Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Nổ mạnh tại một nhà máy ở Texas, có ít nhất 70 người thiệt mạng

Một vụ nổ mạnh đã xảy ra tại nhà máy phân bón gần thị trấn Waco, Texas. Có người bị thương, nhiều tòa nhà bị phá hủy.
Điều này xảy ra trong khi các nhân viên cứu hỏa đang cố dập tắt một đám cháy nhỏ xảy ra trong nhà máy. Sức mạnh của tiếng nổ đã gây chấn động cho hàng chục tòa nhà gần đó. Có 70 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương, trong đó có cả trẻ em. 60 người trong số này đã nhập viện. Một số người bị thương đang ở trong tình trạng nguy kịch.
Theo số liệu sơ bộ, bệnh viện bị hư hỏng nặng, một trường phổ thông đang cháy. Có tin là trong các tòa nhà bị phá hủy đang còn nhiều người bị kẹt lại. Ngoài ra, người dân của một số khu vực trong thành phố đang được sơ tán do rò rỉ amoniac. Một trong những bể chứa amoniac hiện đang cháy.
Tiếp:
Vụ nổ tại nhà máy phân bón ở thành phố West (Texas) đã gây ra những chấn động có cường độ 2,1 Richter trên bề mặt trái đất, cơ quan địa chất Mỹ cho biết. Đã có lệnh cấm bay dưới độ cao 1 kilômét trên vùng trời khu vực này.

Sóng xung chấn cực mạnh của vụ nổ đã phá hủy hàng chục tòa nhà gần đó, trong đó có một trường học (Carrie Harrington - School District), nhà dưỡng lão và một tòa nhà chung cư cao tầng. Lực lượng cứu hộ cho rằng nhiều người đang bị kẹt lại dưới đống đổ nát, trong đó có trẻ em.
Trại dưỡng lão West Rest Haven và trường West Middle đều bị phá hủy
Theo TNN Nga.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Nhật Bản lập mặt trận chống Trung Quốc

Nhật Bản sẽ không thỏa hiệp trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Không có bất cứ nhượng bộ nào cho Bắc Kinh về vấn đề quần đảo Senkaku (tức Điếu Ngư) mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố như vậy tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Tuyên bố này trên thực tế đã cắt đứt khả năng vừa xuất hiện cho cuộc đàm phán của Bắc Kinh với Tokyo về vấn đề này. Chuyến thăm của vị khách khiến Trung Quốc khó chịu. Ngoại trưởng John Kerry đã xác nhận rằng Hoa Kỳ mở rộng hiệu lực của hiệp ước an ninh với Nhật Bản đếnquần đảo Senkaku. Theo Hiệp ước này, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ đồng minh châu Á của mình trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự. Trong khi đó, khả năng tình hình diễn biến theo kịch bản này như là phương pháp giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản vẫn chưa được gỡ bỏ. Ông Valery Kistanov, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của Viện Nghiên cứu Viễn Đông nói:
“Ông Tập Cận Bình rất cứng rắn trong việc giải quyết vấn đề theo quan điểm Trung Quốc.Gần đây, Trung Quốc tuyên bố rằng tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng - không chỉ với Nhật Bản, mà cả với Philippines, Việt Nam và một số các nước khác – là vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích cơ bản của Trung Quốc. Đây là cách đặt vấn đề một cách rất nghiêm trọng. Nhật Bản không hứa hẹn điều gì tốt đẹp. Trong những trường hợp như vậy, cách duy nhất để bảo vệ quần đảo này và chống tham vọng của Trung Quốc là hiệp ước an ninh với Mỹ.”
Trông chờ vào sự hỗ trợ của Mỹ, Nhật Bản đồng thời tiếp tục lôi kép các nước khác tham gia vào mặt trận rộng lớn chống Trung Quốc, trước hết là những nước đang tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Đó là Philippines, Việt Nam, và một loạt các nước đang có xung đột với Trung Quốc nhằm tranh chấp quần đảo Trường Sa trên biển Hoa Nam (tức biển Đông). Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kisida đã thăm Manila là phối hợp phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Việt Nam, cũng như Philippines, cũng đang xung đột với Trung Quốc trong vấn đề biển đảo. Vì vậy Tokyo có thể tìm kiếm sự thông cảm và ủng hộ từ phía Hà Nội. Đáng chú ý là tuyên bố mạnh mẽ của thủ tướng Abe rằng Nhật Bản sẽ không thực hiện bất kỳ thỏa hiệp nào trong vấn đề lãnh thổ trùng hợp với thông tin về việc Việt Nam có ý định mua 6 máy bay tuần tra của Mỹ. Nếu thỏa thuận mua bán này được thông qua, đây sẽ là tiền lệ đầu tiên về việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Việt Nam sau cuộc chiến tranh Đông Dương.
Bắc Kinh thận trọng theo dõi sự phát triển mối quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và nhìn nhận đây là mối đe dọa tiềm năng đối với lợi ích của mình trong khu vực. Khả năng Việt Nam mua 6 máy bay tuần tra Mỹ có càng khiến cho sự khó chịu tăng lên. Nhất là khi các mấy bay đó chắc chắn sẽ được sử dụng trong vùng trời trên các hòn đảo tranh chấp ở biển Hoa Nam (tức biển Đông), nơi mà hiện nay không quân Trung Quốc đang chiếm ưu thế.
Nhật Bản cũng đã vận động được Đài Loan vào mặt trận chống Trung Quốc. Đảo quốc cùng với đại lục cũng tranh chấp với Nhật Bản về quần đảo Điếu Ngư (tức Senkaku). Mới đây Tokyo đã cho phép Đài Loan đánh cá trong khu vực các đảo tranh chấp mà không sợ tuần tra Nhật Bản truy đuổi.
Bắc Kinh đã tìm cách phối hợp nỗ lực với Đài Bắc trong cuộc tranh chấp Điếu Ngư nhưng không thành công. Bây giờ, rõ ràng, Tokyo đã giành ưu thế trong việc mua chuộc Đài Bắc. Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng mạnh mẽ với thực tế rằng Nhật Bản và Đài Loan đàm phán về việc tự do đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp với tư cách là đại diện của hai quốc gia. Dù sao đi nữa thì Tokyo đã phá vỡ liên minh Đài Bắc với Bắc Kinh trong vấn đề ảo tranh chấp lãnh thổ trong biển Hoa Đông.
Theo TNN Nga

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Tướng Mỹ đến Bắc Kinh thảo luận về tình hình trên bán đảo Triều Tiên

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ Martin Dempsey trong tháng Tư 2013 sẽ thăm Trung Quốc, - như phát ngôn viên George Little của Lầu Năm Góc cho biết tại cuộc họp báo. Giới quan sát viên nhận xét rằng nguyên cớ chính cho chuyến thăm của Martin Dempsey là bối cảnh bùng phát nghiêm trọng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên.
 Sự kết nối của giới quân sự Mỹ vào những nỗ lực ngoại giao của Washington theo hướng Triều Tiên là chỉ báo về mức độ nghiêm trọng của tình hình. Chuyến đi của ông Dempsey diễn ra trước chuyến công du của Ngoại trưởng John Kerry, người trong thời gian sắp tới sẽ lên đường đến Bắc Kinh, cũng như Seoul và Tokyo. Lần gần nhất thăm Bắc Kinh của nhân vật tiền nhiệm Dempsey đứng đầu Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Mike Mullen, là vào năm 2011 (Đô đốc Mỹ thăm trung quốc, động thái nhằm xoa dịu căng thẳng). Còn trước đó, trong vòng bốn năm, giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không có trao đổi ở cấp này.
Ở nước Mỹ người ta cho rằng Trung Quốc cần dùng ảnh hưởng của mình đối với Bắc Triều Tiên, ở mức độ lớn có sự lệ thuộc về kinh tế, để buộc Bình Nhưỡng từ bỏ những tuyên bố và hành động khiêu khích. Tình hình hiện nay càng khiến Washington cố sử dụng nhiều hơn tác động của Bắc Kinh đến chế độ Bắc Triều Tiên, - chuyên viên quân sự Igor Korotchenko chủ bút tạp chí "Quốc phòng" nhận định.
“Về lập trường của Bắc Kinh, thì khá thực dụng (Sir Winston Leonard Spencer-Churchill  - Người Anh có câu nói nổi tiếng: "Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn"). Cũng tương tự như lập trường của Matxcơva. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng Bắc Kinh có nhiều phương tiện tác động đến Bình Nhưỡng hơn so với Hoa Kỳ, Nga và các nước khác, nếu tính đến sự gần gũi một cách truyền thống của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Trên bình diện thực tế, ở đây nói về chuyện đưa tình hình ra khỏi chỗ bế tắc chính trị bằng con đường đàm phán, mặc dù độ mạo hiểm chiến tranh vẫn khá lớn. Trong tình hình căng thẳng hiện nay, bất kỳ một tia lửa nhỏ nào cũng có thể làm bùng lên đám cháy, dẫn đến chiến sự quy mô lớn”.
Một số nhà phân tích không coi đe dọa của Bình Nhưỡng về việc sẽ giáng đòn tấn công vào các chủ thể quân sự của Hoa Kỳ, kể cả ở Nhật Bản và Hàn Quốc, là nguy cơ nghiêm trọng hiện thực. Trong khi đó, bối cảnh trên bán đảo Triều Tiên qua mỗi ngày càng nóng lên hơn nữa. Trong điều kiện không giảm bớt áp lực của Hoa Kỳ và tiếp diễn cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn "Young Eagle", thủ lĩnh Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã viện đến phương cách khá kỳ lạ và nguy hiểm để thu hút sự chú ý về mình. Ngoài ra, bằng những ngôn từ hiếu chiến gay gắt chống phương Tây, nhà lãnh đạo trẻ tuổi này rõ ràng đã giành được điểm từ những nhân vật “cựu trào cận vệ” ở Bình Nhưỡng, và do vậy càng cố gắng củng cố cơ sở quyền lực của bản thân.
Hôm thứ Sáu, Hàn Quốc thông báo rằng CHDCND Triều Tiên đã điều dàn tên lửa đạn đạo tầm trung thứ hai tới bố trí ở bờ biển phía đông của đất nước. Như phán đoán của các chuyên viên Mỹ, cuộc phóng tên lửa có thể tiến hành trùng vào dịp kỷ niệm lần thứ 101 ngày sinh của người sáng lập CHDCND Triều Tiên Kim Il Sung.
Do những căng thẳng ngày càng tăng trên bán đảo Triều Tiên, tướng James Thurman chỉ huy đội quân Mỹ tại Hàn Quốc thậm chí đã phải hoãn chuyến đi một tuần về Hoa Kỳ vốn đã lên kế hoạch từ trước.
Tuy nhiên, ở Washington có vẻ đang bắt đầu nhận ra rằng đã hơi quá hăng hái trong hoạt động chuẩn bị đối phó với chế độ Bắc Triều Tiên và bắt đầu xem xét nỗ lực để nếu không giảm bớt được thì chí ít cũng là ngăn không cho mở rộng đối đầu. Cụ thể, Lầu Năm Góc đã thông qua quyết định hoãn kế hoạch phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman 3. Có thể là chuyến thăm của tướng Martin Dempsey cũng sẽ được sử dụng để gửi tín hiệu bổ sung nào đó cho Bình Nhưỡng. Chỉ có điều, không rõ Bình Nhưỡng liệu có coi trọng động thái mới này hay chăng?
Theo TNN Nga

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Blogger Nam Triều Tiên không nghĩ sẽ có chiến tranh với miền Bắc

Các trang blog, các trang Facebook và Twitter của người Nam Triều Tiên đang có đầy thông tin, lời nhắn, câu chuyện về người miền Bắc. (Nắm tình hình qua mạng là một cái mới trong kỷ nguyên thông tin).
Lý do trong những tháng gần đây, Bắc Triều Tiên đang tạo thêm căng thẳng trên bán đảo bằng từng bước đe dọa chiến tranh. Tuần này họ lại đóng cửa khu công nghiệp Kaesong đang liên doanh sản xuất với các công ty Nam Triều Tiên.

Đa số các trang blog, các trang Facebook và Twitter của người Nam Triều Tiên đều nghĩ rằng Bắc Triều Tiên sẽ không gây chiến tranh thực sự.

Blogger "Roar_in_dawn" viết: “Cái mà Kim Jong Un muốn là duy trì quyền lực nhưng nếu sử dụng vũ khí hạt nhân ông ta sẽ mất cái đó. Như vậy chiến tranh chả có lợi gì cho ông ấy cả.”

Blogger "Demian80" viết: “Không hề có chuyện Bắc Triều Tiên sẽ tuyên chiến bằng vũ khí hạt nhân, nhưng điều mà tôi lo là chúng ta chuẩn bị cho các đe dọa đó tốt như thế nào.”

Một số người chú ý đến vấn đề an ninh.

Blogger "fluiday" viết: “Chúng ta không việc gì phải sợ nhưng chúng ta cũng không nên lơ là. Lơ là về an ninh là điều nguy hiểm nhất.”

Blogger "chchqhqh," nhận mình là cựu quân nhân, viết: “Thái độ hay nhất, là cảnh giác về an ninh, và tiếp tục công việc hằng ngày.”

Blogger "Yoon" viết: “Điểm mấu chốt giúp ngăn xảy ra tình huống xấu nhất, là tạo sức mạnh đoàn kết giữa người dân.”

Một số đưa lên Internet quan tâm của họ trước thái độ quá coi thường về chiến tranh.

"Xecue" viết: “Xin đừng nghĩ chiến tranh là một vấn đề đơn giản. Mọi người đều bị thiệt nếu có những quả bom được thả.”

Một người khác, "Envie23," viết: “Tôi đâm lo khi có người bảo rằng chúng ta nên ra tay trước. Dường như những người này đang nói về một nước ngoài nào đó.”
Theo VOA.

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Sự phòng vệ thực tế đáp trả các mối đe dọa ảo

Thông điệp về việc triển khai tên lửa tầm trung "Musudan" trên bờ biển phía Đông của Bắc Triều Tiên, xuất phát từ các cơ quan tình báo Mỹ và Hàn Quốc, đã vạch ra một giai đoạn mới trong sự phát triển tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Ông Vasily Kashin, chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ bình luận rằng, cho dù Hoa Kỳ tiến hành bất kỳ động thái nào đi nữa thì đó sẽ là sự đáp trả những lời lẽ hiếu chiến của Bắc Triều Tiên, chứ không phải chống lại tiềm tăng chiến đấu thực tế của các lực lượng hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Tiềm năng chiến đấu thực tế của các lực lượng hạt nhân tên lửa Bắc Triều Tiên vẫn chưa được kiểm chứng. Số lần thử nghiệm tên lửa tầm trung của Bắc Triều Tiên trong 20 năm qua là quá ít để thực hành việc thiết kế một quả tên lửa. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên tuyên bố là họ có một số loại tên lửa tầm trung. Điều này khiến các chuyên gia ngạc nhiên và lo ngại.
Tên lửa "Musudan", lần đầu tiên xuất hiện ở cuộc diễu hành năm 2010 và sử dụng bệ phóng khung gầm ô tô do Belarus chế tạo, nói chung chưa bao giờ được thử nghiệm. Cho đến tận bây giờ vẫn không ai biết Bắc Triều Tiên đã phô trương thứ gì trong cuộc diễu hành – tổ hợp tên lửa thực sự hay chỉ là mô hình giả. Thậm chí nỗi hoài nghi còn lớn hơn xung quanh tên lửa đạn đạo mà phương Tây biết đến dưới cái tên KN-08, được phô trương trong cuộc duyệt binh năm 2012.
Một nước thậm chí phát triển hơn nhiều với các siêu máy tính mạnh, có thể được áp dụng cho các phân tích toán học, cũng phải mất ít nhất là một vài lần phóng thử nghiệm tên lửa trước khi đưa vào trang bị cho quân đội, nhưng Bắc Triều Tiên chưa làm điều đó lần nào. Bắc Triều Tiên đã đưa vào quỹ đạo thành công vệ tinh với tên lửa "Ynha-3, được cho là một biến thể của tên lửa đạn đạo lớn nhất "Tepodon-2". Nhưng điều đó hoàn toàn không tương đương với việc phóng thử nghiệm tên lửa để kiểm tra hệ thống định vị và thiết kế đầu đạn.
Tất nhiên, trong khi đối mặt với các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tuyên bố của Bắc Triều Tiên là sẽ sử dụng các vũ khí đó, Mỹ và Hàn Quốc sẽ coi tất cả các hệ thống vũ khí độc đáo mà Bình Nhưỡng phô trương là mối đe dọa thực tế (đây thực sự là một thủ đoạn thông minh). Không một vị lãnh đạo chịu trách nhiệm nào lại từ chối tiến hành các biện pháp phòng ngừa tối đa khi có ít nhất 1% xác suất một cuộc tấn công hạt nhân thực tế. Bây giờ, Bắc Triều Tiên đã bị coi là "mối đe dọa trực tiếp và rõ ràng", và điều đó sẽ dẫn đến thay đổi lớn trong kế hoạch quân sự của Mỹ ở châu Á. Việc tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ ở Đông Bắc Á bây giờ là điều không thể tránh khỏi và sẽ mang tính chất lâu dài. Hoa Kỳ đã cho biết về việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên đảo Guam.
Chuyên gia Nga về các vấn đề quốc phòng Vasily Kashin cho rằng rốt cục Trung Quốc là nước phải chịu hậu quả nhiều nhất (Ông Tập Cận Bình - theo con mắt nhìn nhận của Hoa Kỳ - là nhà lãnh đạo non kém). Tất cả các cơ sở hạ tầng quân sự mới mà Mỹ và các đồng minh tạo ra trong khu vực Đông Bắc Á sau này có thể được sử dụng để chống lại Trung Quốc. Mỹ tăng cường hiện diện trong các vùng lân cận Bắc Kinh và Thiên Tân, vậy mà Trung Quốc không thể phản đối – các tuyên bố của Bình Nhưỡng đe dọa áp dụng vũ khí hạt nhân chống lại Mỹ cho phép Mỹ thực hiện điều đó.
Trung Quốc đang cố gắng tìm mọi cách để xoa dịu tình hình bằng cách thực hiện các động thái tư vấn mạnh mẽ với các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Mỹ, nhưng cho đến nay chưa đạt được kết quả. Mặc dù Trung Quốc thường được coi là đồng minh của Bắc Triều Tiên, nhưng Trung Quốc đã đánh mất ảnh hưởng thực sự với Bắc Triều Tiên vào cuối những năm 1950. Bắc Triều Tiên thường xuyên làm ngơ trước lợi ích của Trung Quốc và tiến hành chính sách đối ngoại độc lập với Bắc Kinh. Bắc Triều Tiên đã trở thành sự đau đầu và gánh nặng phiền hà của Bắc Kinh, vì mục đích duy nhất là ngăn chặn sự xuất hiện của quân đội Mỹ trên biên giới Trung Quốc.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Thư học sinh lớp 4 Việt Nam gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình


Kính gửi bác Tập Cận Bình!

Cháu là Vũ Tuyên Hoàng, con của một thuyền viên đã bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca-bin. Hôm nay, cháu xin gửi bức thư này tới bác nhằm mục đích bộc lộ những cảm xúc và ước mong của cháu.
 
Mấy hôm trước cháu được biết rằng tàu Trung Quốc đã bắn súng lửa vào tàu đánh cá của bố cháu làm mọi thứ cháy rụi. Sau khi biết tin này cháu cảm thấy rất phẫn nộ và căm tức... Cháu biết rằng Việt Nam chỉ nhỏ bằng một tỉnh thành của Trung Quốc. Vậy mà sao Trung Quốc lại làm như thế - thật là một việc làm không thể chấp nhận. Bác cũng biết rằng Việt Nam là nước yêu chuộng hòa bình rất ghét chiến tranh. Vậy mà Trung Quốc lại rắp tâm cướp đi chủ quyền của Việt Nam - một việc làm thật đáng coi thường. Bây giờ, dụng cụ lao động đã mất trắng. Mà bố cháu không làm gì sai trái cả, chỉ là công việc bình dị thường ngày là ra khơi đánh cá.

Hơn nữa, đây chỉ thiệt hại về mặt tài sản, nhưng như bố cháu có thể đã bị thương hoặc ra đi mãi mãi, thì bác sẽ có thể gánh mọi trách nhiệm hay không? Cháu nghĩ là không đâu, bác cứ thử đặt địa vị của bác vào địa vị của bố cháu xem bác có thể khoanh tay đứng nhìn được không?

Bây giờ gia đình cháu đã mất trắng của cải thì có thể làm được gì cơ chứ, bác cứ nghĩ mà xem. Là một đứa trẻ cháu đã hiểu hết mọi chuyện và ấm ức thế này, vậy một người lớn tuổi như bác còn ấm ức đến thế nào? Nếu như bác muốn chứng minh cho toàn thể người dân Việt Nam biết bác là một tổng bí thư tốt thì bác hãy ngăn chặn ngay việc làm đó lại. Bác hãy luôn nhớ, cho dù mất đi của cải vật chất thì lá cờ của Tổ quốc Việt Nam vẫn luôn tung bay cao vì chủ quyền biển đảo Việt Nam thuộc về Việt Nam chứ không phải người Trung Quốc.

Sau lá thư này, cháu mong ước bác sẽ quản lí đất nước thật tốt để hòa bình và quyền bình đẳng của hai nước sẽ mãi mãi được bảo tồn và gìn giữ.

Cháu rất mong ước điều này sẽ trở thành hiện thực trong mai đây thôi! Cháu kính chào bác.

Cháu

Bình Nhưỡng muốn giành viện trợ nhân đạo với sự hỗ trợ của bom đạn

Nếu như tin vào thông cáo của báo chí thế giới, thì Bắc và Nam Triều Tiên đang ngấp nghé bờ vực chiến tranh.
Bình Nhưỡng tuyên bố rút khỏi chế độ thỏa thuận ngừng bắn và đe dọa nhấn chìm Seoul và Washington trong "biển lửa". Những tuyên bố tương tự cũng đã được quốc gia miền Bắc đưa ra trước đây. Tuy nhiên lần này cường độ đe dọa là cao chưa từng thấy. Quả thực, mặc dù, nghe hơi kỳ quặc buồn cười. Thí dụ, mới đây truyền hình Bắc Triều Tiên chiếu cảnh Kim Jong-un đang ra mệnh lệnh cho các vị tướng và nguyên soái của ông ta. Trên tường trong căn phòng treo bản kế hoạch giáng đòn tấn công vào Hoa Kỳ, với ký hiệu những thành phố cần bị tên lửa Bắc Triều Tiên xóa sạch khỏi mặt đất.
Vậy, nguyên nhân gì khiến Bình Nhưỡng có thái độ gây hấn đến mức ấy? Hẳn là sự tình hàm chứa trong những khó khăn nghiêm trọng mà nền ngoại giao của CHDCND Triều Tiên phải đối mặt trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chính yếu trong đó gắn với việc nhận viện trợ nhân đạo.
Do tác động bởi tính chất cực kỳ thiếu hiệu quả của mô hình kinh tế ở CHDCND Triều Tiên, sự tồn vong của chế độ Bắc Triều Tiên và quốc gia Bắc Triều Tiên phần nhiều tùy thuộc vào khả năng nhận sự giúp đỡ của bên ngoài theo những điều kiện chấp nhận đối với ban lãnh đạo đất nước này.
Trong chặng dài gần 20 năm để có được sự trợ giúp này, giới ngoại giao Bắc Triều Tiên đã sử dụng thủ thuật khá điển hình. Trước tiên, Bình Nhưỡng bắt đầu gây căng thẳng, ám chỉ sắp sửa tấn công vào nước láng giềng, đưa quân đội vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu và bố trí “rò rỉ” thông tin nửa kín nửa hở về thành công trong việc thực thi chương trình hạt nhân kỳ bí. Sau đó, khi các nước hữu quan và cộng đồng quốc tế bắt đầu thể hiện mối lo ngại về những gì xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên tuyên bố họ sẵn sàng đàm phán. Trong đó, ở Bình Nhưỡng luôn nhấn mạnh rằng thương lượng đồng nghĩa với nhượng bộ, mà Bắc Triều Tiên sẽ không bao giờ chấp nhận nhượng bộ miễn phí, không công. Mỗi lần khủng hoảng cuối cùng đều được giải quyết một cách yên ổn. Thế giới thở phào nhẹ nhõm và cho Bắc Triều Tiên những gì họ muốn nhận – thường là lương thực thực phẩm hoặc hỗ trợ kinh tế. Tuy nhiên gần đây chiêu trò này không có tác dụng. Bởi hai lý do. Thứ nhất, đối tượng chính mà chiến thuật này nhắm vào, là Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản – thì đã “nhờn quen” và “nắm được tẩy” của Bình Nhưỡng. Do kết quả lặp đi lặp lại công thức "khủng hoảng - đàm phán – viện trợ", các bên hữu quan đã có ấn tượng rằng nhân nhượng Bắc Triều Tiên, cung cấp cứu trợ cho nước này, đồng thời cũng là tạo ra tiền lệ nguy hiểm và trên thực tế sẽ không tránh khỏi thúc đẩy tái diễn “cuộc khủng hoảng” lần tiếp theo. Vì thế giờ đây Washington chẳng vội đi tới nhượng bộ, cho rằng những nhượng bộ đó chỉ khẳng định hiệu quả của chiến lược xưa cũ mà Bình Nhưỡng ưa dùng.
Lý do thứ hai là, kinh nghiệm cho thấy những đe dọa của Bắc Triều Tiên không bao giờ biến thành hành động, mà như vậy nhìn chung là ổn. Tuyên bố về giáng đòn khủng khiếp được tung ra từ Bình Nhưỡng một cách thường xuyên đến ngạc nhiên, thế nhưng chẳng có đòn đánh thực tế nào theo sau những tuyên bố nảy lửa đó. Trong những trường hợp khi Bắc Triều Tiên thực sự thực hiện cú đánh cục bộ nào, thì chắc là hoạt động được tổ chức bất ngờ và không kèm những lời dọa dẫm cảnh báo trước.
Và bây giờ, khi phát hiện thấy rằng chiến thuật cũ không tác dụng nữa, Bình Nhưỡng quyết định gia tăng những tuyên ngôn hoa mỹ và cố thể hiện cuộc khủng hoảng như là hiện tượng hoàn toàn bất thường. Tuy nhiên, kiểu cách đó cũng có thể vô hiệu quả. Trong trường hợp này Bình Nhưỡng sẽ làm gì? Thay đổi chiến thuật và bắt đầu đàm phán với Seoul để bình thường hóa bang giao? Khó có thể như vậy. Nhiều khả năng hơn cả là cố gắng làm căng thẳng càng trầm trọng thêm.Và phương án này rất nguy hiểm. Bởi đơn giản là có thể ai đó ở Seoul và Washington nhỡ đâu không giữ được bình tĩnh nữa.
Theo TNN Nga. 
Xem thêm:
Hải quân Mỹ tăng cường nhóm tàu ngoài khơi bờ biển Hàn Quốc
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên ra lệnh quân đội không nổ súng trước vào Nam Hàn
CHDCND Triều Tiên khôi phục hoạt động của lò phản ứng hạt nhân tại Yongbyon
Lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố vũ khí hạt nhân đảm bảo hòa bình cho đất nước
Triều Tiên đang chuẩn bị thống nhất
KCNA: Các chủ thể công nghiệp ở CHDCND Triều Tiên sẵn sàng chuyển sang chế độ làm việc thời chiến   
Quốc hội Bắc Triều Tiên thông qua chương trình thăm dò không gian
Giáo hoàng Francis kêu gọi lập lại hòa bình ở Syria và Triều Tiên  
Hàn Quốc đe “phản ứng nghiêm khắc” với “sự khiêu khích" của Bắc Triều Tiên 
Hoa Kỳ điều máy bay tiêm kích F-22 từ Nhật Bản sang Hàn Quốc 
Bộ Ngoại giao Anh: Tuyên bố của Bình Nhưỡng chỉ làm gia tăng sự cô lập quốc tế của CHDCND Triều Tiên  
Bình Nhưỡng: Hội nghị Trung ương đảng Lao động Triều Tiên thảo luận về chương trình phát triển đất nước trên nền tảng xã hội chủ nghĩa 
Bộ Ngoại giao Nga: Matxcơva kêu gọi các bên trên bán đảo Triều Tiên kiềm chế tối đa