiangqing, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc thì việc Mỹ thành lập Bộ tư lệnh đặc trách an ninh mạng có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang trên Internet.

Theo Đất Việt - thông tin Công Nghệ

Xin thành lập Bộ Tư lệnh phòng vệ điện tử và an ninh mạng

Đó là thông tin do Thiếu tướng Nguyễn Viết Thế - Cục trưởng Cục Tin học nghiệp vụ (Bộ Công an) cho biết tại buổi tọa đàm về bảo đảm an toàn cho các cổng thông tin điện tử ngày 6.7.2011

Theo ông Nguyễn Viết Thế, Việt Nam không thể xem thường và cần tính đến những phương án về chiến tranh mạng, nếu xẩy ra. Chính vì thế, các cơ quan chức năng như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ TT-TT cần xem xét, nghiên cứu thành lập một cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề này, với thẩm quyền cao hơn VNCERT hiện nay. Hiện nay Bộ Công an đang nghiên cứu xin phép Chính phủ thành lập Bộ Tư lệnh phòng vệ điện tử và an ninh mạng.

Gần đây, các cuộc tấn công nhằm vào website “nội” của hacker dù không dùng chiêu thức mới so với những năm trước, thế nhưng đến nay vẫn khiến cho các website điêu đứng. Nguyên nhân là do vẫn chưa được đầu tư về nhân lực, kinh phí để được bảo vệ một cách tốt nhất. Đó là sự yếu kém trong quản trị website, không thường xuyên kiểm soát lỗ hổng, khoán trắng vấn đề bảo đảm an toàn thông tin cho nơi đặt website, ít quan tâm đến các cảnh báo an ninh của các tổ chức, cơ quan chức năng.

Ông Nguyễn Viết Thế cũng cảnh báo, hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại một loại sâu máy tính rất nguy hiểm, chưa thể xác định được cụ thể. Không giống các loại virus máy tính thông thường, loại virus này gần như thoát khỏi mọi sự kiểm tra của những phần mềm diệt virus hiện nay, tồn tại trong máy tính, hoặc các ổ USB. Khi máy tính hoạt động, phần mềm này tự động gửi tất cả những tài liệu trong máy tính ra một địa chỉ IP ở nước ngoài. Đây là một nguy cơ rất lớn trong việc bị mất các tài liệu, nhất là những tại liệu mật, nhạy cảm của những cơ quan Đảng và Nhà nước.

H.M.A nguồn báo Lao động