Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Lầu Năm Góc khẳng định Hoa Kỳ sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á

Đến năm 2020 Hoa Kỳ sẽ đưa 60% lực lượng hải quân đến Thái Bình Dương, báo Mỹ "Stars and Stripes" đưa tin, dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta. Theo ông, liên quan với việc giảm ngân sách quân sự Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng cắt giảm số binh sĩ quân đội từ 570 ngàn đến 490 ngàn, lực lượng Thủy quân lục chiến sẽ được giảm xuống còn 182 nghìn người. Đồng thời, Washington muốn bố trí tại Nhật Bản các căn cứ tấn công mới của lực lượng Không quân Hoa Kỳ. Người Mỹ sẽ để triển khai tại các căn cứ Nhật Bản máy bay chiến đấu mới F-22 và MV-22 Osprey. Năm 2017, tại căn cứ ở Iwakuni sẽ bố trí máy bay tấn công F-35. Chiến lược quân sự mới của Mỹ cũng có ý định đầu tư vào sự phát triển công nghệ chiến tranh mạng. Ngoài ra, Lầu Năm Góc sẽ tăng số lượng các lực lượng đặc biệt đến 72 nghìn người.

Theo TNN Nga

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Syria: Damascus bị mất Internet và liên lạc di động

Ở Syria đang diễn ra việc tắt máy các phương tiện thông tin liên lạc qui mô nhất, tính từ khi bắt đầu cuộc đối đầu của chính phủ với phe đối lập cách đây 20 tháng.
Trong nước không có Internet, liên lạc bằng di động không làm việc ở Damascus và một số khu vực trung tâm.
Phe đối lập tuyên bố đây là việc làm của lực lượng chính phủ nhằm cắt đứt thông tin liên lạc, trong khi nhà chức trách khẳng định đó là kết quả của sự phá hoại.
Do giao tranh gay gắt tại các vùng lân cận của Damascus, đường dẫn đến sân bay thủ đô bị phong tỏa và một số chuyến bay bị hủy bỏ.
Phe đối lập vũ trang cho hay chiến sự diễn ra rất gần sân bay.

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Triều tiên phóng tên lửa thành công.

(VOA) Tên lửa loại Unha-3 đã được lên lịch phóng từ 10 đến 22 tháng 12, trùng hợp với thời gian giỗ đầu năm của cố lãnh tụ Kim Jong-il.
Hôm thứ Hai, Thủ tướng Hun Sen của Campuchia, với tư cách Chủ tịch ASEAN, kêu gọi Bắc Triều Tiên nên hủy vụ phóng vì sẽ tạo “lo sợ và căng thẳng” trong khu vực.  
Hôm thứ Hai, Bắc Triều Tiên cho hay các kỹ sư của họ phát hiện một vấn đề kỹ thuật nơi tên lửa có thể phóng tuần này để đưa một vệ tinh vào quỹ đạo, nên sẽ dời lại thời gian phóng đến cuối tháng. Thông tấn xã KCNA của Bắc Triều Tiên trích dẫn lời cơ quan không gian nói rằng vấn đề kỹ thuật ở nơi bộ phận kiểm soát tên lửa.
Địa điểm Triều tiên phóng vệ tinh Trung tâm vũ trụ Sohae
(VOA) 11/12/2012: Bắc Triều Tiên dường như đã tháo rời hỏa tiễn tầm xa của họ và đưa nó đi nơi khác, một ngày sau khi loan báo rằng những khó khăn về mặt kỹ thuật đã buộc Bình Nhưỡng phải dời vụ phóng lại một tuần lễ. Hãng tin Yonhap của Nam Triều Tiên trích lời một nguồn tin quân sự nói rằng hình ảnh chụp từ vệ tinh hôm qua cho thấy là nhân viên kỹ thuật đã bắt đầu tháo rời chiếc hỏa tiễn ba tầng của Bắc Triều Tiên và chuyển nó tới một cơ sở lắp ráp ở gần đó.
(VOA) 11/12/2012: Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên cho biết Bắc Triều Tiên đã phóng một tên lửa tầm xa, bất chấp những cảnh báo của cộng đồng quốc tế, phản đối hành động này.  Trong thời gian dẫn đến vụ phóng tên lửa hôm sáng thứ Tư, nhiều nhà phân tích nói rằng tên lửa là một phi đạn đạn đạo trá hình, vi phạm các quy định quốc tế.
Đài Tiếng nói nước Nga: Một công dân Mỹ đã bị bắt ở Bắc Triều Tiên. Hãng tin Agence France-Presse thông báo về điều này vào thứ Ba, 11 tháng Mười hai, kèm trích dẫn phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland. Theo tờ Kookmin Ilbo của Hàn Quốc, một nhân viên tổ chức tour du lịch 44 tuổi đã bị bắt từ tháng Mười một tại cảng Rajin, phía tây bắc Triều Tiên. Người đàn ông này đến Bắc Triều Tiên vào ngày 3 tháng 11 trong một nhóm sáu người và sẽ ở đây trong 5 ngày. Tuy nhiên ông đã bị bắt sau khi một ổ cứng máy tính được phát hiện trong đồ đạc của nhóm.
Ngày 12/12/2012 Báo Tuổi Trẻ: Truyền hình Triều Tiên khẳng định đã phóng thành công vệ tinh lên quỹ đạo trong một phóng sự đặc biệt. Báo Yonhap (Hàn Quốc) cũng đưa tin quân đội Mỹ thừa nhận Triều Tiên có thể đã phóng thành công vệ tinh.
Như thế cho ta thấy Triều Tiên đã qua mắt các cường quốc hùng mạnh bằng thuật nghi binh.

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Mỹ chuyển sang tấn công Trung Quốc tại Myanmar

Từ Myanmar, Mỹ chuyển sang tích cực gây sức ép đối với Trung Quốc. Các nhà phân tích Nga cho rằng chuyến thăm đầu tiên của tổng thống Mỹ ới Myanmar là một trong những tín hiệu nói lên điều đó. Hôm thứ Hai, Tổng thống Obama đã được hàng ngàn người dân Myanmar đứng dọc theo con đường từ sân bay đến thủ đô Yangon nhiệt liệt đón mừng.
Trước thềm chuyến thăm này, Washington đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đá quý từ Myanmar. Trước đó, Mỹ cho phép đầu tư vào nước này, dỡ bỏ lệnh cấm từng được tuyên bố sau khi giới quân sự lên nắm chính quyền. Bản thân tổng thống Obama cũng đã mang đến một món quà khi thông báo về việc nối lại hoạt động của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Myanmar, với ngân sách 170 triệu USD trong hai năm tới.
Các nhà chức trách Myanmar coi chuyến thăm của ông Obama là sự công nhận quốc tế sau các nỗ lực tự do hóa chính trị của nước này. Trong nước đã thực sự bãi bỏ kiểm duyệt, ân xá các tù nhân chính trị và tổ chức bầu cử quốc hội. Tuy nhiên, con đường cải cách chính trị trong nước vẫn còn rất xa mới kết thúc. Thực tế tầng lớp cầm quyền quân sự thay đổi bộ đồng phục nhà binh bằng bộ trang phục thế tục không phải là dân chủ hóa thực sự. Nhưng điều đó không khiến Mỹ bận tâm. Lợi ích địa chính trị của Mỹ quan trọng hơn nhiều. Phó chủ tịch thứ nhất Học viện các vấn đề địa chính trị, ông Konstantin Sivkov nhận xét: “Người Mỹ thất bại nặng nề ở Trung Đông và Bắc Phi, so với Hồi giáo, ảnh hưởng của Mỹ tại các khu vực đó giảm đáng kể. Châu Mỹ Latinh cũng tẩy chay Mỹ, vai trò của Mỹ tại khu vực này cũng bị rút ngắn như miếng da lừa. Họ vẫn còn Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương, nhưng trong các khu vực này Trung Quốc đang rất tích cực đẩy mạnh vai trò của mình. Do đó Mỹ gia tăng tập trung vào khu vực này, trong đó có Myanmar. Tại Myanma, Trung Quốc có một vị thế rất mạnh mẽ trong thương mại, kinh tế và đầu tư mạnh vào lĩnh vực xã hội. Mỹ nóng lòng kiềm chế sự gia tăng trưởng ảnh hưởng của Trung Quốc.”
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách xã hội Vladimir Evseyev cho rằng Hoa Kỳ không chỉ cố gắng kiềm chế Trung Quốc ở Myanmar. Không phải ngẫu nhiên mà tổng thống Obama lại bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến Myanmar, Thái Lan và Cam-pu-chia: “Vấn đề ở đây không phải chỉ nói về Myanmar, mà là về toàn bộ khu vực Đông Nam Á nói chung. Chúng ta đang chứng kiến nỗ lực của Hoa Kỳ cố gắng đưa khu vực này ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Để đạt mục đích này, họ sử dụng các tranh chấp lãnh thổ, trước hết là với Việt Nam và Philippines. Mối đe dọa Trung Quốc đang tăng lên. Tất cả mọi thứ được thực hiện để giảm bớt vai trò của Trung Quốc và tăng ảnh hưởng độc quyền của Hoa Kỳ. Khu vực Đông Nam Á, bao gồm Myanmar, là vị trí thuận lợi để tiến gần Trung Quốc. Một trong các phương pháp là lập ra các căn cứ quân sự của Mỹ. Không loại trừ là giới tinh hoa địa phương sẽ tích cực làm việc từ quan điểm này.”
Ông Konstantin Sivkov cho rằng sự đối kháng giữa Washington và Bắc Kinh sẽ tăng lên, nhưng người Mỹ sẽ rất khó khăn để đạt được mục tiêu của họ: “Về mặt dân tộc học, Trung Quốc gần gũi hơn với khu vực, họ có tiềm năng rất lớn về những người nhập cư từ Trung Quốc và người gốc Hoa. Hơn nữa, Trung Quốc là quốc gia có sức mạnh kinh tế gia tăng, còn kinh tế Mỹ thì đang đi xuống. Trong triển vọng ngắn hạn Trung Quốc sẽ vượt tiềm năng kinh tế Mỹ. Hiện tại Mỹ đang có lợi thế, nhưng Trung Quốc sẽ sớm vượt qua Mỹ về tổng tiềm năng địa chính trị và sau đó là tiềm năng quân sự.”
Tăng cường quan hệ quân sự với Myanmar là một trong những ưu tiên của Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà trong những ngày Đại hội 18, Phó tổng tư lệnh Quân đội Myanmar Soe Win đã đến thăm Trung Quốc. Trước thềm chuyến thăm Yangon của tổng thống Barack Obama, tại Bắc Kinh, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã khẳng định sẵn sàng tăng cường liên hệ chiến lược với Myanmar.
Theo TNN Nga

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Hình ảnh kẻ thù trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

Nhân vật vừa từ chức Giám đốc CIA David Petraeus đã điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ về vụ thiệt mạng của Đại sứ Christopher Stevens ở Benghazi hồi tháng Chín. Những nghị sĩ khát máu thuộc phái Cộng hòa đã được xoa dịu bằng lời thừa nhận rằng Petraeus "ngay từ đầu” đã nghi ngờ "Al-Qaeda" tham gia vụ tấn công khủng bố.
Một số chuyên viên lập pháp trước đó bày tỏ ý kiến rằng, sau cái chết của viên Đại sứ, Mỹ, CIA đã im hơi lặng tiếng không nói gì tới "dấu vết Al-Qaeda" để tránh không làm hỏng hình tượng của ứng viên Barack Obama trước cuộc bầu cử, như là "người hùng chiến thắng Osama bin Laden". Còn đảng Cộng hòa thì lợi dụng vụ việc ở Benghazi, để nhắc nhở rằng bất kể thông báo khải hoàn về việc tiêu diệt Bin Laden, mạng lưới khủng bố do tên trùm này tạo ra vẫn tiếp tục tác oai tác quái trên thế giới. Như vậy, có nghĩa là công lao của chính quyền Obama trong vụ này cũng chẳng phải là quá to lớn.
Tuy nhiên, ở Mỹ không ai nói thành lời những điều cơ bản. Mà đó chính là việc "cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố” đã và đang tiến hành, kể cả từ thời chính quyền thuộc đảng Cộng hòa, không những thiếu hiện thực, mà còn quá nhiều chất giả tưởng.
Đáng chú ý là vị trí Giám đốc CIA sau sự ra đi của Petraeus đã được trao cho Michael Morell. Ông này nổi tiếng vì đã giám sát các hoạt động của chiến dịch loại bỏ Bin Laden. Như người ta thông báo, ông này cũng được cho là đã kịp thời báo cáo về việc Saddam Hussein sở hữu những vũ khí nào. Sau đây là nhận xét của quan sát viên Evgeni Ermolaev.
“Như đã rõ, Hoa Kỳ cáo buộc Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, và gần như đã sẵn sàng sử dụng những loại trang bị nguy hiểm này. Từ nhà lãnh đạo Iraq, người ta đã dựng lên hình mẫu kẻ thù độc ác nhất của Hoa Kỳ và của toàn nhân loại. Bất chấp mọi thứ logic, người ta nói rằng Saddam là chiến hữu thân thiết của "al-Qaeda". Năm 2003, quân đội Mỹ xâm nhập Iraq và không tìm thấy vũ khí cấm cũng như chẳng có bằng chứng nào về mối liên kết Saddam-"al-Qaeda". Tuy nhiên, việc đề ra đã được hoàn thành. Trong một thời gian rất dài “Al-Qaeda" được sử dụng như kiểu một con ngoáo ộp mà cuộc chiến chống lại thế lực thâm độc và xảo quyệt này buộc phải tổ chức ở khắp nơi, sẽ biện minh cho bất kỳ hành động nào của người Mỹ. Còn bây giờ - đã là thời kỳ mới”.
Phương Tây và các nhóm Hồi giáo cực đoan đã cùng chiến đấu ở Libya, và điều tương tự đang diễn ra ở Syria. Có thể không ngẫu nhiên mà Osama bin Laden đã "chính thức bị giết" vào đúng lúc này, để nhường chỗ cho một kẻ thù mới?
Hình mẫu "kẻ thù của toàn thể nhân loại văn minh" trong nền chính trị phương Tây hiện hữu một cách bất biến. Việc đưa nhân vật nào vào vai trò kẻ thù như vậy dựa theo yêu cầu cụ thể của từng thời điểm, - chuyên viên Victor Nadein-Raevski khái quát.
“Kẻ thù bên ngoài luôn là một thành tố quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ. Thoạt tiên, đó là Liên Xô. Tiếp xúc với các nước Hồi giáo, Hoa Kỳ khẳng định rằng Liên Xô là kẻ thù của đạo Hồi còn người Mỹ là bạn bè. Sau khi Liên Xô biến mất, bắt đầu giai đoạn kế tiếp. Bây giờ kẻ thù chủ yếu được chỉ định là Al-Qaeda. Hơn nữa, các cuộc tấn công không chỉ nhắm vào Mỹ mà không hiếm khi cả vào đạo Hồi. Tuy nhiên, sau khi Hoa Kỳ bắt đầu chủ thuyết tái lập cái gọi là Đại Trung Đông, cũng đã bắt đầu giai đoạn mới. Bây giờ hình ảnh kẻ thù là vài quốc gia và các thủ lĩnh ở khu vực này. Và, không quan trọng gì nếu nhà lãnh đạo đó là đối thủ hoặc thậm chí từng là đồng minh của Washington. Xưa kia Saddam Hussein đã từng giao dịch với Washington khi tiến hành chiến tranh chống Iran. Gaddafi trong những năm cai trị cuối cùng cũng có quan hệ chặt chẽ với phương Tây. Mubarak từng là đồng minh của người Mỹ. Nhưng tất cả những yếu tố đó chẳng giúp được một trong số họ. Washington không cần đến ở Trung Đông và Bắc Phi những quốc gia hùng mạnh, và phải tính sổ. Hoa Kỳ muốn các nước ở đây có nhà lãnh đạo hoàn toàn phụ thuộc vào Washington. Bây giờ phương Tây vội vã đứng vào trong cùng một liên minh chống lại Iran. Vì thế, kẻ thù là tất cả những ai có thể đứng về phía người Iran, còn tương ứng, bạn bè sẽ là những ai tỏ thái độ thù địch với Tehran. Tuy nhiên có thể biết trước rằng đây chỉ là thứ liên minh tạm bợ. Và bạn bè ngày hôm nay cũng có thể sẽ thành kẻ thù ngày mai - nhiều khả năng sẽ là như vậy, bởi trong đường lối của Hoa Kỳ không khi nào vắng bóng một kẻ thù để gán mọi tội lỗi và thất bại”.

Những nước cờ đầu tiên nhiệm kỳ 2 của ông Tổng Thống Mỹ Obama

Miến Ðiện là tấm gương cho Châu Á, thế giới
​​Ngoại trưởng Hillary Clinton tháp tùng ông Obama đến Miến Ðiện. Ðoàn xe đã đi dọc theo một con đường hai bên đầy kín người, trong đó có học sinh phất cờ Miến Ðiện, và các biểu ngữ có ghi “Ông Obama, chúng tôi yêu ông.”

Tại trụ sở Quốc hội, Tổng thống Obama đã gặp Tổng thống Thein Sein, một cựu tướng lãnh đã lãnh đạo các biện pháp cải cách.

Tổng thống Obama nói ông chia sẻ với Tổng thống Thein Sein sự tin tưởng rằng tiến trình cải cách mà ông đang thực hiện là một tiến trình sẽ thúc đẩy quốc gia này đi tới.

Trong các nhận định được thông dịch, tổng thống Miến Ðiện tuyên bố bang giao đã có một số thất vọng và trở ngại trong hai thập niên qua, nhưng đang được hàn gắn.

Ông Thein Sein nói ông muốn nhắc lại lời cam kết tiếp tục hợp tác để tăng cường quan hệ song phương trong những năm sắp tới.

Tại tư thất của bà Aung San Suu Kyi, ông Obama ca ngơi bà như một chiến sĩ can trường đấu tranh cho dân chủ. Bà cho rằng những cải cách đang được xúc tiến sẽ vấp phải những thách thức khó khăn.

Tổng thống Obama nói ông đặc biệt muốn cảm tạ bà Aung San Suu Kyi đã tiếp ông ở nhà bà. Ðây là nơi mà qua bao nhiêu năm khó khăn bà đã chứng tỏ một sự can trường và lòng kiên quyết không lay chuyển được. Ðây là nơi bà đã chứng tỏ rằng quyền tự do và phẩm cách của con người không thể chối bỏ được.

Bà Suu Kyi đáp: “Thời điểm khó khăn nhất trong mọi cuộc chuyển tiếp là lúc chúng ta tưởng rằng đã nhìn thấy thành công. Lúc đó, chúng ta phải rất thận trọng đừng để bị quyến rũ bởi ảo tưởng thành công và rằng chúng ta đang cố gắng hướng tới thành công thực sự cho nhân dân chúng ta và cho tình hữu nghị giữa hai nước.”

Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Obama nói Miến Ðiện có thể coi như “một thử nghiệm liệu một quốc gia có thể chuyển qua một nơi tốt đẹp hơn” và là một gương điển hình cho các nước khác trong khu vực.
​​Ông Obama nói: “Ở Rangoon này, tôi muốn gửi đi một thông điệp đến khắp châu Á rằng chúng ta không cần thiết phải được định hình bởi các nhà tù trong quá khứ. Chúng ta cần phải nhìn về tương lai. Ðối với giới lãnh đạo của Bắc Triều Tiên, tôi đã đề xuất một sự chọn lựa: hãy từ bỏ vũ khí hạt nhân và theo con đường hoà bình và tiến bộ. Nếu làm như thế, quý vị sẽ nhận được Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ mở rộng tầm tay đón nhận.”

Trong bài diễn văn ở Rangoon, ông Obama đề cập đến tựa đề của một luận án và cuốn sách của bà Aung San Suu Kyi, “Thoát khỏi sự sợ hãi.”

Ông nói người dân Miến Ðiện đang chứng tỏ với thế giới rằng sự sợ hãi không nhất thiết phải là tình trạng tự nhiên của cuộc sống ở nước họ.
Theo VOA.

Lộ rõ dấu vết Iran ở Palestine

Để chống lại Israel, Hamas kết nối với những đối tác bên ngoài nhiều hơn. Quyền lợi của người Palestine được Ai Cập và Tuy-ni-di bảo vệ. Còn thủ lĩnh Hồi giáo của Qatar tuyên bố, được gắn kết sau "mùa xuân Ả Rập" thế giới Hồi giáo cần phải giáng trả Israel. Tuy nhiên, phía hưởng lợi chính trong cuộc xung đột tại Gaza có thể là Iran.
Israel được cho là đã sẵn sàng tấn công nước Cộng hòa Hồi giáo. Đánh lạc sự chú ý của Israel vào cuộc chiến chống lại Hamas cho thấy chiến dịch này đã bắt đầu được hoãn lại. Cộng tác viên khoa học cấp cao của Viện Đông phương học Vladimir Sazhin nhận định: (Một thủ thuật trong loại văn bình luận khôn khéo mà các cường quốc VD như Nga, Mỹ,... vẫn hay sử dụng để nói ra ý kiến trung gian của họ).
"Trong bất kì khía cạnh nào, đối đầu vũ trang giữa người Palestine và Israel đều có lợi cho Iran dù xét về mặt vận động tuyên truyền, hoặc thuần túy về quân sự và chính trị. Vì tình hình ở Dải Gaza, trong bất kỳ trường hợp nào, cũng sẽ giúp trì hoãn khả năng nổ ra các cuộc tấn công quân sự của Israel nhằm vào các cơ sở hạt nhân Iran".
Tuy nhiên, cũng tồn tại một phiên bản đối nghịch. Theo đó, Israel hiện đang đảm bảo an toàn cho khu hậu phương phía nam nếu thông qua quyết định tấn công Iran trong thời gian ngắn sắp tới. Mới đây, Iran còn là nhà tài trợ chính cho Hamas. Hiện vai trò này do Qatar đảm nhận, do đó tác động của nước Cộng hòa Hồi giáo lên Gaza suy giảm đi. Tuy nhiên, tại Gaza có những nhóm duy trì tốt mối quan hệ với Iran. Và trong trường hợp Israel mở cuộc tấn công nhằm vào Iran, các nhóm này có thể đánh đòn đáp trả.
Tuy nhiên, ngay cả khi không có sự yểm trợ của Iran, Hamas và Israel cũng có nhiều lý do để tiến hành các hoạt động quân sự. Phó Giáo sư tổ bộ môn Đông phương học Đại học Quan hệ quốc tế Matxcơva MGIMO Nikolai Surkov nói:
"Tôi cho rằng sự căng thẳng trong cuộc xung đột là do những cân nhắc trong nước từ phía Hamas. Có thể, Israel cũng có lợi vì khi căng thẳng gia tăng, cả hai bên sẽ thu được một số vốn chính trị: Netanyahu sẽ được ưu thế trong cuộc bầu cử sắp tới, còn Hamas chứng tỏ được sự kiên cường và quyết tâm chiến đấu chống Israel ".
Chắc chắn, khi bước ra từ cuộc xung đột này, Hamas sẽ tăng thêm nguồn vốn chính trị. Lợi thế cũng thuộc về ông Mahmoud Abbas và Fatah, vốn đang chuẩn bị một cuộc tấn công ngoại giao chống lại Israel tại Liên Hợp Quốc. Không loại trừ LHQ có thể bác bỏ những kẻ thua cuộc chính trong cuộc xung đột quanh dải Gaza.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Dự án "Khởi động biển" có khả năng sẽ chuyển từ căn cứ Hoa Kỳ đến cảng Cam Ranh của Việt Nam

Các thành viên tham gia dự án "Khởi động biển" có thể chuyển từ cơ sở cảng Long Beach (USA) đến Cam Ranh (Việt Nam), nơi trước đây là căn cứ hải quân Nga, hôm thứ tư, "Interfax-AVN" dẫn nguồn tin từ lực lượng tên lửa vũ trụ Nga cho biết.
Long Beach (USA)
Tuy nhiên, lãnh đạo của dự án không vội vàng xem xét khả năng này vì lý do an ninh. "Nguyên nhân là do tuyến đường từ "Odyssey" qua đường xích đạo sẽ đi qua khu vực hay xảy ra các vụ tấn công của hải tặc” - nguồn tin nói tiếp.
Cảng Cam ranh VN
Theo ông, phương án thay thế để di dời "Khởi động biển" có thể là Hàn Quốc.
Tập đoàn quốc tế "Khởi động biển" đã được thành lập năm 1995. Sau khi tổ chức lại công ty trong năm 2010, trụ sở chính nằm ở Bern (Thụy Sĩ). Công ty Sea Launch AG trình bày một loạt dịch vụ đưa các tàu từ "Odyssey" đến một căn cứ trên đường xích đạo ở Thái Bình Dương.
Trong năm 2012, chương trình "Sea Launch" đã thực hiện được hai lần ra mắt. Lần thứ ba được lên kế hoạch cho tháng Mười hai.

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Trung Quốc: Gia tăng mâu thuẫn giữa Đảng và quân đội?

Sự thay đổi bố cục trong thượng tầng tinh hoa chính trị Trung Quốc do Đại hội Đảng lần thứ 18 mở ra, sẽ song hành với những thay đổi trong ban lãnh đạo quân sự cấp cao. Hiện nay, một số quan sát viên đang ghi nhận những dấu hiệu bất đồng quan điểm của giới quân nhân với các chính trị gia. Ông Aleksandr Lukin Phó Hiệu trưởng Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao LB Nga nêu ý kiến về vấn đề này.
Cách đây chưa lâu đã công bố bổ nhiệm các lãnh đạo mới của Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Quân khí và Tổng cục Hậu cần của Quân đội Trung Quốc. Đảm nhận các chức vụ này là những người lập nghiệp thành công trong thời kỳ phát triển cải cách kinh tế và đà trỗi dậy của Trung Quốc, thời kỳ đưa quân đội sang cơ sở công nghệ mới. Hiện nay đó là quân đội lớn nhất thế giới với cơ số hơn 2 triệu người, còn ngân sách quân sự của Trung Quốc vượt quá 100 tỷ dollar - chiếm vị trí thứ hai trên thế giới. Cũng giống như các quân nhân trên địa cầu này, khi cảm thấy nội lực mới của bản thân, giới quân sự Trung Quốc mong muốn đem sức mạnh này sử dụng ở nơi nào đó. Quân đội Trung Quốc đã phát triển thành một cơ cấu chuyên nghiệp, có lợi ích riêng.
Mặc dù công tác tuyên truyền chính thức liên tục nhấn mạnh nguyên tắc Đảng lãnh đạo các lực lượng vũ trang, các quan sát viên vẫn nhận thấy những dấu hiệu bất hòa trong hàng ngũ quân nhân đối với các chính khách. Các chính trị gia nhấn mạnh nguyện vọng cố gắng xây dựng mối quan hệ hài hòa với thế giới bên ngoài, còn thế hệ quân sự mới thì cho rằng khi cần thiết Trung Quốc phải hành động cứng rắn, y như Hoa Kỳ đang làm. Ý tưởng như thế hàm chứa trong vô số phát biểu của các nhà phân tích quân sự, là sĩ quan cao cấp đang tại ngũ hoặc đã nghỉ hưu. Họ không chỉ công khai kêu gọi tiến tới chính sách đối ngoại hiếu chiến hơn, mà còn cho rằng quân đội Trung Quốc cần tích cực tham gia vào việc tạo lập những ưu tiên của chính sách đối ngoại.
Trong cuốn sách ấn hành năm 2010 và ngay lập tức trở nên nổi tiếng rộng rãi với tựa đề "Giấc mơ Trung Quốc», tác giả là giáo sư Đại học Quốc phòng, Đại tá Lưu Minh Phúc đã viết rằng trong thế kỷ XXI, đất nước Trung Hoa cần phải trở thành cường quốc số 1 trên thế giới. Trong trường hợp ngược lại, Trung Quốc sẽ bị những nỗ lực của Hoa Kỳ đẩy bật và gạt sang bên lề đường phát triển của thời đại. "Nếu Trung Quốc không đặt ra cho mình mục tiêu vượt hơn sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ và Nga, thì sẽ phải cay đắng nhận lấy số phận của cường quốc quân sự hạng ba”, - ông Lưu Minh Phúc cảnh báo.
Trong một cuốn sách với đặc tính khác có tên gọi là "Môi trường vòng cung: Trung Quốc làm thế nào để vượt khỏi vòng vây trong điều kiện khó khăn nội bộ và áp lực bên ngoài", có nói rằng theo chủ đích của Hoa Kỳ, Trung Quốc đang bị bao quanh bởi một hình bán nguyệt với dày đặc các quân đội Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản và cả chính quân Mỹ ở Afghanistan. Trong điều kiện này, chiến tranh với người Mỹ gần như là điều không thể tránh khỏi, và để đảm bảo chiếm được vị thế có lợi, Bắc Kinh phải củng cố tăng cường quân đội của mình, mà trước hết là không quân và hải quân. Cũng như phải theo gương người Mỹ tạo lập căn cứ quân sự ở nước ngoài.
Sự bùng phát và leo thang xung đột với Nhật Bản xung quanh những hòn đảo tranh chấp lại càng củng cố thêm cho những phát ngôn khoa trương kiểu như vậy. Phó ban nghiên cứu quân sự quốc tế của Học viện Khoa học quân sự, Thiếu tướng La Viện nêu đề xuất bắt đầu một cuộc hải chiến du kích chống lại Nhật Bản, bằng cách sử dụng hàng trăm tàu cá. Với những hòn đảo tranh chấp hiện do Nhật Bản kiểm soát thì tướng La Viện hô hào dùng vũ lực đánh chiếm, để biến thành thao trường quân sự của Trung Quốc. "Một dân tộc thiếu tinh thần thượng võ sẽ không có tương lai”, - ông tướng này khẳng định tại hội nghị gần đây ở Thẩm Quyến.
Nếu xu thế tăng cường vai trò cấp tiến của quân đội sẽ bồi bổ thêm sức mạnh trong nền chính trị Trung Quốc, thì có thể dẫn đến thảm họa cho chính Trung Quốc cũng như cho nền hòa bình quốc tế. Trong trường hợp này, mặt trận chống Trung Quốc sẽ liên kết các nước lân cận với nhau, những quốc gia hiện tại vốn cũng đã lo ngại rõ rệt trước đà gia tăng thế lực quân sự của Bắc Kinh. Còn về tăng trưởng kinh tế, yếu tố phụ thuộc trực tiếp vào quan hệ của Bắc Kinh với thế giới bên ngoài, thì khi đó có thể phải quên đi. Thời đại ngày nay không một quốc gia nào có thể hùng cường trong đơn độc. Ban lãnh đạo Trung Quốc cũng hiểu vấn đề này. Và trong giới tinh hoa chính trị của Trung Quốc hiện thời vẫn duy trì nhất trí về sự cần thiết tiến hành chính sách kiềm chế và bảo lưu quyền kiểm soát chính trị đối với quân đội.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Mỹ công bố hình ảnh vệ tinh về “các vụ thảm sát dân thường ở Syria”

(Dân trí) - Một trang web của chính phủ Mỹ hôm qua đã công bố những hình ảnh được cho là bằng chứng về các nấm mồ tập thể và các vụ tấn công nhằm vào khu vực dân cư của lực lượng chính phủ Syria.


Trang web của một cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố hàng loạt hình ảnh được cho là do vệ tinh thương mại chụp hồi đầu tuần này, cho thấy những nấm mồ tập thể được đào sau vụ thảm sát gần thành phố Houla.

Chúng cũng cho thấy những miệng hố có vẻ như là do pháo để lại gần các khu vực dân cư thuộc thành phố Abarib.

Cũng trên trang web này là các bức ảnh có vẻ như cho thấy pháo đã được triển khai vào ngày 31/5, tức thứ năm vừa qua, gần 3 thành phố của Syria. Trực thăng tấn công cũng được cho là đã được triển khai gần thành phố Shayrat và Homs. Những bức ảnh này cũng do các công ty hình ảnh vệ tinh thương mại cung cấp.

Hiện đại sứ Syria tại Liên hợp quốc Bashar Ja'afari chưa có bình luận gì về vụ việc.

Hơn 100 đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã bị thảm sát tại Houla vào tuần trước, và hầu hết họ là bị bắn ở cự ly gần hoặc bị giết bằng dao.

Người đứng đầu cơ quan gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc Herve Ladsous đầu tuần này cho biết những người bị chết vì pháo và đạn xe tăng rõ ràng là nạn nhân của chính phủ. Trong khi đó, những người khác hầu hết bị nhóm chiến binh shabbiha trung thành với Tổng thống Syria Assad sát hại.

Tuy nhiên Damascus cho rằng vụ thảm sát là do phe đối lập gây ra, phe mà chính quyền của ông Assad cố gắng đàn áp trong suốt 14 tháng qua. Nga, nước đã phủ quyết nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trừng phạt Syria, cũng đổi lỗi cho các chiến binh Hồi giáo trong vụ thảm sát ở Houla.

Trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng những gì họ công bố là ảnh vệ tinh trước và sau khi có các nấm mồ tập thể ở gần Houla.
Hình ảnh vệ tinh do một trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố:
 Hình ghép các bức ảnh vệ tinh chụp thị trấn Tall Daww, Haoula, cho thấy một quảng trường (trái) vào ngày 18/5 và cũng quảng trường đó trong hình ảnh (phải) vào ngày 28/5. Quan chức chính phủ Mỹ cho rằng khu vực đánh dấu đứt quãng có thể là mộ tập thể.
 Ảnh chính phủ Mỹ cho rằng có sự hiện diện của xe bọc thép trong thành phố Atarib ngày 31/5.
 Ảnh chính phủ Mỹ cho rằng là các mảnh pháo gần Ar Rastan, Syria, ngày 31/5.
 Ảnh chính phủ Mỹ cho rằng là các mảnh pháo gần Ar Rastan, Syria, ngày 31/5
 Ảnh chính phủ Mỹ cho là có pháo ở Atarib  ngày 31/5.
 Ảnh ghép cho thấy thành phố Atarib ngày 6/10/2011 và hình ảnh các miệng hố do pháo để lại chụp ngày 31/5.
 Ảnh ghép cho thấy thành phố Atarib ngày 6/10/2011 và hình ảnh các miệng hố do pháo để lại chụp ngày 31/5.
 Ảnh pháo tại Homs
 Ảnh vệ tinh Mỹ cho biết chụp sân bay ở Shayrat, với sự xuất hiện của trực thăng tấn công và máy bay chiến đấu ngày 31/5.
 Cận cảnh sân bay ở Shayrat

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

“Mùa xuân Ả Rập”: những cuộc cách mạng dân chủ hay những cuộc đảo chính đã được chuẩn bị?

“Mùa xuân Ả Rập" là sự nảy mầm những hạt giống đã được gieo từ thời George W. Bush-con, khi ông này đưa ra khái niệm "Đại Trung Đông" và dân chủ hóa toàn bộ không gian này”. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bình luận về tình hình ở Trung Đông như trên trong một cuộc phỏng vấn với tờ "Rossiyskaya Gazeta". Đáng chú ý là tuyên bố này về cơ bản là mâu thuẫn với những đánh giá của các chuyên gia đã và hiện đang tiếp tục đưa ra khi bình luận về các sự kiện đang xảy ra ở Trung Đông và Bắc Phi, xem chúng thuần túy như những phong trào dân tộc tự phát. Với cương vị của mình, ông Sergei Lavrov chắc chắn phải có nhiều thông tin hơn về bản chất của “mùa xuân Ả Rập” so với nhiều nhà phân tích chính trị và các quan sát viên khác. Ngay cả việc từ bỏ rõ ràng quy tắc ngôn từ ngoại giao cũng đủ nói lên nhiều điều.
Những chứng cớ hoặc sự kiện nào cho phép Bộ trưởng Nga đưa ra một tuyên bố như vậy? Nhà Đông Phương học Vyacheslav Matuzov nêu giả thuyết của mình:
“Những thay đổi trong giới lãnh đạo chính trị của nhiều tiểu bang Ả Rập đã được thực hiện theo một chương trình phát triển bởi các lực lượng bên ngoài. Hiện nay có thể truy cập tự do và tìm thấy những tài liệu xác nhận cho luận đề này. Như Hoa Kỳ đã quyết định thay đổi hình ảnh của đất nước mình, họ đeo “mặt nạ dân chủ” và làm ra vẻ không thực hiện cuộc đối đầu công khai với thế giới Hồi giáo nữa, mặc dù trong thực tế vẫn giữ bộ mặt "chống Hồi giáo" như trước. Những Tập đoàn xuyên quốc gia đã được hợp nhất trong một tổ chức mang tên «Business for Diplomatic Action» (“Kinh doanh cho hành động ngoại giao”), được hình thành cho mục đích này. Tổ chức này bao gồm McDonalds, Tập đoàn Rothschild, American Airlines, Boeing và một số công ty nổi tiếng khác. Họ tài trợ trong các trường đại học tốt nhất ở Mỹ để đào tạo cho công dân của các nước Trung Đông những phương pháp để lật đổ chế độ, bất kể họ có là đồng minh của người Mỹ hay không”.
Tất nhiên, ở đây không chỉ nói về việc đào tạo con người. Thí dụ như trên Internet có thể tìm được những tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Ả Rập về cách tổ chức và thực hiện biểu tình, cách thức tập trung biểu tình phản đối, cách chống lại cảnh sát như thế nào và mặc quần áo gì khi xuống đường biểu tình. Đấy là nói về một cuộc cách mạng khá là hòa bình. Kiểu các sự kiện như của Syria có thể được những bức điện tín của các vị đại sứ Mỹ đăng trên trang web WikiLeaks làm sáng tỏ. Trong đó mô tả rõ phe đối lập là như thế nào, những hoạt động nào của họ có khả năng chống lại chính quyền, những họat động nào không.
Nhưng tại sao người Mỹ lại phải sử dụng tất cả những động thái này để thay đổi trường chính trị trong thế giới Ả Rập và Hồi giáo? Câu trả lời ít nhất là nằm ẩn trong cụm từ nổi tiếng “hãy chia để trị”. Những quá trình đã diễn ra ở Tunisia, Ai Cập, Libya, Yemen và hiện nay đang xảy ra ở Syria tối thiểu là sẽ hạn chế những ảnh hưởng của họ đến nền chính trị trên thế giới trong một thời gian rất dài. Hơn nữa, theo ý tưởng của các nhà chiến lược Mỹ, số phận tương tự không phải chỉ chờ đón một quốc gia . Đấy chính là khái niệm về "Đại Trung Đông" mà Ngoại trưởng Sergei Lavrov đề cập đến, ông Vyacheslav Matuzov lưu ý:
“Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice trong năm 2006 đã tuyên bố một cách thẳng thắn về sự hình thành ranh giới của khu vực Đại Trung Đông, khi không quân Israel ném bom Lebanon. Khi đó bà đã nói: “Những gì mà chúng ta thấy ngày hôm nay (ở Lebanon), trên thực tế, cũng giống như bắt đầu của một cơn đau đẻ mà kết quả sẽ ra đời một “Trung Đông mới””. Điều này có nghĩa là,-chuyên gia nói, trong kế hoạch của Hoa Kỳ bao gồm cả việc hình thành lại ranh giới và cơ cấu chính trị trong khu vực, trong đó có cả bằng can thiệp quân sự. Chúng ta đã thấy các nước Tunisia, Ai Cập, Libya, Yemen và Syria đang nằm dưới lưỡi dao này, tuy vậy quá trình vẫn không dừng lại ở đây. Và cũng có cả những tài liệu làm bằng chứng. Trong bản kế hoạch có đề cập đến Ả rập Xê út. Trên các bản đồ mới của Đại Trung Đông do trung tá Hoa Kỳ Ralph Peters thực hiện, nước này sẽ bị chia thành ba quốc gia. Đó là hệ phái Sunni, bị dồn vào vùng sa mạc Rub al-Khali, giống như một “Vatican của Hồi giáo” ở Mecca và Medina và nhà nước rộng lớn dòng Shiite, bao trùm phần phía đông của Ả rập Xê út và các phần phía Nam của Iraq và Iran ngày nay. Ngày nay, các cuộc xung đột tín ngưỡng đã chuyển thành những cuộc đụng độ ở Bahrain. Mặc dù Iran bị cáo buộc, tôi không loại trừ khả năng trong những sự kiện này đã có các cơ quan tình báo phương Tây nhúng tay vào. Và đây cũng không chỉ nói về Vịnh Ba Tư. Số phận tương tự đang chờ toàn bộ khu vực Trung Cận Đông và Bắc Phi”.
Dự án về việc tái cơ cấu lại khu vực Đại Trung Đông có vẻ giống như ý tưởng thiên tài của một kẻ ác trong phim Hollywood. Nhưng sự thật là ý tưởng này đang được thể hiện trong thực tế. Đó là những gì mà chúng ta đang thấy trong gần hai năm qua của “mùa xuân Ả rập”.

Matxcova khuyến khích Washington hướng tới những lý tưởng của bản thân

Vào tuần qua, Bộ Ngoại giao Nga đã ban hành báo cáo "Về tình hình nhân quyền tại Hoa Kỳ". Dựa trên dữ liệu từ các nguồn thông tin quốc tế và quốc gia có uy tín, các nhà ngoại giao Nga đã đưa ra đánh giá rằng, tình hình ở Mỹ trong lĩnh vực này không thiếu những điểm tiêu cực. Vì vậy, Hoa Kỳ chưa đủ uy tín để kỳ vọng vai trò thủ lĩnh bảo vệ nhân quyền và những giá trị dân chủ.
Năm 2012, các cơ quan đánh giá quốc tế đã giảm đáng kể uy tín tự do ngôn luận của Hoa Kỳ. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là những biện pháp cứng rắn mà cảnh sát Mỹ đã sử dụng để đối phó với lực lượng báo giới đưa tin hoạt động Chiếm Phố Wall, điều mà nhà chức trách Hoa Kỳ rất không mong muốn. Đây cũng mới chỉ là đỉnh chóp của tảng băng trôi. Khi tìm hiểu sâu hơn, có thể phát hiện thấy những vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống nền dân chủ Mỹ. Ông Konstantin Dolgov, đại diện ủy quyền về nhân quyền, dân chủ và các quy định pháp luật thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho biết:
“Dường như, Hoa Kỳ đã tiến bước trên chặng đường dân chủ trong nhiều thế kỷ. Quả là họ đạt được những thành tựu không thể phủ nhận trong lĩnh vực này. Nhưng cùng lúc, ở Mỹ tiếp tục nổi cộm một số vấn đề lớn và nghiêm trọng. Ví dụ tệ phân biệt chủng tộc. Không những đã không biến mất,  phân biệt chủng tộc và sắc tộc tại Hoa Kỳ còn cho thấy sự gia tăng. Tiếp đến là tệ bài ngoại. Nước Mỹ khởi sinh như một quốc gia tập hợp mọi người từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng giờ đây, điều không thể phủ nhận là thái độ quan hệ với một số nhóm dân tộc ở Mỹ đang rất phức tạp.”
Hệ thống bầu cử Mỹ cũng là yếu tố mà chúng ta đáng để tâm. Cơ chế không thực sự minh bạch. Cuộc bầu cử tổng thống của đất nước sẽ diễn ra ngày 6 tháng 11 tới. Tuy nhiên, các công dân Hoa Kỳ không có cơ hội bỏ phiếu thẳng cho ứng cử viên mà họ lựa chọn. Hơn thế, hàng trăm ngàn cử tri tiềm năng sẽ không tìm thấy tên mình trong danh sách đi bỏ phiếu. Ứng cử viên phó tổng thống từ Đảng Xanh Mỹ là Cheri Honkala đã nói về điều này trong một cuộc phỏng vấn với đài Tiếng nói nước Nga:
“Nguyên nhân vì sao Mỹ không cho phép các quan sát viên theo dõi bầu cử có thể ẩn sau khả năng sự lừa dối: chúng tôi có rất nhiều người dân hoặc không muốn hoặc không được đi bỏ phiếu. Còn bây giờ, ở một số bang lại xuất hiện cái gọi là hệ thống "cấp phép quyền bầu cử". Một rào cản khiên cưỡng ngăn chặn các cử tri tiềm năng, đó là tầng lớp lao động và những người sống dưới mức nghèo khổ.”
Cho đến gần đây, Nga không hề đưa ra thảo luận cấp quốc tế vấn đề tuân thủ tiêu chí dân chủ ở quốc gia bên kia bờ đại dương. Nhưng đã tới lúc nên thay đổi thái độ trong vấn đề này. Đây là ý kiến của ông Alexei Pushkov, người đứng đầu Ủy ban Duma Quốc gia Nga về các vấn đề ngoại giao. Tuần qua, các nhà lập pháp Nga đã tổ chức phiên điều trần tại Quốc hội bàn về tình hình nhân quyền ở Mỹ.
“Đã quá lâu, chúng ta chấp nhận quyền lên tiếng giáo huấn của cái gọi là đất nước dân chủ truyền thống. Tuy nhiên tồn tại hơn hai thập kỷ, nước Nga sau Liên xô đã có nhận thức rõ nét rằng, những quốc gia giành vai trò người dạy dỗ tuyệt vời, trong thời gian này chứng tỏ thấy họ không hề hoàn hảo. Chúng ta nhận thấy, bản thân Hoa Kỳ cũng vi phạm không ít quyền con người ở trong và ngoài nước. Có thể kể ra ở đây trường hợp các nhà tù CIA bí mật ở Trung Đông và Đông Âu, trường hợp thiệt hại thường dân Afghanistan trong các hoạt động quân sự do Mỹ và NATO thực hiện ở nước này, cũng như nhiều khía cạnh khác. Trước hoàn cảnh này, tiếp tục giữ im lặng sẽ có nghĩa chấp thuận vào hùa với trò bao vây thông tin do các phương tiện truyền thông phương Tây tạo dựng để lấp liếm sự vi phạm nhân quyền của chính phương Tây.”
Từ nay trở đi, Matxcova sẽ luôn chỉ ra những hành vi vi phạm nhân quyền của Hoa Kỳ. Giới ngoại giao Nga tin rằng, Hoa Kỳ không nên chỉ dạy bảo người khác về sự tôn trọng quyền con người, mà trước hết cần gương mẫu trung thành với những ý tưởng cao cả này.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Thế giới muốn Tổng thống Mỹ là Obama, chứ không phải là Romney

Theo cuộc khảo sát do BBC tiến hành vào ngày thứ Tư, tại cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ người dân của hầu hết các quốc gia sẽ bỏ phiếu cho Tổng thống Mỹ đương nhiệm Barack Obama, chứ không phải cho ứng cử viên của đảng Cộng hòa Mitt Romney, Cuộc điều tra được tiến hành tại 21 quốc gia.
Nhìn chung, tại tất cả các quốc gia mà cuộc điều tra được tiến hành, Obama nhận được sự ủng hộ của 50% số người được hỏi, trong khi đó M.Romni chỉ có 9% người được hỏi ưa thích. 24% khác cho biết họ không biết sự khác biệt giữa hai ứng cử viên, 16% trả lời là không thể lựa chọn.
Quốc gia duy nhất nơi M.Romni vượt biến trước Barack Obama là Pakistan.

Bộ Ngoại giao Nga công bố báo cáo về những vấn đề của nền dân chủ Mỹ

Tham vọng của Washington đóng vai trò nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực bảo vệ nhân quyền và các giá trị dân chủ là vô căn cứ bởi vì ở Hoa Kỳ tình hình trong lĩnh vực này hoàn toàn không tốt đẹp. Bộ Ngoại giao Nga đã công bố bản báo cáo "Về tình hình nhân quyền tại Hoa Kỳ”.
Theo tin của cơ quan ngoại giao Nga, khi chuẩn bị văn kiện nhiều trang này, các chuyên gia dựa trên những thông tin đáng tin cậy từ các nguồn có uy tín quốc tế và quốc gia.
Năm 2012, các cơ quan đánh giá chỉ số uy tín quốc tế đã giảm đáng kể mức độ tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ. Về chủ yếu, nguyên nhân của điều đó là các biện pháp rất nghiêm ngặt của cảnh sát Mỹ chống các nhà báo đã phản ánh các cuộc biểu tình "Chiếm Phố Wall" không làm vừa lòng chính quyền Mỹ. Đây không phải là lần đầu tiên khi các tổ chức phi chính phủ thu hút sự chú ý của cộng đồng thế giới và chính quyền Washington đến những vụ vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực dân chủ và nhân quyền. Chẳng hạn, đã 4 năm liền Viện Dân chủ và Hợp tác ở New York công bố các bản báo cáo về các hành vi thô bạo của cảnh sát chống người nhập cư, về các vụ xâm phạm quyền tự do ngôn luận, bất bình đẳng về giai cấp. Giám đốc Viện Dân chủ và Hợp tác ở New York Andranik Migranyan nói: “Tất nhiên, Hoa Kỳ là một quốc gia với nhiều truyền thống dân chủ. Nhưng, nếu nhìn kỹ cách tổ chức đời sống xã hội, thì rất tiếc sẽ thấy rõ nhiều vấn đề không cho phép Hoa Kỳ coi mình như thầy giáo giới thiệu mô hình lý tưởng về việc bảo vệ quyền con người”.
Để chứng minh điều đó có thể lấy thí dụ với cuộc bầu cử tổng thống sẽ tổ chức ở Mỹ vào ngày 6 tháng 11. Có vẻ đây là một biểu hiện của nền dân chủ với hình thức lý tưởng. Nhưng, ở đây có sự phân biệt đối xử về nguồn gốc xã hội, về dân tộc, có cả việc vi phạm quyền bầu cử. Trả lời phỏng vấn của đài "Tiếng nói nước Nga", ứng cử viên phó tổng thống Mỹ của đảng Xanh, bà Cheri Honkala nói: “Lý do mà Mỹ không cho phép các quan sát viên theo dõi cuộc bầu cử là khả năng của sự lừa dối: ở Hoa Kỳ có rất nhiều người dân không muốn hoặc không có khả năng tham gia bỏ phiếu. Và bây giờ, tại một số tiểu bang khôi phục hệ thống “cấp giấy phép cho quyền bầu cử”. Đang tạo lập những rào cản nhân tạo chống những cử tri tiềm năng – giai cấp công nhân và những người sống dưới mức nghèo khổ”.
Cho đến nay, về mặt chính thức, Nga không can thiệp vào các quá trình dân chủ tại quốc gia bên kia đại dương. Nhưng, đã đến thời gian để thay đổi thái độ của chúng tôi đến vấn đề này, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao của Viện Duma Quốc gia Aleksey Pushkov nói: “Hoa Kỳ vi phạm nhân quyền ở nước mình và ở nước ngoài. Ở đây nói về những trường hợp vi phạm quyền của trẻ em nhập cư từ Nga, về các nhà tù bí mật của CIA ở Trung Đông và Đông Âu. Ở đây nói về những thường dân thiệt mạng ở Afghanistan trong qúa trình chiến dịch quân sự của Mỹ và các nước NATO, và nhiều thí dụ khác. Trong điều kiện này không được giữ im lặng. Im lặng có nghĩa là tán thành “chân không thông tin” do các phương tiện truyền thông phương Tây tạo ra trong lĩnh vực vi phạm nhân quyền ở Hoa Kỳ”.
Ngày 22 tháng 10, Quốc hội Nga đã thông qua một số khuyến nghị cho các cơ quan chính quyền lập pháp và hành pháp cấp cao nhất của Hoa Kỳ. Trong số đó - ngay lập tức ban hành lệnh cấm về án tử hình, áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn về các hành vi phân biệt chủng tộc, kiểm soát nghiêm ngặt hơn phân phối hình ảnh khiêu dâm trẻ em, và những khuyến nghị khác. Theo quốc hội Nga và các nhà ngoại giao Nga, từ nay, Matxcơva có ý định chỉ rõ các vụ vi phạm nhân quyền của Hoa Kỳ. Mỹ nên không chỉ dạy người khác thế nào là tôn trọng nhân quyền, mà trước hết cũng phải làm như vậy.

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Damascus trao cho Liên Hợp Quốc danh sách 108 chiến binh nước ngoài bị bắt ở Syria

Chính giới Damascus đã trao cho Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon bản danh sách tên họ 108 chiến binh nước ngoài đã thâm nhập vào địa bàn Syria để tham gia chiến sự ở phía phe đối lập. Danh sách này kèm theo bức thư có chữ ký của Đại diện thường trực của Cộng hòa Ả Rập Syria tại Liên Hợp Quốc Bashar Jaafari. Ông nói thêm rằng trong danh sách này cũng giải thích nguyên nhân bắt giữ mỗi đối tượng. Phần lớn họ tên trong danh sách là công dân các nước Ả Rập. Trước đó Damascus đã nhiều lần chỉ ra rằng trong hàng ngũ phe đối lập có nhiều lính đánh thuê, hầu hết là công dân các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi. Như khẳng định của chính quyền Syria, chủ yếu số này thâm nhập vào đất nước thông qua địa bàn láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ. Hồi đầu tháng Mười, đỉnh cao căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước bị kích động sau khi có những quả đạn từ phía Syria bắn sang Thổ Nhĩ Kì, Damascus đã đề nghị Ankara cùng hợp tác bảo vệ biên giới chung khỏi bọn khủng bố đang đe dọa an ninh khu vực. Tuy nhiên, không ghi nhận những bước đi thực tế của cả hai bên theo hướng này.

Gây vụ việc với máy bay Syria và sa vào tình thế ngớ ngẩn

Vụ xì-căng-đan quốc tế xung quanh việc Thổ Nhĩ Kì bắt giữ chiếc máy bay chở khách Syria với công dân Nga và những thiết bị điện tử trên khoang chỉ là động tác khiêu khích tầm thường vô vị - đúng như Matxcơva cảnh báo ngay từ đầu. Hôm thứ Năm tuần trước, đã được rõ rằng chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ nói chung không hề nghi ngờ gì về tính hợp pháp của lô hàng, mà chỉ thấy vấn đề trong thủ tục vận chuyển. Thông báo về số "đạn dược" nào đó trên khoang máy bay thực sự đã bị phủ nhận, - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Aleksandr Lukashevich thông báo.
Vụ bê bối xung quanh chiếc máy bay hàng không dân dụng Syria không đáng chú ý đến thế, nếu như không có những triệu chứng. Hành động khiêu khích như vậy thường xuất hiện ở những ai thiếu lương tâm trong sạch. Thường gặp cảnh đối tượng la to hơn hết “Bắt lấy kẻ cắp” lại chính là tên đạo chích. Những cáo buộc nhắm vào Nga là cần thiết để che lấp hành động phi pháp của hàng loạt nước phương Tây tuồn vũ khí cho phe đối lập Syria. Thêm nữa, trong hàng ngũ của phe này ngày càng nhiều những phần tử cực đoan, - như vị tướng Syria Mohammed Isatb phát biểu trên làn sóng điện của đài "Tiếng nói nước Nga".
“Ta hãy nói thẳng: những gì đang xảy ra ở Syria không phải là cuộc cách mạng, như nhiều người trên thế giới giả thiết và như các đại diện phương Tây cố gắng tô vẽ. Đó là cuộc tấn công qui mô vào một quốc gia chủ quyền từ phía các nhóm khủng bố có sự tài trợ của nước ngoài. Trên lãnh thổ Syria có những thành viên của các tổ chức như thế, chẳng hạn "Boko Haram" và "Taliban". Ngoài ra ở đây còn hiện diện các chiến binh của "Jund al-Sham" và những tổ chức tương tự, là chi nhánh của “Al-Qaeda". Từng dòng lớn nhiều vũ khí hiện đại đủ loại tuôn vào tay họ. Đằng sau những nhân vật giao hàng là Arabia Saudi, Qatar, Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác. Thậm chí cả đặc nhiệm Australia tham gia điều phối công việc này. Còn địa bàn Thổ Nhĩ Kỳ đã biến thành nơi trung chuyển. Ankara thực sự giúp đưa vũ khí vào Syria theo con đường vận chuyển lậu”.
Chuyên viên khoa học Elizabeth O'Beydzhi từ Viện nghiên cứu các vấn đề chiến tranh có trụ sở ở Washington cho rằng con số nhân sự của "Al-Qaeda" ở Syria là tương đối nhỏ: khoảng một nghìn chiến binh nước ngoài trên tỷ lệ 50.000 thành viên phe đối lập vũ trang. Tuy nhiên, nguy cơ các phần tử thánh chiến Hồi giáo thâm nhập vào hàng ngũ đối lập Syria là cao hơn rất nhiều so với ở Libya, Ai Cập và Tunisie.
“Tôi nghĩ rằng cuộc xung đột ngày càng chuyển sang bình diện quân sự. Có thêm nhiều người quan tâm, tất cả đều có mục tiêu cụ thể của riêng mình, đó là sẵn sàng giao tranh trong nội địa Syria. Có cả những doanh nhân Ả Rập và các chính phủ Ả Rập khác nhau muốn tài trợ cho những nhóm đặc biệt trong lòng đất nước Syria. Và, hiển nhiên có những giao dịch chính phủ thậm chí còn lớn hơn, phục vụ mục tiêu của họ, bao gồm cả chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp, đang giao tiếp với những ủy ban cách mạng. Hồi trung tuần tháng Bảy, lần đầu tiên chúng ta thấy ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ triển khai chuyển động ráo riết hơn của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Từ thời điểm đó, sự kiểm soát của chế độ Syria với những khu vực ven biên kể trên đã có phần lỏng lẻo, và do vậy, chỉ khống chế được phần nào dòng lưu thông hàng hóa và nhân lực qua biên giới".
Phương Tây đang mất dần sự kiên nhẫn và ý thức mức độ, có xu hướng gán trách nhiệm về thảm kịch Syria lên đầu kẻ khác. Lô hàng hợp pháp bị người ta cố gắng trình bày như là thứ siêu vũ khí bí ẩn nào đó với tiềm năng thay đổi cục diện chiến tranh nghiêng về phía có lợi cho Tổng thống Assad.

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Quyết định thiển cận về tăng tầm xa

Hàn Quốc công bố không định tuân thủ một số quy định trong thỏa thuận với Hoa Kỳ năm 2001. Theo văn kiện này, Seoul cam kết không phát triển tên lửa với tầm xa hơn 300 km và đầu đạn nặng hơn 500 kg. Bây giờ chính giới Seoul công bố rằng Hàn Quốc bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo với phạm vi hoạt động 800 km và đầu đạn trọng lượng tới 1.000 kg.
Từ góc độ hình thức thì đã không xảy ra bất kỳ vi phạm nào với thỏa thuận - những hạn chế nêu trên là do Hàn Quốc tự nguyện cam kết, và ý định từ chối hạn chế cũng do Seoul thông báo sớm. Nói cách khác, động thái của Hàn Quốc vẫn nằm hoàn toàn trong phạm vi cho phép theo quy định pháp lý quốc tế. Tuy nhiên, không phải tất cả hành động hợp pháp đều là hợp lý. Việc Hàn Quốc cởi bỏ những ràng buộc đã tự nhận lấy trong thỏa thuận năm 2001, trên thực tế có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn cho chính Seoul.
Khu vực hiệu lực của tên lửa Hàn Quốc mới với tầm bán kính hoạt động gia tăng, hóa ra bao trùm phần lớn địa bàn lãnh thổ các nước lân cận - Trung Quốc, Nhật Bản, Nga. Tại Seoul người ta cam đoan tên lửa này chỉ có hướng duy nhất là chống Bắc Triều Tiên, chứ không chống những nước láng giềng khác. Tuy nhiên, các chuyên viên quân sự thận trọng có thói quen không tin tưởng những khẳng định như vậy. Cái mà họ quan tâm nghiên cứu và đánh giá không phải là các tuyên bố chính trị, mà là tiềm năng hiện thực của những hệ thống này hay hệ thống khác. Và do đó, trong thời gian tới Hàn Quốc sẽ trở thành đối tượng của cái nhìn theo dõi chăm chú và phải nói luôn rằng không nhiều thiện chí tin cậy của các nhà quân sự từ các nước láng giềng.
(Giống như lính thủy quân lục chiến, các nhà ngoại giao Mỹ đang được khẩn trương phái đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Những ngày 14-15 tháng Mười “đổ bộ” xuống những nước châu Á này sẽ có cả Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ William Burns - Những tên lửa mới còn có khả năng “xòe ô” bao trùm cả phần địa bàn rộng lớn đáng kể thuộc lãnh thổ Trung Quốc và Nga. Dễ hiểu là cả Bắc Kinh và Matxcơva đều không thể bỏ qua không có động thái đáp lại bước đi này. Washington nhìn thấy rõ tình hình như vậy) - ngày 12-10.2012
Chính giới Hàn Quốc biện minh rằng quyết định phát triển tên lửa đạn đạo là do yêu cầu phải đương đầu với hành động khiêu khích và khả năng tấn công từ phía Bắc Triều Tiên. Ví dụ, Thư ký Văn phòng Tổng thống phụ trách an ninh là ông Chun Yong Wu đã tuyên bố thẳng thừng rằng việc xem lại thỏa thuận năm 2001 là cần thiết để "đương đầu với mối đe dọa hạt nhân và tên lửa Bắc Triều Tiên". Nói cách khác, ông ta ngụ ý rằng những tên lửa mới của Nam Triều Tiên sẽ thành phương tiện báo thù, có tiềm năng sử dụng trong trường hợp xảy ra hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, có mọi cơ sở để ngờ rằng mấy chục tên lửa đạn đạo với đầu đạn thông thường có thể dùng làm phương tiện kiềm chế hiệu quả. Những cuộc xung đột giữa miền Bắc và miền Nam Triều Tiên một khi xảy ra, sẽ mang tính cục bộ. Trong trường hợp cực đoan nhất, sẽ là việc sử dụng pháo binh – thí dụ như đã từng xảy ra hồi tháng 11 năm 2010 trên đảo Yeonpyeong. Dễ hiểu là để đáp trả một vài phát đạn pháo như thế mà dùng tên lửa đạn đạo tầm xa, thì nói một cách nhẹ nhàng nhất, cũng là phi lý.
Gây không ít ngờ vực còn là tuyên bố rằng nếu cần, tên lửa đạn đạo của Seoul có thể dùng để giáng đòn tấn công vào những trung tâm nghiên cứu và chế tạo thuộc chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Tất nhiên, về nguyên lý kỹ thuật khả năng đó là có thể, thế nhưng kết quả thực tế của những đòn giáng như vậy vẫn đáng hồ nghi. Ngay từ đầu, các nhà tổ chức chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã xuất phát từ chỗ, trong trường hợp bùng phát chính trị thì các cơ sở hạt nhân của nước họ có thể đối mặt với đòn tấn công từ bên ngoài – và thứ khiến họ lo ngại không phải là mấy tên lửa Hàn Quốc, mà là đòn tấn công tổng lực của các vũ khí công nghệ cao từ phía Hoa Kỳ. Các chuyên viên cho rằng toàn bộ chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên ngay từ đầu được thiết kế nhằm bảo vệ giảm thiểu hậu quả hư hại của các chủ thể dưới đòn tấn công tiềm năng như vậy. Tất cả đầu đạn hạt nhân, cũng như dự trữ vật liệu phân hạch đều cất giấu trong những cơ sở ngầm dưới đất được bảo vệ chắc chắn, và khó lòng gây thiệt hại nếu không sử dụng vũ khí hạt nhân. Như vậy, đòn tấn công vào các chủ thể hạt nhân của Bắc Triều Tiên, nếu sự tình diễn ra đến mức như vậy, cũng chỉ có ý nghĩa thuần túy tượng trưng. Do đó, quyết định về việc ra khỏi thỏa thuận năm 2001 khó lòng giúp Hàn Quốc giải quyết nhiệm vụ kiềm chế người hàng xóm miền Bắc.
Trên bình diện quân sự, quyết định của Seuol về phát triển tầm xa của tên lửa đạn đạo sẽ không mang lại cho Hàn Quốc ưu thế đặc biệt, trong khi đó những thiệt hại chính trị từ loại tên lửa mới lại có thể rất đáng kể. Hoàn toàn rõ là động thái này sẽ làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ của miền Bắc và miền Nam Triều Tiên, buộc CHDCND Triều Tiên tập trung vào công việc trong chương trình tên lửa với ý chí quyết tâm mới.

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Các bài trên Blog ( 29/6/2011 - 23/9/2012)