Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Các bài viết trong trang 1

“Vũ khí mạng”: Không thể thiếu trong kho vũ khí Anh

Theo nguồn tin từ các bộ trưởng Anh, chính phủ nước này đang phát triển các loại “vũ khí mạng” để chống lại các mối đe dọa từ Internet đối với an ninh quốc gia.

Hộp công cụ” – các khả năng có thể xảy ra đe dọa an ninh mạng đang được lắp ráp, lồng ghép nhằm chống lại các hacker có ý định nhắm vào các cơ sở quân sự, cơ sở dữ liệu và các phòng ban quan trọng của Anh.

Trong một cuộc phỏng vấn của Guardian, Nick Harvey, Bộ trưởng quốc phòng Anh thừa nhận sự tồn tại của chương trình vũ khí này và rằng đây là “phần không thể thiếu” trong kho vũ khí Anh.

Trung tâm an ninh mạng (CSOC) thuộc Tổng hành dinh Truyền thông tổng hợp GCHQ
Trung tâm an ninh mạng (CSOC) thuộc Tổng hành dinh Truyền thông tổng hợp GCHQ (Anh).

Các thông tin về loại vũ khí này chưa được tiết lộ, nhưng theo Bộ trưởng quốc phòng Anh, loại vũ khí này do chính phủ quản lý và sẽ được áp dụng, triển khai ở các cơ sở quân sự. Văn phòng nội các và Trung tâm an ninh mạng (CSOC) thuộc Tổng hành dinh Truyền thông tổng hợp GCHQ (Anh) đứng đầu chương trình vũ khí mạng này.

Bộ trưởng quốc phòng Anh cho biết mạng lưới kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng giống như hệ thống vận tải, thông tin và liên lạc. Sự phụ thuộc của hệ thống này vào mạng lưới kỹ thuật số dễ làm nảy sinh cuộc chiến tranh không gian mạng. Và hậu quả của một cuộc tấn công được chuẩn bị kĩ càng để phá hệ thống mạng sẽ gây ra thảm họa.

Tuần trước, hệ thống mạng của Lockheed Martin (Mỹ) - nhà thầu quân sự chính của Mỹ chứa đựng các dữ liệu nhạy cảm về các loại vũ khí cũng như các kỹ thuật mà lực lượng Hoa Kỳ sử dụng đã bị tấn công. Đội ngũ an ninh mạng của hãng đã nhanh chóng phát hiện các mối đe dọa và bảo vệ các chương trình của họ tránh bị tổn hại.

Tháng trước, Sony cũng đưa ra công bố về hàng triệu thông tin cá nhân của người sử dụng - bao gồm cả các chi tiết thẻ tín dụng của họ - có nguy cơ bị đánh cắp sau khi hệ thống PlayStation Network bị các hacker tấn công.

Theo báo khoa học

Bí mật về đội quân tin tặc của Triều Tiên

Mối lo ngại về khả năng tiến hành chiến tranh mạng của Triều Tiên đang ngày càng tăng ở Hàn Quốc sau khi xảy ra một loạt vụ tấn công mạng vào nhiều cơ quan chính phủ nước này cũng như việc các thiết bị quân sự của Hàn Quốc bị phá sóng trong những ngày qua.

Tờ Chosun Ilbo ngày 8/3 cho rằng, Triều Tiên chính đứng sau vụ tấn công mạng và phá sóng thiết bị quân sự của Hàn Quốc trong thời gian qua. Trước đó, Triều Tiên đã chuẩn bị cho cuộc chiến tranh mạng từ năm 1986 khi thành lập Đại học Mirim, nay là Đại học Kỹ thuật, để huấn luyện các chuyên gia công nghệ.


Một trung tâm xử lý sự cố của Hàn Quốc

Một người Triều Tiên hiện sống ở Hàn Quốc, từng tốt nghiệp đại học trên, cho biết, mỗi năm, có khoảng 100 tới 110 hacker được “đào tạo” chính quy. Để tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật, mỗi sinh viên sẽ mất năm năm. Các trường như Đại học Quân sự Quốc gia, Học viện Không quân, Học viện Hải quân của Triều Tiên hàng năm đều gửi sinh viên tới trường Đại học Kỹ thuật để theo học các khóa chiến tranh mạng.

Ông Jang Se-yul, một người Triều Tiên hiện sinh sống ở Hàn Quốc, cho hay: “Tôi từng được biết rằng, Triều Tiên đã đạo tạo cho khoảng 30.000 chuyên gia chiến tranh điện tử, trong đó có khoảng 1.200 người là sĩ quan cấp cao. Mỗi quân chủng đều có một đơn vị tác chiến điện tử hay còn gọi là những chuyên gia chiến tranh mạng”.

Năm 2006, quân đội Hàn Quốc từng cảnh báo các hacker Triều Tiên có thể làm tê liệt Bộ Chỉ huy Thái Binh Dương của Mỹ và có thể tấn công vào các hệ thống máy chủ của Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo các chuyên gia, những hacker Triều Tiên từng cố gắng thực hiện một vụ tấn công nhằm kiểm soát máy tính của một Đại tá của quân đội Hàn Quốc hồi tháng 8/2008. Năm 1999, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, địa chỉ quốc gia truy cập vào các trang mạng của bộ này nhiều nhất đều bắt nguồn từ Triều Tiên.

Lính đánh thuê trên mạng

Hình: AP

Sau khi viết xong bài “Tự do phát biểu và sân chơi dân chủ”, tôi đọc được một số bản tin rất thú vị trên báo chí tiếng Anh về hiện tượng Trung Quốc bỏ tiền thuê một lực lượng nhân viên đông đảo chỉ để làm mỗi một việc là viết các ý kiến phản hồi bênh vực cho đảng và chính phủ trên internet (1). Tôi gọi đó là lực lượng lính đánh thuê trên mạng.

Trước, nhiều quốc gia, kể cả một số cường quốc Tây phương, có một lực lượng quân đội đặc biệt, gồm những tên lính đánh thuê, chủ yếu được sử dụng trong việc chinh phạt các thuộc địa. Người Việt Nam vốn có rất nhiều kinh nghiệm cay đắng về những tên lính đánh thuê ấy: Tên của chúng, từ tiếng Pháp, légionnaire, đã được Việt hóa thành “lê dương”. Đó là những người nước ngoài, phần lớn thuộc thành phần hoặc nghèo đói hoặc bất hảo, tự nguyện đánh thuê cho Pháp. Một đội quân lê dương, gồm 600 tên, ngày 18 tháng 11 năm 1883, đã đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam, đánh chiếm các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang và Lạng Sơn. Sau đó, trong suốt mấy chục năm đô hộ Việt Nam, trong hàng ngũ lính Pháp, bao giờ bọn lính lê dương cũng có mặt. Và cũng gieo rắc không biết bao nhiêu là kinh hoàng cho dân chúng.

Bây giờ, trong đội ngũ những người trung thành với Moammar Gadhafi ở Libya, cũng có khá nhiều lính đánh thuê, chủ yếu đến từ Mali, Nigeria, Chad, Sudan và Bosnia, được gọi là Lê dương Hồi giáo.

Dù mang tên gì, ở đâu, bản chất của những tên lính đánh thuê ấy cũng giống nhau: vì tiền. Vì tiền, chủ bảo đánh đâu, chúng đánh đó. Không có chuyện lý tưởng gì cả. Tất cả chỉ vì tiền.

Một loại lính đánh thuê như vậy, dưới hình thức mới, đã được ra đời trong một không gian hoàn toàn mới: internet. Chúng không có quân phục; không có huy hiệu hay súng ống. Chúng chỉ có bàn phím và con chuột. Ngồi trước computer, chúng cũng xông xáo và hung hăng không kém gì những tên lính lê dương của Pháp ở Việt Nam trước đây hay những tên lính lê dương Hồi giáo tại Libya hiện nay.

Những tên lính đánh thuê trên mạng được thế giới biết đến đầu tiên mang một quốc tịch chung: Trung Quốc.

Nên biết là ở Trung Quốc hiện nay có khoảng gần nửa tỉ người sử dụng internet và hơn một nửa trong số đó thường xuyên tham gia vào các blog hoặc với tư cách người viết, hoặc với tư cách “còm sĩ”, hoặc, nhiều hơn, với tư cách người đọc. Cái khối lượng người đồ sộ ấy hàng ngày chuyền cho nhau không biết cơ man nào là thông tin và ý kiến. Dĩ nhiên, có không hiếm những thông tin và ý kiến hoàn toàn trái ý của nhà nước: chúng vạch trần bộ mặt tham nhũng và tàn bạo của giới cầm quyền; chúng hô hào cho tự do, dân chủ và quyền làm người. Đối diện với làn sóng dư luận độc lập ấy, chính phủ Trung Quốc đã sử dụng nhiều biện pháp ngăn chận khác nhau. Hai biện pháp chủ yếu là: kiểm duyệt và tin tặc. Kiểm duyệt có nhiều hình thức, từ việc dựng tường lửa đến việc kiểm soát gắt gao các tiệm internet-cafe. Khi không kiểm duyệt thì họ, hoặc sai công an đến bắt, hoặc tung lực lượng tin tặc ra đánh phá.

Cả hai biện pháp ấy đều có tính chất tự vệ và thụ động. Gần đây (ghi nhận sớm nhất là từ năm 2004), Trung Quốc tiến hành một biện pháp thứ ba, tích cực và chủ động hơn: thành lập đội ngũ lính đánh thuê trên mạng.

Theo blogger Li Ming, ở Trung Quốc hiện nay, có ít nhất vài chục ngàn lính đánh thuê trên mạng như vậy. Malik Fareed, trong bài “China joins a turf war” đăng trên The Guardian số ra ngày 22 tháng 9 năm 2008, đoán con số đó có thể lên đến 300 ngàn người. (2)

Nhưng chúng là ai? Jeremy Goldkorn, chủ bút tờ báo mạng Danwei.org cho biết: “Đó là một sự bí ẩn. Những người này không bao giờ nói chuyện với giới truyền thông cả. Người ta chỉ đoán mò thôi.”

Với từng cá nhân thì khó biết. Nhưng với tư cách tập thể thì người ta có thể nhận diện được: Phần lớn các tên lính đánh thuê trên mạng ấy là cán bộ nhà nước và sinh viên muốn có thu nhập thêm. Ngoài ra, cũng có một số là những người hưu trí còn trung thành với chế độ. Rất nhiều người được trả lương để làm việc toàn thời. Ví dụ, tháng 6 năm 2007, thành phố Tiêu Tác (Jiaozuo) thuộc tỉnh Hà Nam (Henan) tuyển 35 nhân viên chuyên viết bình luận trên internet (ở Trung Quốc gọi là “võng lạc bình luận viên” (, wǎngluò pínglùn yuán). Họ cũng chọn hơn 120 công an có năng khiếu viết lách để tham gia vào việc viết bình luận trên internet (3). Theo tờ Global Times, riêng tỉnh Cam Túc (Gansu), trong năm 2010, đã thuê 650 nhân viên làm việc toàn thời với nhiệm vụ “hướng dẫn dư luận trước những vấn đề gây nhiều tranh cãi” (4). Vào đầu năm nay, ở tỉnh Sơn Tây (Shanxi), người ta còn tung ra chiến dịch “Võng lạc hồng thiếu binh” (Internet Red Scout) với nội dung chính là khuyến khích các đoàn viên Đoàn Thanh niên thi đua viết ý kiến khen ngợi đảng để tung lên các blog. Chỉ tiêu là mỗi đoàn viên phải viết ít nhất 2 ý kiến một tuần. Các ý kiến ấy được giữ lại để nộp lên ban tổ chức Đoàn. (5)

Công việc của các “bình luận viên” này, theo Renaud de Spens, một chuyên gia về internet có trụ sở tại Bắc Kinh, cực kỳ đơn giản: cắt và dán. Họ cắt nơi này và dán vào nơi khác. Có điều hầu hết những gì được chúng cắt dán chỉ là các khẩu hiệu tuyên truyền rẻ tiền của đảng và chính phủ. Đại khái, lúc nào cũng “Đảng vĩ đại”, “lãnh tụ anh minh”, v.v... Sau, thấy lối tuyên truyền như vẹt ấy không có tác dụng, họ phát triển một chiến lược khác, tinh tế hơn, cũng ra vẻ hiểu biết một chút. Cũng lý luận. Cũng tranh luận. Cũng, thỉnh thoảng, ra vẻ như trí thức và công tâm. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là một: tuyên truyền cho chế độ.

Các “bình luận viên” – thực chất là lính đánh thuê – này “được trả tiền theo số lượng ý kiến phản hồi được đăng tải. Nếu ý kiến của họ được đọc nhiều, họ có thể được hưởng một số tiền thưởng thêm.” Ông Li Ming cho biết như vậy. Có điều, số tiền chắc là chả nhiều nhặng gì. Người ta đoán chỉ khoảng 50 xu. Bởi vậy, ở Trung Quốc, người ta gọi đó là đám “ngũ mao đảng” (五毛, wǔmáo dǎng; trong tiếng Anh, người ta dịch là “The 50 Cent Party”, đảng 50 xu).

Giới quan sát quốc tế ghi nhận trong nhiều trường hợp, biện pháp sử dụng lính đánh thuê mạng này tỏ ra có hiệu quả. Chẳng hạn, vào ngày 10 tháng 8 năm 2007, nhân một vụ cãi cọ trên đường phố, một người dân ở thành phố Tiêu Tác viết một ý kiến ngắn phê phán công an một cách gay gắt và gửi đăng trên một diễn đàn mạng. Chỉ mười phút sau, công an đọc được; họ liền vận động hơn 120 nhân viên tham gia phản công. Hai mươi phút sau, ý kiến phê phán người nọ và bênh vực công an tràn ngập diễn đàn. Trước áp lực ấy, một số công dân mạng (netizen) yếu vía, quay sang tố giác và lên án người lên tiếng chỉ trích công an nọ. “Trận” ấy coi như công an thành phố Tiêu Tác toàn thắng.(3)

De Spens quan sát thấy rất nhiều trường hợp như thế: Vào blog hoặc website, chung quanh các đề tài nóng bỏng đang thu hút sự chú ý của đông đảo quần chúng, người ta chỉ thấy, trong nhiều ngày liên tiếp, toàn ý kiến bênh vực chế độ do đám lính đánh thuê mạng này thực hiện. Điều đó dễ gợi ấn tượng sai lầm là phe ủng hộ chế độ chiếm đa số, là chế độ được lòng dân, là tính hợp pháp của chế độ vẫn còn rất bền vững, v.v...

Tuy nhiên, nhiều người cho đó chỉ là một thành công tạm thời. Khi người đọc biết tỏng các ý kiến phản hồi ấy chỉ là trò lừa bịp của đám lính đánh thuê, người ta sẽ mất hẳn niềm tin. Sau đó, nghe ai nói theo khẩu khí hao hao như vậy, người ta sẽ tẩy chay ngay tức khắc.

Dù sao, ở trên, cũng là chuyện của Trung Quốc.

Vấn đề quan trọng hơn, với chúng ta, là: Ở Việt Nam thì sao?

Hiện nay, tôi không có tài liệu gì về vấn đề này cả. Không biết có bạn nào có không. Nếu có, xin cùng chia sẻ với mọi người. Nếu không thì chúng ta tạm thời tự đóng vai điều tra viên vậy. Công việc điều tra ấy cũng đơn giản thôi: Thử nhìn vào phần Ý kiến trên các blog tiếng Việt, xem có ai có khả năng là “bình luận viên 50 xu” không nhé?

Hưng Quốc

Đội quân mạng của Trung Quốc

Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ (PLA) vừa thành lập một đội quân chuyên gia nhằm tăng cường khả năng bảo vệ an ninh mạng của nước này. Hoàn Cầu thời báo hôm 25.5 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng TQ Cảnh Nhạn Sinh nói rằng đơn vị này được triển khai ở Quân khu Quảng Châu nhằm đáp ứng nhu cầu huấn luyện bảo vệ mạng của quân đội. Trước đó, nhật báo PLA đưa tin Quân khu Quảng Châu đã đầu tư hàng chục triệu nhân dân tệ nhằm xây dựng biệt đội mạng.

Đây cũng chính là lần đầu tiên TQ xác nhận có một đội quân mạng dùng theo kênh Channel 4 News của Anh, nó được cho là đã ra đời cách đây ít nhất 2 năm. Nhà phân tích tình báo Anh Glenmore Trenear-Harvey còn cho Channel 4 News hay nhiều chuyên gia tình báo khẳng định TQ đã có một lực lượng tấn công mạng hoạt động ít nhất 5 năm.

Ông Trenear-Harvey cho biết thêm hàng ngàn tin tặc đã được chính quyền TQ tuyển mộ để thành lập đạo quân chuyên xâm nhập các máy tính để lấy cắp thông tin hoặc chặn các website. Theo tờ Sydney Morning Herald, các cơ quan tình báo và chuyên gia mạng tin rằng nhiều cuộc tấn công được thực hiện bởi các tin tặc thuộc PLA, Bộ Công an hoặc tin tặc có liên quan tới giới chức tình báo TQ.

TRUYỀN THÔNG TẠO SỰ THAY ĐỔI

Theo Liên minh Viễn thông Thế giới, 1/6 dân số thế giới sử dụng Internet thường xuyên và có 2,7 tỉ thuê bao dịch vụ điện thoại di động. Chỉ sau vài năm chúng ta bước vào thiên niên kỷ mới, số người sử dụng Internet và thuê bao di động đã tăng vọt.

Những công nghệ này cho phép mọi người khai thác kho tàng tri thức thế giới, chia sẻ và truyền bá những tri thức đó vì mục tiêu các chương trình nghị sự chính trị và xã hội mà họ xây dựng. Tri thức là sức mạnh, có nhiều sự kiện trên thế giới, trong đó người dân sử dụng các công nghệ và sức mạnh của chúng để làm thay đổi xã hội, để đạt được sự tự do lớn hơn.

Patrick Butler thuộc Trung tâm Phóng viên Quốc tế đã viết “Công nghệ - ở cả những nước nghèo - không chỉ tạo ra luồng thông tin tự do hơn, mà còn khuyến khích người dân, những người trước đây cảm thấy yếu thế, nay đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những thay đổi xã hội của họ”.

Trước những xu hướng phát triển gia tăng, chính phủ các nước phát triển đều đã thay đổi phương pháp quản lý xã hội theo cách an toàn hơn. Họ không thể dùng dùi cui để đàn áp những người biểu tình hòa bình mà không bị lên án. Máy ảnh nhỏ gắn trong điện thoại di động sẽ ghi lại cảnh những trận đòn dùi cui giáng xuống người biểu tình. Những người viết nhật ký mạng đầy tình cảm sẽ cho cả thế giới những hình ảnh đó.

Đây là một nội dung mà tạp chí điện tử eJournal USA bắt đầu thực hiện tháng 3/2006 với ấn phẩm Sự ra đời của các phương tiện truyền thông, nhằm xem xét cách các phương tiện truyền thông cũ tái tạo sản phẩm trong một môi trường thông tin mới và cách người dân sử dụng công nghệ mới để tăng cường kỹ năng của mình. Hiện nay, vấn đề này không chỉ giới hạn trong ngành truyền thông nữa mà đã lan ra toàn xã hội.

Các cơ quan thông tấn theo dõi sát sao nhất những gì đang diễn ra, và chúng ta hãy nghe họ bàn về những vấn đề này. Trung tâm Phóng viên Quốc tế sẽ giải thích cách các công nghệ mới tác động tới chính trường. Một phóng viên Mỹ kỳ cựu giải thích nền chính trị Mỹ đã đi theo một hướng khác như thế nào khi có sự can dự của các nhà hoạt động trực tuyến. Các cây bút của Diễn đàn Biên tập viên Thế giới và Hiệp hội Báo chí Thế giới bàn về việc người dân đang làm thay đổi sản phẩm tin tức và báo chí chuyên nghiệp cần phải phản ứng như thế nào.

Các tác giả bàn về những vấn đề phức tạp khác nhau, mặc dù chúng đều có chung một nội dung, đó là: Câu chuyện vẫn chưa đến hồi kết. Chúng ta vẫn chưa biết thế giới sẽ thay đổi như thế nào trước tác động của các lực lượng xã hội, chính trị và truyền thông mà giờ đây đã được thả lỏng.

SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG

Những đổi mới trong công nghệ thông tin đã đưa thế giới đến với một kỷ nguyên của các phương tiện truyền thông dân chủ, trong đó con người được tiếp cận với tin tức và thông tin mà không bị giới hạn bởi những rào cản truyền thống là thời gian và khoảng cách địa lý. Sự đổi mới này đã làm xuất hiện các loại phương tiện truyền thông mới, với những hình thức phân phối, mua bán và sử dụng thông tin mới. Những khoảng cách truyền thống giữa khán giả và các cơ quan truyền thông đã bị vượt qua khi người dân tiếp cận những diễn đàn mà từ đó họ có thể bày tỏ những ý tưởng và quan điểm của mình, không cần phải qua các tập đoàn truyền thông và chính phủ - là những cơ quan gác cổng về thông tin từ xa xưa.

Những phương tiện truyền thông đã được thiết lập – báo chí và phát thanh, truyền hình - cố gắng để thích ứng với một môi trường mới, ngay khi những người sử dụng các phương tiện truyền thông nắm giữ lãnh địa riêng của mình trong lĩnh vực thông tin để tạo ra một hình thức báo chí có sự tham gia của nhiều người.

Những chuyên gia và những người tiên phong trong các công nghệ đang thay đổi này chia sẻ quan điểm của họ trong những trang tiếp theo của số báo này, đồng thời mô tả sự ra đời của những đổi mới và đưa ra một viễn cảnh về những gì có thể diễn ra.

Dale Peskin và Andrew Nachinson thuộc Trung tâm Phương tiện Truyền thông của Viện Báo chí Hoa Kỳ hình dung về một xã hội thông tin mang tính cộng tác trong một hình mẫu mà họ gọi là “We Media” (Chúng tôi - Giới truyền thông). Người tiên phong về viết tin trên các trang web Dan Gillmor mô tả cách thức một loại hình báo chí mới ảnh hưởng đến các sự kiện công cộng. Chuyên gia trong lĩnh vực truyền hình Jeff Gralnick trình bày góc nhìn cận cảnh về loại hình mới này. Daniel Larkin giải thích cách thức Trung tâm Khiếu nại Tội phạm Internet của Chính phủ Hoa Kỳ giải quyết các khiếu nại về hoạt động lừa đảo và tội phạm trên mạng, những hoạt động này phát triển cùng tốc độ với những đổi mới về công nghệ và phương tiện truyền thông.

Những người nói trên và các chuyên gia khác cùng chia sẻ quan điểm trong tạp chí “Sự trỗi dậy của các phương tiện truyền thông” này.

Hoa Kỳ vạch kế hoạch sắp xếp lại lực lượng quân sự

Nhà Trắng
Văn phòng Thư ký Báo chí (Cincinnati, Ohio)
Ngày 16/8/2004
Trang thông tin số liệu: Tăng cường an ninh của Mỹ bằng cách sắp xếp lại quân đội của chúng ta

“Trong thập niên tới, chúng ta sẽ triển khai một lực lượng cơ động hơn và linh hoạt hơn, có nghĩa là sẽ có nhiều quân hơn của chúng ta sẽ được đóng và triển khai từ trong nước. Chúng ta sẽ chuyển một số quân và tiềm lực quân sự của chúng ta sang những địa điểm mới để có thể phản ứng mau lẹ với những mối đe dọa bất ngờ. Chúng ta sẽ tận dụng các công nghệ quân sự của thế kỷ XXI để nhanh chóng triển khai sức mạnh chiến đấu cao hơn. Kế hoạch mới sẽ giúp chúng ta chiến đấu và chiến thắng những cuộc chiến này trong thế kỷ XXI. Kế hoạch này sẽ tăng cường các liên minh của chúng ta trên khắp thế giới, đồng thời chúng ta sẽ xây dựng những quan hệ đối tác mới để gìn giữ hòa bình hiệu quả hơn. Kế hoạch này sẽ giảm áp lực đối với quân đội của chúng ta và các gia đình quân nhân chúng ta”.

Tổng thống George W.Bush
Ngày 16/8/2004


Hành động hôm nay của Tổng thống

• Hôm nay Tổng thống Bush đã thông báo việc tái cơ cấu toàn diện nhất quân đội Hoa Kỳ ở nước ngoài kể từ khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên. Với việc đóng cửa các căn cứ không còn cần thiết để đối phó với những mối đe dọa thời Chiến tranh Lạnh nay không còn nữa, sáng kiến mới này sẽ đưa nhiều lực lượng thời Chiến tranh Lạnh trở về Mỹ, đồng thời triển khai các lực lượng linh hoạt hơn và có khả năng triển khai nhanh ở các khu vực chiến lược trên toàn thế giới.
• Tận dụng các công nghệ quân sự của thế kỷ XXI, kế hoạch này sẽ tăng năng lực quân sự và sức mạnh chiến đấu của Mỹ ở mọi khu vực trên thế giới; cải thiện quan hệ hợp tác của chúng ta với đồng minh và khả năng bảo vệ đồng minh; và tăng cường khả năng ngăn chặn xâm lược - đồng thời cắt giảm lực lượng của Mỹ đóng quân ở các căn cứ nước ngoài.
• Kế hoạch này sẽ tăng cường an ninh cho nước Mỹ bằng cách chuẩn bị tốt hơn cho quân đội của chúng ta để đối phó với những nguy cơ mới liên quan đến các quốc gia bất hảo, chủ nghĩa khủng bố toàn cầu và vũ khí hủy diệt hàng loạt.
• Trong 10 năm tới, kế hoạch của Tổng thống sẽ đóng cửa hàng trăm cơ sở của Mỹ ở nước ngoài và đưa về nước khoảng 60.000 đến 70.000 quân nhân và khoảng 100.000 thân nhân và các nhân viên dân sự.
• Kế hoạch này sẽ giúp các thành viên trong quân ngũ của chúng ta có thêm thời gian ở mặt trận trong nước và ít phải di chuyển hơn trong công việc. Nó sẽ giúp vợ chồng của quân nhân ít phải thay đổi công việc hơn và giúp gia đình họ ổn định hơn. Và nó sẽ giúp tiết kiệm tiền của những người đóng thuế bằng cách đóng cửa hàng trăm cơ sở không cần thiết trên toàn thế giới.

Các mục tiêu trong kế hoạch quân đội thế kỷ XXI của chúng ta

• Mở rộng quan hệ quốc phòng của Mỹ với các đồng minh và xây dựng các mối quan hệ đối tác mới. Những thay đổi về bố trí lực lượng sẽ tăng khả năng của chúng ta trong việc thực hiện các cam kết phòng thủ hiệu quả hơn. Sự hiện diện của Mỹ sẽ được tính toán phù hợp nhằm cân bằng một cách tối ưu các yêu cầu quân sự trong thế kỷ XXI của chúng ta, quan hệ của chúng ta với đồng minh và đối tác, tình hình khu vực, và tác động của sự hiện diện của Mỹ đối với các nước chủ nhà.
• Tăng cường sự linh hoạt để đối phó với tình hình không chắc chắn. Các mối đe dọa toàn cầu đối với an ninh quốc gia của chúng ta có thể thách thức sự dự đoán. Do đó, Hoa Kỳ sẽ phát triển các mối quan hệ an ninh mới và mở rộng nhằm nhấn mạnh tính linh hoạt trong cơ cấu lực lượng của chúng ta.
• Thiết lập sự hiện diện tiền tiêu khu vực và toàn cầu. Những yêu cầu về các mối đe dọa mới đòi hỏi các lực lượng được triển khai ở nước ngoài phải sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ ở bất kỳ đâu trên thế giới, bất kể lực lượng đó đóng ở đâu - đồng thời chúng ta phải sẵn sàng hành động ở cấp độ khu vực và địa phương nhằm duy trì các cam kết của chúng ta với NATO và các đồng minh khác.
• Thúc đẩy việc triển khai nhanh lực lượng. Việc sắp xếp lại các lực lượng ở nước ngoài của chúng ta phải cải thiện các năng lực phản ứng nhanh trong những tình huống khẩn cấp ở những nơi xa, vì các lực lượng của chúng ta chắc sẽ không tham chiến ở ngay nơi đóng quân. Điều này đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng vận tải hiện đại phục vụ cho việc di chuyển lực lượng, các thiết bị lắp đặt trước dọc theo các tuyến đường vận chuyển, và cơ cấu chỉ huy gọn nhẹ trong các chiến dịch triển khai.
• Tập trung vào các năng lực thay vì số lượng. Phát huy những thế mạnh của Mỹ về tốc độ, phạm vi, độ chính xác, tri thức và sức mạnh chiến đấu hiện là khái niệm chủ đạo trong hoạt động quân sự. Số các lực lượng tiền tiêu ở một khu vực nhất định không còn là sự mô tả chính xác năng lực quân sự hiệu quả của Mỹ có thể triển khai ở đó.

Bối cảnh

Cơ cấu toàn cầu của quân đội chúng ta, từng được xây dựng để bảo vệ chống lại các đối thủ trong Chiến tranh Lạnh, hiện tại không còn tối ưu để đối phó với những mối đe dọa ngày nay đối với an ninh quốc gia của chúng ta. Sau Chiến tranh thế giới Thứ hai và Chiến tranh Triều Tiên, cơ cấu toàn cầu của chúng ta tập trung vào các mối đe dọa đối với các khu vực cụ thể và sắp xếp cho phù hợp sự hiện diện quân sự của chúng ta ở những khu vực đó. Cơ cấu thời Chiến tranh Lạnh của chúng ta được thiết lập với việc chắc chắn rằng chúng ta biết đối thủ của chúng ta là ai và các trận chiến tiềm tàng sẽ là ở đâu. Nhưng với sự sụp đổ của Liên Xô, những mối đe dọa từng rất quen thuộc đã nhường chỗ cho những nguy cơ khó lường trước hơn. Những bài học trong 15 năm qua cho chúng ta thấy rằng chúng ta thường đưa lực lượng của chúng ta đến những nơi không thể lường trước. Chiến lược thời Chiến tranh Lạnh bố trí những lực lượng lớn ở những địa điểm cụ thể để bảo vệ chống lại một đối thủ biết trước cần phải thay đổi để đối phó hiệu quả hơn với những nguy cơ ngày nay.

Hiện không còn phù hợp nữa khi đánh giá năng lực chiến đấu của Mỹ dựa trên số quân và thiết bị ở một nước hay một khu vực cụ thể. Trong thập kỷ 1990, quân đội chúng ta bắt đầu cải tổ từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin. Trong thời đại này, phạm vi, tốc độ, độ chính xác, tri thức và sức mạnh chiến đấu, và không chỉ là quy mô của lực lượng, cho phép chúng ta chế ngự chiến trường. Chúng ta biết rằng các đơn vị nhỏ, tinh nhuệ và liên kết với nhau, các cương lĩnh, và thậm chí là cá nhân các chiến sỹ có thể có tác động đến chiến trường vốn trước đây chỉ dành cho những đơn vị lớn hơn nhiều. Ngày nay, một tàu thủy hay xe tăng hay máy bay công nghệ cao có thể có sức mạnh chiến đấu tương đương với 10 tàu thủy hay xe tăng hay máy bay trước đây.

Chính quyền Bush hiện đang cải tổ quân đội của chúng ta nhằm đối phó hiệu quả hơn với các nguy cơ của thế kỷ XXI và bảo vệ tốt hơn nước Mỹ và những lợi ích sống còn của chúng ta. Đầu năm 2001, Chính quyền Bush đã thông qua một chiến lược quốc phòng mới thừa nhận bản chất đang thay đổi của chiến tranh và Bộ Quốc phòng cần phải cải tổ các cơ quan của mình, cách thức làm việc, và cơ cấu cả trong và ngoài nước Mỹ nhằm đối phó với những thách thức trong kỷ nguyên mới.

Các cuộc tấn công ngày 11/9 càng cho thấy rõ hơn thời kỳ mới đầy bất trắc mà chính quyền trước đó đã nhận thấy và đã bắt đầu chuẩn bị đối phó trong chiến lược quốc phòng năm 2001. Các chiến dịch ở Afghanistan – và rộng hơn là cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố - đã nêu bật sự cần thiết phải tiến hành xem xét lại dựa trên chiến lược cơ cấu phòng thủ toàn cầu của chúng ta. Việc đánh giá lại này được tiến hành với sự tham vấn chặt chẽ của Quốc hội và các đồng minh của chúng ta và là hòn đá tảng trong kế hoạch cải tổ quốc phòng của Tổng thống.

Những nét thay đổi chính

Châu Âu: Những nỗ lực của chúng ta sẽ hỗ trợ cho sự cải tổ của chính NATO. Chúng ta cố gắng loại bỏ các cơ sở hạ tầng thời Chiến tranh Lạnh không còn phù hợp nữa với những nhu cầu an ninh hiện nay, thay thế chúng bằng các lực lượng và trung tâm chỉ huy linh hoạt hơn và dễ triển khai hơn. Cơ cấu lực lượng trong tương lai của chúng ta sẽ gồm các lực lượng tiền tiêu có thể triển khai nhanh để tham gia xung đột sớm ở cả châu Âu và những nơi khác.

• Các lực lượng trang bị nặng để tham gia chiến tranh trên bộ ở châu Âu sẽ trở về Mỹ; họ sẽ được thay thế bằng các lực lượng hiện đại và dễ triển khai cùng với các đơn vị không quân, được hỗ trợ bởi các cơ sở huấn luyện hiện đại và cơ sở hạ tầng cơ động năng lực cao.
• Các trung tâm chỉ huy bộ binh, không quân và hải quân sẽ được cải tổ và củng cố.
• Các lực lượng đặc nhiệm, cả tiền tiêu và luân phiên, sẽ tăng tầm quan trọng; họ sẽ được bố trí để dễ di chuyển trong và ngoài châu Âu.
• Khu vực Trung Đông: Sự hợp tác và tiếp cận của các đối tác trong liên minh trong các Chiến dịch Tự do Bền vững và Tự do của Iraq giúp chúng ta có được cơ sở vững chắc để hợp tác dưới các hình thức khác trong tương lai.
• Chúng ta sẽ duy trì, và trong một số trường hợp sẽ nâng cấp các địa điểm luân chuyển lực lượng và cho các mục đích khẩn cấp, được hỗ trợ bởi các trung tâm chỉ huy tiền tiêu và các cơ sở huấn luyện hiện đại.
• Các lực lượng luân chuyển chứ không phải thường trú trên không, trên bộ và trên biển sẽ tạo sự hiện diện và bảo đảm với các đồng minh và đối tác của chúng ta.
• Bên cạnh việc mong muốn quan hệ chặt chẽ với Afghanistan và Iraq để chúng ta có thể tiếp tục đóng vai trò tích cực trong nỗ lực tái thiết của họ và trong an ninh lâu dài của khu vực, bất kỳ quyết định nào về sự hiện diện lâu dài của Mỹ ở những nước này là sự chọn lựa theo chủ quyền của nhân dân và chính phủ những nước đó.
Châu Á: Chúng ta sẽ nâng cao khả năng ngăn chặn, đẩy lùi và đánh bại các thách thức ở châu Á thông qua các năng lực tấn công tầm xa được tăng cường, các trung tâm chỉ huy được cải tổ và củng cố và một mạng lưới các dàn xếp tiếp cận địa bàn.
• Việc triển khai đồn trú tiền tiêu thêm các lực lượng trên biển ở nước ngoài ở Thái Bình Dương sẽ giúp cho các hoạt động quân sự nhanh chóng và hiệu quả ở trong khu vực và trên toàn cầu.
• Các căn cứ tấn công hiện đại sẽ được đóng ở Tây Thái Bình Dương.
• Ở Đông Bắc Á, chúng ta đang hợp tác với các đồng minh mạnh nhất của chúng ta nhằm tái cơ cấu sự hiện diện quân sự và các cơ chế chỉ huy của chúng ta, đồng thời cải thiện các năng lực trong khu vực.
• Ở Trung và Đông Nam Á, chúng ta đang thiết lập một mạng lưới các địa điểm tạo cơ hội huấn luyện và tiếp cận khẩn cấp cho các lực lượng thông thường và đặc nhiệm.
Châu Phi và Mỹ Latinh: Chúng ta sẽ mở rộng quan hệ hợp tác an ninh ở châu Mỹ Latinh và châu Phi nhằm giúp các đối tác giải quyết những thách thức mà họ đang đối mặt.
• Chúng ta sẽ tăng cường huấn luyện trong khu vực, hỗ trợ đối tác xây dựng năng lực chống khủng bố và chống ma túy, và duy trì tiếp cận khẩn cấp ở những khu vực xa xôi.
• Chúng ta không có kế hoạch mở các Căn cứ Tác chiến Chính (những cơ sở hạ tầng quân sự lớn với các cơ sở quân nhu và trường học) ở những khu vực này.

CHIẾN TRANH THÔNG TIN TRONG CUỘC CHIẾN Ở NAM Ô-XÊ-TI-A

Về phía Gru-di-a

Thông tin đánh lạc hướng về kế hoạch chuẩn bị chiến tranh

Ngay sau khi lên cầm quyền ở Gru-di-a sau cuộc “cách mạng nhung” năm 2004, Tổng thống Sa-a-ca-svi-li đặt ra mục tiêu chiến lược: thôn tính hai vùng tự trị độc lập Nam Ô-xê-ti-a và Áp-kha-di-a và sáp nhập vào lãnh thổ Gru-di-a. Để thực hiện mục tiêu này, Tổng thống Sa-a-ca-svi-li xúc tiến xây dựng quân đội với sự giúp đỡ của Mỹ và một số “đồng minh”, chờ thời điểm thuận lợi để hành động.

Trong những năm qua, Oa-sinh-tơn đã nỗ lực giúp đỡ và cổ vũ Gru-di-a, giúp nước này xây dựng quân đội. Mỹ đã có nhiều chương trình đào tạo sĩ quan và binh sĩ cho hơn 8.000 quân nhân Gru-di-a, tổ chức các cuộc tập trận chung mà điển hình là cuộc tập trện trong tháng 7-2008 mang tên “Đáp trả tức thời” với hơn 1.000 lính Mỹ tham gia; nỗ lực hành động để sớm kết nạp Gru-di-a vào NATO, luôn ủng hộ tính toàn vẹn lãnh thổ của Gru-di-a trong cuộc tranh chấp với hai vùng tự trị Nam Ô-xê-ti-a và Áp-kha-di-a.

Trong thời gian đó, Gru-di-a với sự trợ giúp của các phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ và một số nước phương Tây khác, một mặt, mở chiến dịch tuyên truyền về việc Nga “vi phạm các cam kết ngừng bắn” ở Nam Ô-xê-ti-a, mặt khác ra sức “khuyên can” Tbi-li-xi không nên có các hành động quân sự “gây hấn” đối với Mat-xcơ-va. Một tháng trước khi Gru-di-a mở cuộc tiến công chớp nhoáng nhằm vào thủ phủ Tơ-hin-van của Nam Ô-xê-ti-a, các trợ lý của Ngoại trưởng Mỹ Côn-đô-li-da Rai-xơ thông báo rằng, trong lần đến thăm Gru-di-a, bà C.Rai-xơ “cảnh báo” Tổng thống Sa-ca-svi-li: “Không nên lao vào một cuộc xung đột quân sự với Nga”.

Tổng thống Sa-a-ka-svi-li cũng đã tuyên bố vào tối ngày 7-8-2008 rằng: “Sẽ không có bất kỳ giải pháp quân sự nào cho cuộc xung đột”. Ông còn thông báo vào sáng ngày 8-8-2008, phía Gru-di-a sẽ gặp đại diện của phía Nga và Nam Ô-xê-ti-a để đàm phán về một giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột. Trên thực tế, theo tiết lộ của tướng A-na-tô-li Dai-xep, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Cộng hoà Nam Ô-xê-ti-a, phía Gru-di-a đã chuẩn bị rất chu đáo cho chiến dịch đánh chiếm Nam Ô-xê-ti-a và Áp-kha-di-a trong vòng vài ngày đêm. Theo kế hoạch này, chỉ trong vòng vài giờ, quân đội Gru-di-a sẽ mở đòn tiến công chớp nhoáng đánh chiếm thủ phủ Tơ-vin-han, tuyên bố kiểm soát tình hình và mở các mũi tiến công về phía Áp-kha-di-a. Như vậy, thông tin mà các phương tiện truyền thông ở phương Tây và của Gru-di-a phát đi về tình hình cuộc xung đột trước ngày 8-8-2008 làm cho dư luận bị đánh lạc hướng về cuộc chiến tranh đã được chuẩn bị khá công phu để tái chiếm Nam Ô-xê-ti-a và Áp-kha-di-a.

Đưa tin sai lệch có dụng ý về tình hình cuộc chiến ở Nam Ô-xê-ti-a

Do tính toán sai lầm về chiến lược của Tổng thống Sa-a-ka-svi-li, quân đội Gru-di-a sau khi mở cuộc tiến công chớp nhoáng vào thủ phủ của Nam Ô-xê-ti-a vào rạng sáng ngày 8-8-2008, sát hại hàng ngàn dân thường mà đa số là người Nga và người Ô-xê-ti-a, đã bị các lực lượng vũ trang của Nga đáp trả và phải chịu thất bại về quân sự. Đây là diễn biến mà nhiều người ủng hộ Tổng thống Sa-a-ka-svi-li ở phương Tây không ngờ tới.

Trước thất bại về quân sự của phía Gru-di-a, những người ủng hộ Tổng thống Sa-a-ka-svi-li vội vã mở chiến dịch tuyên truyền nhằm tạo ra một bức tranh hoàn toàn khác về thực tế đang diễn ra ở Nam Ô-xe-ti-a. Nhiều hãng thông tấn ở Mỹ và một số nước phương Tây khác liên tiếp đưa tin rằng “Nga xâm lược Gru-di-a”. Những thông tin chiến sự khách quan phát đi từ các nguồn tin ở Nga đều bị khống chế hoặc bị bóp méo trước khi truyền tải tới công chúng ở các nước phương Tây. Chẳng hạn, truyền hình đưa tin về cảnh tượng xe tăng Nga tiến vào Gru-di-a, nhưng lại hoàn toàn im lặng, không đưa tin gì về hành động quân sự gây hấn của phía Gru-di-a pháo kích dữ dội vào làng mạc và các khu phố của người Nga sinh sống ở Nam Ô-xê-ti-a vào rạng sáng ngày 8-8-2008.

Trong các cuộc họp báo do phía Nga tổ chức có mặt tất cả các phóng viên báo ảnh truyền hình của phương Tây, nhưng những thông tin khi được phát đã không phản ánh đúng sự thật. Trong khi đó, những lời tuyên bố có tính chất tuyên truyền của Tổng thống Sa-a-ca-svi-li lại được các phương tiện thông tin đại chúng ở phương Tây tới tấp phát đi. Ông Ni-cô-lai Dơ-lô-bin, Giám đốc các chương trình Nga và châu Á thuộc Viện nghiên cứu an ninh quốc tế ở Mỹ bình luận tình hình này như sau: “Dư luận Mỹ vốn đã không có mấy thiện cảm với người Nga. Còn các nhà báo chỉ phát tin trực tiếp từ Tổng thống Gru-di-a đang hàng giờ đưa ra hết tuyên bố này đến tuyên bố khác cáo buộc Nga xâm lược Gru-di-a, thậm chí tổ chức phỏng vấn ngay tại văn phòng làm việc của ông ta”.

Có “Các luật sư bào chữa miễn phí” cho Tổng thống Sa-a-ka-svi-li

Sau khi chiến tranh ở Nam Ô-xê-ti-a bùng nổ, các phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ và nhiều nước phương Tây khác đã mở một chiến dịch tuyên truyền đã được chuẩn bị từ trước nhằm ủng hộ phía phát động cuộc chiến là Gru-di-a. Sự ủng hộ đó vẫn được tiếp tục ngay cả sau khi quân đội Gru-di-a bị thất bại và hành động phát động chiến tranh của Tổng thống Sa-a-ka-sơ-vi-li bị phía Nga tuyên bố công khai là hành động diệt chủng với các bằng chứng cụ thể. Vì thế, nhiều chuyên gia phân tích chính trị quốc tế gọi họ là “các luật sư bào chữa miễn phỉ” cho Tổng thống Sa-a-ka-svi-li.

Sáng sớm ngày 8-8-2008, ngay sau khi bùng nổ cuộc chiến tranh ở Nam Ô-xê-ti-a, hãng truyền hình Mỹ CNN đưa tin về cuộc phỏng vấn nhanh đối với ông Sa-a-ka-svi-li, Tổng thống Gru-di-a, trong đó ông nói bằng tiếng Anh rất thạo để tuyên bố trước dư luận Mỹ và thế giới biết về “cuộc xâm lược của Nga nhằm vào Gru-di-a”. Ngoài ra, còn có bài trả lời phỏng vấn kéo dài 5 phút của đại sứ Gru-di-a ở Liên hợp quốc với hãng truyền hình CNN, tuyên bố của cựu đại sứ Mỹ ở Liên hợp quốc và Bộ trưởng Ngoại giao của Gru-di-a. Trong tất cả các bản tin đó đều có chung một lập luận “Nga xâm lược Gru-di-a”.

Báo The New York Times (Mỹ) cũng đưa tin bình luận: “Nga đã dùng máy bay ném bom vào các mục tiêu ở Gru-di-a vào chiều ngày 8-8-2008, làm cho xung đột leo thang trong khu vực ly khai của Gru-di-a. Điều này trở thành một cuộc kiểm tra sức mạnh và khả năng quân sự của Điện Crem-li. Trước đó các lực lượng quân đội của Nga và xe tăng của họ đã tiến vào Nam Ô-xê-ti-a để ủng hộ khu vực ly khai này trong cuộc xung đột căng thẳng với Gru-di-a. Mỹ và các nước phương Tây khác cũng như NATO lên án hành động bạo lực của Nga và yêu cầu chấm dứt chiến sự”. Trong khi đó, báo này chỉ đưa tin một cách thoáng qua về thảm hoạ nhân đạo do cuộc tiến công phủ đầu của phía Gru-di-a gây ra ở Nam Ô-xê-ti-a. Trên một vị trí trang trọng của tờ báo này có bài bình luận của đại diện đặc biệt của Mỹ về khu vực Ban-căng, ông R.Hôn-brúc, trong đó có nhận xét: “Người Nga có hai mục đích. Một là, giành giật chủ quyền ở Nam Ô-xê-ti-a và Áp-kha-di-a. Hai là, lật đổ chính phủ của Tổng thống Sa-a-ca-svi-li hiện nay đang trở thành trở ngại lớn đối với họ”.

Ông Mác Bre-din-xki, một nhà phân tích nổi tiếng và là cựu nhân viên của Hội đồng an ninh quốc gia trực thuộc tổng thống Mỹ, kể lại trong bài phỏng vấn của hãng thông tấn CNN rằng: “Sở dĩ Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép và Thủ tướng Nga V.Pu-tin hành động như vậy là do Mỹ đang sa lầy ở I-rắc và Áp-ga-ni-xtan. Điện Crem-li đang có ý định phục hồi vị thế của Liên Xô trước đây và ảnh hưởng của họ. Họ muốn Gru-di-a phụ thuộc họ và ngăn cản Gru-di-a gia nhập các thể chế Đại Tây Dương. Mát-xcơ-va muốn chứng tỏ cho những người khác biết điều gì sẽ xảy ra nếu muốn dành vị thế độc lập”.

Một số người trong giới chính trị ở Mỹ nghiêng về ủng hộ nhà cầm quyền Gru-di-a. Điều này được thể hiện rõ trong tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Nga ngay lập tức rút lực lượng của họ ra khỏi lãnh thổ Gru-di-a. Ứng cử viên Tổng thống thuộc Đảng Cộng hoà Giôn Mác-kên cũng nhắc lại yêu cầu này. Còn ứng cử viên Tổng thống của Đảng dân chủ Ba-rắc Ô-ba-ma cũng tuyên bố: “Nga xâm phạm chủ quyền của Gru-di-a”. Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gri-gô-ri Ca-ra-chin (Grigory Karasin), sự thiên vị của phương Tây trong cách đưa tin về các sự kiện ở Nam Ô-xê-ti-a là do động cơ chính trị. Theo ông, phương Tây lẽ ra phải đưa tin khách quan, không chỉ đưa hình ảnh xe tăng Nga mà còn nói về cả nỗi khổ của người Ô-xê-ti-a, cảnh người già và trẻ em bị pháo và xe tăng của phía Gru-di-a sát hại. Tuy nhiên, cho dù các hãng thông tấn phương Tây có đưa tin một chiều, họ cũng không thể bưng bít được một sự thật rằng, Gru-di-a đã phớt lờ những cảnh báo của Nga để đi nước cờ tấn công Nam Ô-xê-ti-a, khiến tình hình căng thẳng tại khu vực này leo thang.

Sau khi “chiến tranh nóng” kết thúc ở Nam Ô-xê-ti-a, cuộc chiến tranh thông tin vẫn tiếp diễn. Sau khi được phía Nga trao trả tù bình và thi thể các quân nhân Gru-di-a thiệt mạng trong cuộc chiến, Tbi-li-xi đã tổ chức một chiến dịch chiến tranh thông tin rầm rộ nhằm cáo buộc Nga đã có hành động “diệt chủng” đối với người dân Gru-di-a.

Về phía Nga

Theo nhận xét của nhiều chuyên gia phân tích chính trị quốc tế, nếu người Nga chiến thắng về mặt quân sự trong cuộc chiến tranh ở Nam Ô-xê-ti-a vừa qua, thì lại tỏ ra chậm chạp và yếu thế trong cuộc chiến tranh thông tin. Trong khi các phương tiện thông tin đại chúng ở phương Tây liên tục đưa tin sai lệch về tình hình ở Nam Ô-xê-ti-a, thì Mát-xcơ-va chưa chú ý kịp thời đưa ra các luận chứng thông tin có sức thuyết phục để thu hút sự chú ý của dư luận trên khắp thế giới. Ban lãnh đạo Nga dường như không lường hết tầm quan trọng của dư luận xã hội, không chú ý phát huy tác dụng của các kênh thông tin không chính thức ở phương Tây. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, những kênh thông tin này đôi khi còn quan trọng hơn cả các kênh thông tin chính thức. Ngoài ra, trong khi các phương tiện thông tin đại chúng ở Gru-di-a tập trung hướng tới dư luận ở nước ngoài, thì các phương tiện thông tin chính thức ở Nga chỉ nhằm vào dư luận trong nước.

Các quan chức chính thức của chính phủ Nga chỉ giải thích quan điểm của họ trên các kênh thông tin chính thức của nhà nước Nga. Trong khi đó, khả năng chuyển tải thông tin chính thức của Mat-cơ-va ngay ở nước Nga và trên các phương tiện thông tin đại chúng của phương Tây bị hạn chế rất nhiều, không thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Trong khi đó, Tổng thống Gru-di-a, ngoài các bài phát biểu tại các cuộc họp báo, còn trả lời hàng chục cuộc phỏng vấn trong một ngày nếu thấy cần.

Các nhà ngoại giao Nga mặc dù rất am hiểu vấn đề, giỏi tiếng Anh, nhưng lại không xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng để tham gia vào chiến dịch này. Trên thực tế, người ta chỉ thấy có Thủ tướng Nga V.Pu-tin và Tổng thống Nga Đ. Mét-vê-đép “chiến đấu” trực diện với giới truyền thông phương Tây. Vì thế, theo nhận xét của chính các chuyên gia phân tích chính trị ở Nga, Tổng thống Gru-di-a tuy thất bại trên chiến trường nhưng lại chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh thông tin với sự trợ giúp đắc lực của bộ máy truyền thông khổng lồ và rộng khắp của các nước phương Tây.

Đây có thể được coi là bài học khá đắt không chỉ đối với Nga khi tin rằng chân lý thuộc về mình nên không phát huy tối đa sức mạnh của truyền thông. Hạn chế đó sẽ bị nhân lên gấp bội trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, đặc biệt là với sự xuất hiện và lớn mạnh ngoài sức dự đoán của con người của mạng thông tin toàn cầu - internet./.

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Bí ẩn của đặc nhiệm mạng Mỹ

Trên biểu trưng (logo) của Bộ chỉ huy Điều khiển học Mỹ USCYBERCOM (United States Cyber Command), lực lượng đặc nhiệm mạng mới được thành lập của quân đội Mỹ, có một cái gì đó mới mẻ và cực kỳ lạ.

Trên biểu trưng (logo) của Bộ chỉ huy Điều khiển học Mỹ USCYBERCOM (United States Cyber Command), lực lượng đặc nhiệm mạng mới được thành lập của quân đội Mỹ, ngoài những biểu tượng quen thuộc, còn có một cái gì đó mới mẻ và cực kỳ lạ.


Ngay khi biểu trưng của USCYBERCOM xuất hiện, giới chuyên gia mật mã, lập trình, các nhà phân tích máy tính, quân sự và chính trị thế giới đã náo nhiệt bàn nhau cách thức công phá biểu tượng bí ẩn mới của bộ máy nhà nước Mỹ vốn sùng bái chủ nghĩa biểu tượng bí ẩn.

Người đầu tiên phát hiện ra điều bất thường có lẽ là chuyên gia về các hệ thống máy tính Bruce Karleton từ California. Ngày 27.6.2010, ông đã viết trên blog của mình rằng, trên logo mới của USCYBERCOM trong không gian đầy ắp những biểu tượng có một điều gì đó mới mẻ, rất lạ.

Trên vòng tròn bên trong, màu kim loại vàng của logo có một tập hợp 32 ký tự viết liền mà ai để ý một chút cũng có thể đọc được.

Chuỗi ký tự đó là: 9EC4C12949A4F31474F299058CE2B22A

Tuy nhiên, đọc nó thì dễ, còn giải nghĩa nó thì khó hơn nhiều. Đến nay, có ý kiến cho rằng, đây là một thông điệp hoặc là phương châm hành động được mã hóa của đơn vị này, có thể là dưới dạng hash code (tạm dịch là hàm băm mật mã).

Xét tới thiên hướng của các cơ quan nhà nước Mỹ hay kịch tính hóa các nhiệm vụ của mình ở phạm vi toàn cầu, thậm chí rộng lớn hơn, cũng như các cách diễn đạt mù mờ cố ý, thì việc diễn dịch thông điệp này thật đáng thú vị.

Có lẽ, nó hàm chứa dưới dạng hàm băm một mật mã có nghĩa và trong trường hợp này thì việc giải phá nó trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng không chỉ đối với dân không chuyên.

Đây đó có ý kiến cho rằng, nguồn gốc của đoạn mã hàm băm này là phần mềm MD5, nhưng điều đó cũng đúng không thì không ai rõ.

Vấn đề giải phá mã hàm băm này còn rắc rối thêm ở chỗ, hiện thời không thể giải bài toán ngược nên cần phải phán đoán lời văn của thông điệp, sau đó kiểm tra phỏng đoán đó để chắc rằng nó được dịch bằng một thuật giải hash code đúng ở trình tự xuất hiện trên lodo, chứ không phải theo trình tự nào khác. Bài toán đó hiện chưa được giải quyết.

Thêm một khía cạnh thú vị của vấn đề đoạn mã khó hiểu là những xáo trộn tổ chức-biên chế chóng mặt trong quá trình hình thành USCYBERCOM.


Năm ngoái, Tư lệnh Bộ chỉ huy Vũ trụ AFSPC (Air Force Space Command) thuộc Không quân Mỹ, Tướng C. Robert Kehler đã đưa ra quan niệm về một không gian ưu thế toàn cầu mới là “không gian chiến trường hình cầu” (Spherical Battlespace) bắt nguồn từ những quan điểm nền tảng của nguyên tắc Nắm bắt tình huống (Situational Awareness) và những phương pháp mới làm việc với thông tin bị cục bộ hóa trong không gian và thời gian.

Hệ quả logic của chính khái niệm mới và cách đặt vấn đề mới là đề xuất gộp Bộ chỉ huy Điều khiển học vào cơ cấu AFSPC.

Tháng 5.2009, Thượng viện Mỹ đã xem xét và chấp thuận ý tưởng của Tướng Kehler.

Tháng 4.2010, việc đưa lực lượng đặc nhiệm mạng vào cơ cấu AFSPC lại được khẳng định tại Hội nghị vũ trụ quốc gia thứ 25 của Mỹ.

Sau đó, cũng trong tháng 4.2010, Tướng Norton A. Schwartz, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, đã phê chuẩn thiết kế logo mới của lực lượng điều khiển học Mỹ, cũng như quy định mang biểu trưng này đối với quân nhân.

Tuy nhiên, một tháng sau, USCYBERCOM lại được chuyển thuộc một cơ quan mới là Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ USSTRATCOM (United States Strategic Command, sở chỉ huy tại căn cứ không quân Offutt, bang Nebraska).

Không rõ đằng sau sự thay đổi nhanh chóng quy chế của lực lượng điều khiển học là gì. Đó có thể là việc xem xét lại các nhiệm vụ của nó hay trái lại là việc ngụy trang những mục tiêu mà Tướng Kehler đã công bố quá lộ liễu.

Có thể mật mã dị thường trên logo USCYBERCOM sẽ giúp gỡ rối mớ bòng bong những hành động thoạt tiên là phi logic của bộ máy nhà nước Mỹ.

Bí ẩn của logo Bộ chỉ huy Điều khiển học Mỹ USCYBERCOM có thể đã được khám phá. Nhưng cũng có thể mới chỉ là khám phá được một phần.

Trên vòng tròn bên trong, màu kim loại vàng của logo USCYBERCOM
có một tập hợp 32 ký tự đầy bí ẩn

Ngày 27.6.2010, Bruce Karleton từ California trên blog của mình đã phát hiện một bất ngờ bí ẩn trên logo vốn đầy những biểu tượng của USCYBERCOM.

Trên vòng tròn bên trong, màu kim loại vàng của logo đã phát hiện một tập hợp 32 ký tự viết liền mà ai để ý một chút cũng có thể đọc được là:

9EC4C12949A4F31474F299058CE2B22A

Đã có người phỏng đoán đây không phải là mật mã mà là một hash 128 bit của một đoạn văn bản ẩn. Bí mật đã thu hút nhiều người.

Nhưng bí mật này không tồn tại lâu. Đoạn văn bản mà khi xử lý bằng phần mềm MD5 tiêu chuẩn đã cho ra đúng tập hợp ký tự với trình tự như trên.

Người ta cho rằng, chuỗi ký tự đó ẩn giấu đoạn văn bản nói về sứ mệnh của USCYBERCOM:

USCYBERCOM plans, coordinates, integrates, synchronizes and conducts activities to: direct the operations and defense of specified Department of Defense information networks and; prepare to, and when directed, conduct full spectrum military cyberspace operations in order to enable actions in all domains, ensure US/Allied freedom of action in cyberspace and deny the same to our adversaries.

Tạm dịch là:

USCYBERCOM hoạch định, điều phối, liên kết, đồng bộ và tiến hành các hoạt động nhằm: chỉ đạo các chiến dịch và hoạt động phòng thủ các mạng thông tin xác định của Bộ Quốc phòng (Mỹ và; chuẩn bị để, và khi được chỉ đạo, tiến hành đầy đủ các loại hoạt động không gian điều khiển học quân sự để tạo điều kiện cho các hành động trên tất cả các domain, bảo đảm sự tự do hành động của Mỹ và đồng minh trong không gian điều khiển học và ngăn chặn khả năng đó của các kẻ thù của chúng ta.

Nếu muốn, các bạn có thể kiểm tra tính chính xác của cách diễn giải đoạn mã đó bằng phần mềm hash MD5 có sẵn trên mạng.

Bên cạnh đó, lời khẳng định đã giải mã được bí ẩn chẳng qua cũng mới chỉ là một giả thiết. Hash code, nói một cách chặt chẽ, không phải là phương tiện độc nhất để nhận dạng một chuỗi ký tự cụ thể - cũng một hash đó có thể có đem lại vô số đoạn văn bản.

Hiện chẳng ai biết liệu logo USCYBERCOM có hàm chứa ý nghĩa ẩn nào hay không và thực sự nó có tồn tại không.

Song đoạn văn bản nêu sứ mệnh của USCYBERCOM cũng khiến người ta phải suy nghĩ. Lầu Năm góc đang mưu toan bảo đảm cho mình và các đồng minh ngoan ngoãn của họ toàn quyền tự do hành động trên không gian điều khiển học mà tước bỏ quyền tự do đó đối với toàn bộ phần còn lại của nhân loại.

Sứ mệnh đó đã được tuyên bố. Chúng ta không nên quên điều đó.

  • Nguồn: Theo RND, 8.7.2010.

Mỹ phát triển phần mềm thao túng các mạng xã hội

Quân đội Mỹ đang phát triển phần mềm dùng để phát tán thông tin tuyên truyền thân Mỹ thông qua các tài khoản (account) giả trên các website mạng xã hội phổ biến như Facebook và Twitter, tờ Guardian cho hay.

Bộ chỉ huy Trung tâm quân đội Mỹ (U.S. Central Command - Centcom), vốn phụ trách các chiến dịch quân sự của Mỹ ở Trung Đông và Trung Á, đã ký hợp đồng để phát triển “một dịch vụ quản trị cá nhân online” (“online persona management service”) cho phép một người kiểm soát và quản trị tới 10 nhân dạng giả.

Các nhân dạng giả, còn được gọi là “sock puppets” (tạm dịch là con rối hài) sẽ có lý lịch cá nhân, tiểu sử trình độ và các thông số khác đầy thuyết phục và sẽ gây ảnh hưởng đến các trao đổi online “mà không sợ bị phát hiện bởi những địch thủ tinh vi”

“Công nghệ hỗ trợ các hoạt động blog ngầm trên các website viết bằng tiếng nước ngoài cho phép Centcom đối phó với tuyên truyền bạo lực cực đoan và thù địch ở bên ngoài nước Mỹ”, Guardian dẫn lời phát ngôn nhân Centcom, trung tá Bill Speaks.

Dự án này có thể thúc đẩy các quốc gia, các công ty và các tổ chức phi chính phủ phát triển các kỹ thuật tương tự.

Bản đồ các mạng xã hội trên thế giới

Các mạng xã hội đã trở thành một hoạt động chủ đạo đối với người dùng Internet toàn cầu

Mỹ đầu tư cho Internet tàng hình

Mỹ đang đầu tư tiền xây dựng mạng Internet tàng hình nhằm giúp người dùng có thể kết nối Internet mà không thông qua cổng kết nối của các chính phủ.

Các tình nguyện viên xây dựng mạng Internet không dây ở Jalalabad, Afghanistan bằng máy phát điện tự chế và các vật liệu địa phương sử dụng công nghệ phát triển tại Viện Công nghệ Massachusetts (New York Times)


Chính phủ Mỹ đang đầu tư tiền vào mạng Internet tàng hình (Stealth Internet) và một hệ thống điện thoại di động có thể giúp người dùng vượt qua sự cản trở bằng kiểm duyệt.

Các hạng mục được chính phủ Mỹ đầu tư bao gồm cả những dự án bí mật để xây dựng các mạng di động độc lập trong nội bộ các quốc gia khác cũng như tiền đầu tư cho việc thiết kế các thiết bị có thể bỏ vừa vào 1 chiếc vali để có thể kết nối với các mạng di động này.

The New York Times cho biết một nhóm các chuyên gia trẻ đang làm việc trên tầng 5 một tòa nhà ở đường L, Washington được Bộ ngoại giao Mỹ tài trợ 2 triệu USD để chế tạo các thiết bị chứa trong vali như trên.

Nỗ lực của Mỹ trong việc tạo dựng mạng Internet tàng hình được The New York Times thu thập được qua nhiều cuộc phỏng vấn, và các tài liệu cho thấy khá rõ quy mô, giá thành cũng như sự tinh tế của chương trình mà Chính phủ Mỹ theo đuổi.

Nhiều dự án trong đó liên quan đến các vấn đề kỹ thuật được Mỹ phát triển trong khi một số khác đã và đang được các tin tặc phát triển trong một công nghệ có tên phong trào giải phóng công nghệ toàn cầu.

Sơ đồ hoạt động của mạng Internet tàng hình: các máy tính sử dụng kết nối từ điện thoại di động của những mạng di động độc lập để kết nối với Internet thay vì sử dụng đường kết nối thông qua các cổng kết nối thông thường vốn bị kiểm soát bởi các chính phủ.

Một trong các dự án internet "ma" là mạng di động độc lập ở Afghanistan sử dụng các tháp tín hiệu được bảo vệ trong các quân cứ quân sự. Dự án này được Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc nước đầu tư 50 triệu USD, lập ra nhằm giảm thiểu khả năng Taliban tấn công các dịch vụ liên quan đến Internet ở Afghanistan.

Không những thế, Chính phủ Mỹ cũng lên kế hoạch chôn giấu điện thoại di động gần biên giới Triều Tiên để những người vượt biên ở quốc gia này có thể sử dụng, The New York Times tiết lộ.

Internet trong chiếc vali giúp người sử dụng có thể kết nối Internet qua mạng không dây nhanh chóng

Nỗ lực của Mỹ bắt đầu từ việc Chính phủ của tổng thống Hosni Mubarak cắt hoàn toàn mạng internet ở Ai Cập trong biến cố chính trị của nước này. Trong một động thái tương tự, Chính phủ Syria cũng tạm thời tắt phần lớn mạng internet của đất nước này nhằm hạn chế liên lạc của những người biểu tình.

Các nỗ lực của chính phủ Obama có ý nghĩa trên mặt trận ngoại giao được gọi là để "bảo vệ quyền tự do ngôn luận" cũng như "nuôi dưỡng nền dân chủ". Trước đó, Washington cũng hỗ trợ phát triển các phần mềm giúp người dùng ở các nước như Trung Quốc thoát khỏi khỏi sự điều tra của chính phủ.

Việc đầu tư xây dựng mạng internet "ma" nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton.

Bà Clinton cho biết: "Chúng tôi muốn thấy nhiều người hơn nữa trên toàn cầu sử dụng Internet, điện thoại di động và các công nghệ khác để họ có thể nói về các bất công họ gặp phải cũng như tìm cách giúp thực hiện nguyện vọng của họ".
Thế nhưng, việc phát triển các mạng điện thoại độc lập cũng gặp những khuyết điểm khá lớn như các chính phủ có thể dò theo sóng và bắt giữ người sử dụng hoặc đơn giản hơn là bắt họ khi người sử dụng mang các thiết bị này qua biên giới. Nguy hiểm hơn, công nghệ trên có thể bị nhóm khủng bố sử dụng để liên lạc trong các nhiệm vụ.
Mô hình chiếc vali chứa Internet với các thiết bị giúp tạo lập một mạng Wifi tại chỗ và kết nối với Internet mà không qua các cổng kết nối của chính phủ (New York Times)
Tuy nhiên, các chuyên gia tham gia phát triển mạng internet "ma" cho rằng những khuyết điểm này khó có thể so sánh với những ưu điểm mà mạng lưới này đem lại.

Ông Sascha Meinrath, chuyên gia đứng đầu dự án "internet trong chiếc vali", giám đốc dự án Công Nghệ Mở ở quỹ New America cho biết: "Chúng tôi đang xây dựng một cơ sở hạ tầng riêng biệt cho phép công nghệ hầu như không thể bị tắt hay kiểm soát.

Việc này giúp con người thực hiện quyền đơn giản nhất của họ là được nói".

Chiến tranh mạng là tất yếu

Lầu Năm góc tuyên bố không gian ảo là chiến trường

Lầu Năm góc ráo riết chuẩn bị cho cuộc chiến tranh trong không gian điều khiển học

Giới quân sự Mỹ bắt đầu chú ý đến các vấn đề bảo vệ các hạ tầng điều khiển học của mình từ 20 năm trước. Ngày 23.9.2010, Tư lệnh Bộ chỉ huy Điều khiển học (U.S. Cyber Command - USCYBERCOM) của quân đội Mỹ, đồng thời là Giám đốc Cục An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), Trung tướng Keith Alexander nói như vậy tại cuộc điều trần tại Ủy ban quân lực Hạ viện Mỹ.

Những căn nguyên khiến Mỹ lo lắng

Tướng Keith Alexander, Tư lệnh Bộ chỉ huy Điều khiển học đang chuẩn bị tư thế chiến đấu (executivegov.com)

Các mạng máy tính và cơ sở dữ liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ liên tục bị tấn công từ phía các cơ quan đặc vụ nước ngoài, các tổ chức muốn thu thập thông tin quân sự bí mật và cả đám tin tặc (hacker) và hooligan.

Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ chịu trách nhiệm về an ninh thông tin coi các cơ quan tình báo Nga và Trung Quốc là các đối thủ chính của mình.

Họ đã nhiều lần nêu điều đó trong các báo cáo về vấn đề đánh cắp bí mật quốc gia bởi các cơ quan đặc vụ nước ngoài.

Cuối tháng 8.2010, Lầu Năm góc chính thức thừa nhận rằng, vào năm 2008 một trong những mạng nội bộ của họ đã bị tấn công quy mô lớn. Kết quả là các kẻ thù của Lầu Năm góc Lầu Năm góc đã biết được nhiều bí mật quân sự của Mỹ.

Điều đó đã được nêu trong báo cáo tiêu đề “Quản trị Internet trong kỷ nguyên mất an ninh điều khiển học” (Internet Governance in an Age of Cyber Insecurity) do các chuyên gia Hội đồng quan hệ quốc tế, một tổ chức độc lập đã nhiều năm tư vấn cho Bộ Ngoại giao, Quốc hội và các cơ quan liên bang, các hãng tư nhân của Mỹ soạn thảo.

Trong báo cáo này, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Mỹ William J. Lynn, người phụ trách tất cả các vấn đề an ninh điều khiển học ở Lầu Năm góc, đã thông báo rằng, ban đầu một máy tính xách tay (notebook) tại một căn cứ quân sự Mỹ ở Cận Đông đã bị tấn công. Loại virus đặc biệt đã lọt vào máy tính quay đĩa USB và nhanh chóng xâm nhập các mạng quân sự.

Theo ông Lynn, bằng cách tiến công này, thông tin lấy được đã bị chuyển cho các điệp viên tình báo nước ngoài. Trong các văn bản chính thức của Lầu Năm góc có nói rằng, sự cố này đã dẫn đến “việc rò rỉ dữ liệu quy mô lớn nhất từ các hệ thống quân sự Mỹ”, mà kết quả là các cơ quan đặc vụ nước ngoài đã nhận được các thông tin kỹ thuật, tác chiến và tình báo không chỉ của Bộ Quốc phòng Mỹ mà còn của các đối tác NATO của họ.

Cuộc tấn công này chính là nguyên nhân để xem xét lại các cách tiếp cận của Bộ Quốc phòng Mỹ đối với việc bảo vệ các mạng máy tính và cơ sở dữ liệu. Lầu Năm góc và Bộ An ninh nội địa (Department of Homeland Security) đã tổ chức hợp tác xây dựng các biện pháp bảo vệ chống các loại xâm nhập như vậy vào các mạng và cơ sở dữ liệu quốc gia.

Dưới sự lãnh đạo của NSA, đã thiết kế các phương tiện loại trừ khả năng sử dụng trái phép USB trong các mạng của các cơ quan liên bang. Hiện nay, chúng hoạt động hầu như trong tất cả các cơ quan nhà nước của Mỹ.

Những ý đồ của ông tướng điều khiển học

Bộ chỉ huy Điều khiển học USCYBERCOM với quân số 1.100 người
có nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho các mạng máy tính của Bộ Quốc phòng Mỹ và đối phó với các cuộc tấn công điều khiển học từ bên ngoài

Mệnh lệnh thành lập Bộ chỉ huy Điều khiển học do Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates ký từ tháng 6.2009. Bộ chỉ huy này được giao trách nhiệm đảm bảo an ninh cho các mạng máy tính của Bộ Quốc phòng Mỹ và đối phó với các cuộc tấn công điều khiển học từ bên ngoài.

Nhiệm vụ chính của tổ chức mới này của Lầu Năm góc, theo lời Tướng Alexander nói với các nghị sĩ Mỹ dẫn lời ông William J. Lynn, là “tập hợp dưới một mái nhà” các đơn vị của cộng đồng tình báo Mỹ, cũng như các lực lượng tiến công và phòng thủ.

Cơ quan mới bắt đầu làm việc từ tháng 10.2009 với trụ sở đặt tại căn cứ quân sự Fort Mead. Đến tháng 10.2010, biên chế và tổ chức của nó phải xây dựng xong và theo lời Tướng Alexander nói với các nghị sĩ, quân số của các đơn vị thuộc Bộ chỉ huy này sẽ là 1.100 người.

Làm việc trong cơ quan này chủ yếu là các chuyên gia quân sự của quân đội Mỹ, song cũng có một số chuyên gia dân sự làm việc theo hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ.

Các nhiệm vụ khác của Bộ chỉ huy mới vốn hoạt động dưới sự giám sát của siêu gián điệp điện tử Mỹ NSA là tiến hành do thám trên không gian ảo, ngăn chặn các cuộc tấn công điều khiển học nhằm vào Mỹ và thực hiện các đòn đánh phòng ngừa nhằm vào những đối phương đang chuẩn bị tiến hành các hành động như vậy.

Theo tướng Alexander, Bộ chỉ huy do ông lãnh đạo có một khu vực trách nhiệm đặc biệt, liên tục thay đổi. Từ năm 2000, số lượng người dùng Internet đã tăng 400%. Năm 2009, mạng toàn cầu có 1,8 tỷ người dùng và 4,6 tỷ chủ sở hữu điện thoại di động. Tất cả số đó hàng ngày gửi đi gần 90.000 tỷ thông điệp qua thư điện tử. Không gian điều khiển học liên tục mở rộng và cấu trúc của nó đang thay đổi một cách cực kỳ khó lường.

Ông cũng nhận xét rằng, hiện nay đang diễn ra sự sát nhập giữa điện thoại và máy tính và thực tế là toàn bộ khối lượng thông tin giao dịch giữa các máy tính đi qua các kênh khác nhau của các mạng thông tin quốc gia.

Theo ông Alexander, không gian điều khiển học hiện đại có thể so sánh với chiến trường. Tuy vậy, sự tự do hành động trong môi trường này không cho phép sử dụng hiệu quả các lực lượng hiện có của Mỹ để tiến hành đấu tranh hiệu quả trên tất cả các bộ phận trong không gian ảo của Mỹ. Hơn nữa, cơ quan do ông cầm đầu với sự tham gia tích cực của tất cả các cơ quan liên bang của Mỹ mà vấn đề bảo vệ dữ liệu là nhiệm vụ cực kỳ bức thiết đang áp dụng mọi biện pháp cần thiết để hạn chế “sự tự do” ấy ở mức độ tối đa có thể.

“Tất cả các cơ quan hoạt động trong không gian điều khiển học và các người dùng cá nhân có thể trở thành nạn nhân của những hành động có chủ ý xấu”, - viên tướng nói. Ông cũng lưu ý là nếu như trước đây, để bắt đầu cướp bóc, “binh sĩ trước hết phải đánh chiếm thành phố nào đó”, thì nay, khi mà nhiều giá trị có tính chất công nghệ, quân sự, kinh tế và trí tuệ và các loại khác đang tồn tại dưới dạng điện tử, việc trộm cắp thông tin mang lại những thu nhập thực diễn ra hằng ngày. Một số lượng ngày càng lớn các quốc gia đang dịch chuyển các phương pháp đấu tranh truyền thống với đối phương sang môi trường ảo.

“Nói cách khác, sự đối kháng và thậm chí các cuộc xung đột trong không gian điều khiển học ngày nay đang là một thực tế thường nhật”, - tướng Alexander nói. Ông cho biết, cơ quan của ông trong một giai đoạn tồn tại chưa lâu đang hoạt động hằng ngày và làm tất cả những gì có thể để loại trừ khả năng đe dọa an ninh quốc gia.

Các mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ được kiểm soát liên tục. Mỗi giờ diễn ra gần 250.000 kiểm tra để phát hiện khả năng kết nối trái phép của các quốc gia thù địch với Mỹ và những cơ quan tổ chức của các quốc gia đó, cũng như các cá nhân vào các mạng và cơ sở dữ liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Theo Tướng Alexander, các cuộc xung đột trong thế giới ảo có thể mang tính phi đối xứng. Ông lưu ý các nghị sĩ rằng, mới đây ở châu Âu đã bắt giữ một nhóm nhỏ các chuyên gia đã tạo ra cái gọi là botnet (viết tắt từ robot và network), một mạng máy tính gồm 13 triệu máy tính. Phần mềm tự hoạt đặc biệt từ hệ thống này bí mật được cài đặt vào các máy tính bị tấn công và cho phép bọn tội phạm sử dụng các tài nguyên của các máy tính bị nhiễm. Các tin tặc này hoạt động hầu như ẩn danh.

Chi phí cho tổ chức các mạng như vậy là rất không đáng kể, nhưng việc phát hiện và vô hiệu hóa nó đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí. Tất cả những cái đó, theo ông Alexander, làm phức tạp đáng kể cuộc đấu tranh của Bộ chỉ huy của ông với những cuộc tấn công tương tự.

Kết luận phát biểu của mình, Tướng Alexander trấn an các nghị sĩ rằng, cơ quan do ông phụ trách đang hoạt động theo 3 hướng.

Trước hết, nó bảo đảm bảo vệ mạng thông tin toàn cầu của Bộ Quốc phòng để Lầu Năm góc có thể giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ đặt ra.

Hai là, nó tạo ra những lực lượng và phương tiện để khi có các mệnh lệnh tương ứng sẽ có khả năng tiến hành hiệu quả các chiến dịch trong không gian ảo.

Và cuối cùng, Bộ chỉ huy Điều khiển học hoạt động trên hướng tạo ra mọi điều kiện cần thiết để bảo đảm sự tự do hành động của các cơ quan tương ứng của Bộ Quốc phòng Mỹ, bảo đảm bảo vệ thông tin trong không gian điều khiển học của Mỹ.

Sẵn sàng cấp 1

Giới quân sự Mỹ cho rằng, chiến tranh trong không gian ảo là không tránh khỏi và họ đang chuẩn bị ráo riết cho nó. Khả năng tấn công vào các mục tiêu quân sự được trù tính hầu như trong tất cả các kế hoạch tác chiến của bộ não của Lầu Năm góc là Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân.

Trong bài báo đăng trên số tháng 9.2010 của tạp chí Foreign Affairs, ông William Lynn tuyên bố rằng, từ này Mỹ sẽ coi không gian điều khiển học cũng là một chiến trường tiềm tàng như các chiến trường khác mà hiện nay quân Mỹ đang hoạt động.

Tháng 12.2010, theo tiết lộ của ông Lynn, sẽ ra đời chiến lược điều khiển học mới của Mỹ mà các chính trị gia và giới quân sự gọi không chính thức là “Chiến lược điều khiển học 3.0”. Chiến lược này trù định việc bảo đảm từng giai đoạn việc bảo vệ điều khiển học tất cả các mục tiêu quân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ, các cơ quan liên bang và các công ty lớn đang thực hiện các đơn hàng quân sự. Trong tương lai sẽ cùng với các đồng minh NATO thành lập một hệ thống an ninh điều khiển học tập thể thống nhất.

Giữa tháng 9.2010, ông Lynn đã tới Brussels và phát biểu tại một diễn đàn được tổ chức với sự bảo trợ của trung tâm nghiên cứu và phân tích độc lập SDA (Security & Defence Agenda). Các đại diện EU, NATO, các quan chức chính phủ, đại diện các ngành công nghiệp, giới khoa học và các tổ chức khác thường xuyên tham dự các phiên họp của diễn đàn này.

Ông Lynn đã thảo luận với những người tham dự vấn đề về khả năng hợp tác với các đồng minh và bạn bè của Mỹ thực hiện sáng kiến của Mỹ nhằm thành lập hệ thống phòng thủ điều khiển học thống nhất. Theo ông, NATO phải thiết lập một lá chắn điều khiển học để bảo vệ liên minh xuyên Đại Tây Dương và những bạn bè của mình chống mọi mối đe dọa.

Theo ông Lynn, vấn đề an ninh điều khiển học của 28 nước thành viên NATO sẽ là một trong những chủ đề chính mà các nhà lãnh đạo các nước NATO sẽ thảo luận tại cuộc gặp thượng đỉnh của liên minh dự kiến tổ chức ngày 19-20.11.2010 tại Lisbon.

“Liên minh phải đóng vai trò chính trong mở rộng sự bảo vệ các mạng của chúng ta. NATO có lá chắn hạt nhân, đang xây dựng lá chắn phòng thủ ngày càng mạnh và bây giờ nó cần cả một lá chắn điều khiển học”, - ông Lynn nhận định.

Cựu cố vấn Tổng thống Mỹ về an ninh máy tính Richard Clark khẳng định rằng, việc máy tính hóa toàn cầu quân đội Mỹ là gót chân Achilles của nó.

Trong một lần phỏng vấn mới đây, ông nói rằng, hiện nay Lầu Năm góc đơn giản là không sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh điều khiển học. Ông nhắc lại tất cả những thất bại gần đây của các cơ quan hữu quan của Mỹ trong việc bảo vệ các bí mật quốc gia, trong đó có vụ đánh cắp tài liệu về tiêm kích F-35, các hệ thống máy tính của Bộ Ngoại giao, Lầu Năm góc, Bộ Tài chính Mỹ và trụ sở Liên Hiệp Quốc bị tê liệt.

Ông Richard Clark cũng nhận xét là người Mỹ cảm thấy mức độ mối đe dọa lơ lửng trên đầu họ “chỉ khi thảm họa toàn cầu diễn ra”.

Giám đốc Viện Triển vọng chiến lược Mỹ (U.S. Strategic Perspective Institute) ở Washington David Gewirtz tin rằng, cuộc chiến điều khiển học là tất yếu. Theo ông, “vũ khí điều khiển học quá dễ kiếm và hiệu quả để không sử dụng nó”.

Cựu nhân viên NSA Charles Miller, người hiện nay cũng thực hành hoạt động tin tặc, cho rằng, chỉ cần vẻn vẹn 98 triệu USD để thành lập một cơ quan điều khiển học có khả năng tấn công nước Mỹ và làm tê liệt hoàn toàn hoạt động của Mỹ, còn để tổ chức tấn công các mạng máy tính của Nga thì còn ít hơn.

Theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2013, Washington sẽ phải chi 10,7 tỷ USD để bảo vệ chống các cuộc tấn công điều khiển học.

Năm 2008, Mỹ đã phải chi cho các mục đích này 7,4 tỷ USD. Trong thời gian gần nhất, Nhà Trắng sẽ phải chi số tiền gần như thế cho việc bảo đảm bảo vệ điều khiển học cho các mạng điện lực và các mục tiêu hạ tầng dân sự quốc gia khác.

Twitter chỉ điểm cho NATO ném bom Libya

Đụng phải một cuộc chiến tranh khác thường mới ở Libya, quân đội NATO đã tìm ra cách sử dụng mạng xã hội Twitter để tấn công quân đội của Đại tá Gaddafi.

Twitter là nguồn cung cấp thông tin
để tên lửa NATO tấn công các vị trí của quân đội Libya

Qua các bức ảnh và video trong các bản tin của địch thủ, họ thu được những thông tin về những di chuyển của quân chính phủ, rồi sau đó nhanh chóng kiểm tra và khi cần thì sử dụng để hiệu chỉnh các cuộc không kích.

Từ những ngày đầu chiến tranh ở Libya, các sĩ quan NATO đã bác bỏ tin đồn cho rằng, họ đang duy trì liên hệ với quân nổi dậy để hiệu chỉnh các đòn không kích. Té ra là họ không cần làm việc đó vì thông tin cần thiết họ dễ dàng lấy được từ mạng Twitter.

Hiện nay, các lực lượng NATO đang đánh bom các vị trí và xe tăng thiết giáp của quân đội Libya từ các máy bay có người lái và không người lái. Nhưng việc không kích ngày càng khó khăn do trên mặt đất NATO không có các lực lượng hiệu chỉnh không kích hay lực lượng lục quân nào, điều đó khiến mạng sống của dân thường và quân nổi dậy mà NATO ủng hộ bị đe dọa.

Tuy nhiên, không quân NATO đã tìm ra cách thu nhận các thông tin chính xác về sự di chuyển và bố trí quân đội của Gaddafi - đó là từ chính những bản tin được đăng tải trên mạng Twitter.

Trung tá không quân Anh Mike Braken thừa nhận rằng, Twitter là một nguồn thông tin quý giá về sự di chuyển của quân đội chính phủ Libya. Những tin tức này được quân nổi dậy và những người ủng họ đăng tải, sau đó trở thành căn cứ để quan sát một khu vực đã định. Trong trường hợp phát hiện đối phương, NATO liền ra tay không kích. Mike Braken nhấn mạnh rằng, tự thân thông điệp trên Twitter không phải là thông tin chỉ thị mục tiêu cho bom hay tên lửa, nhưng nó là nguồn dữ liệu giá trị cho trinh sát chiến thuật.

Twitter và các công nghệ thông tin-Internet khác đang là
công cụ để tuyên truyền, lật đổ và nay là để tiến hành chiến tranh

Quân nổi dậy Libya thường gửi lên Twitter thông tin về những hành động mới nhất của Gaddafi với tốc độ chóng mặt, và những thông điệp này chứa đựng những đường dẫn đến các đoạn video quay bằng điện thoại di động, sơ đồ đường sá, tọa độ các trận địa...

Việc kiểm tra các tin tức này bằng máy bay không người lái và máy bay trinh sát thường không mất nhiều thời gian và bằng cách đó quân nổi dậy có được một phương tiện liên lạc đơn giản và hiệu quả với các đơn vị quân đội công nghệ cao của NATO.

Trong công việc này, người ta không sử dụng các thiết bị đầu cuối quân sự đắt tiền mà là các máy điện thoại di động bình thường, rẻ tiền và mạng internet. Dĩ nhiên, một hệ thống thông tin liên lạc như vậy còn lâu mới được coi là làm việc ở thời gian thực, tuy nhiên nó đã hỗ trợ rất nhiều cho quân nổi dậy trong các trận đánh gần các thành phố Bengazi và Tripoli.

Hiện chưa có thông tin về cách thức đối phó với các điệp viên của chính phủ hoạt động trên mạng Twitter, nhưng tên tuổi đã được xác minh của các “nhân viên hiệu chỉnh không kích” bằng Twitter thuộc phe nổi dậy, có các quan hệ “bạn bè” trên mạng, có thể là sự bảo vệ nào đó chống thông tin giả. Về lý thuyết, điều đó cho phép lập danh sách những nguồn thông tin khá tin cậy về tình hình chiến thuật, mặc dù kinh nghiệm về một cuộc chiến tranh Twitter thật sự rõ ràng là còn ở phía trước.

Về phần mình, quân đội Mỹ đang theo dõi sát sao khám phá bất ngờ và rất thành công này trong lĩnh vực khoa học quân sự.

Cần lưu ý là Bộ Ngoại giao Mỹ dự định đến cuối năm 2011 chi gần 70 triệu USD để chế tạo các hệ thống liên lạc “thay thế” để trang bị cho các phong trào nổi dậy ở nước ngoài. Trong khuôn khổ sáng kiến này, người ta đang phát triển các mạng giao tiếp khác nhau: internet di động không dây có thể triển khai nhờ một thiết bị cỡ chiếc vali; các mạng Bluetooth cải tiến dùng để truyền video và file giữa các phần tử nổi dậy; mạng liên lạc điện thoại di động thay thế có thể tổ chức bằng các tháp vô tuyến trên lãnh thổ các nước lân bang….

Như vậy, có thể khẳng định rằng, giới quân sự đã đánh giá cao tiềm năng của các công nghệ mạng không chỉ trong phạm vi quân đội mà cả khi phối hợp với các lực lượng nổi dậy khác nhau vốn có thể giải quyết tự mình xung đột và với tổn thất tối thiểu cho nhãng người tham gia “bên ngoài”.

Xu hướng ngụy trang quân sự thế kỷ 21

Trong tương lai không xa, những bộ quân phục rằn ri, sọc hổ hay mầu đất, gỗ sẽ nhường chỗ cho thế hệ áo ngụy trang công nghệ cao.

Ngụy trang kỹ thuật số

Ở chiến trường Iraq và Afghanistan, Lực lượng liên quân NATO đã lần đầu mặc những chiếc áo có hoa văn gồm các mảng tập hợp từ các ô màu vuông kiểu điểm ảnh kỹ thuật số, thay cho những đốm màu to tròn trên áo vải trước đây.

Quân đội Mỹ, Anh, Pháp và Đức đều phát triển phiên bản của riêng mình, nhưng đều dựa trên hiểu biết về hệ thần kinh và môn khoa học “thống kê hỗn loạn”, nghiên cứu khả năng xác định và nhận dạng đồ vật.

Canada là quốc gia tiên phong trong kỷ nguyên ngụy trang số. Phá vỡ những thiết kế truyền thống với mẫu đồng phục CADPAT. Trong các thử nghiệm, những mẫu họa tiết số phá vỡ nguyên tắc fractal, một nguyên tắc dựa trên hình học mô phỏng kết cấu và những họa tiết bất quy tắc thường thấy trong thiên nhiên. Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) đã dựa trên mẫu CADPAT để phát triển loại đồng phục chiến đấu MARPAT.

Từ đó, ước mơ về khả năng ngụy trang thích ứng đang dần trở thành hiện thực. Quân đội Đức sử dụng loại đồng phục Flecktarn với các kiểu họa tiết ngụy trang 3, 4, 5 hoặc 6 màu. Loại họa tiết ngụy trang này của Đức được nhiều nước khác sử dụng với các biến thể khác nhau: Sever (của Nga), Type II (của Nhật), Plateau Type 03 (Trung Quốc tại khu vực Tây Tạng).

Quân phục ngụy trang kiểu truyền thống.

Quân phục ngụy trang kiểu kỹ thuật số.

Ngụy trang kỹ thuật số thể hiện ưu việt.
So sánh các mẫu họa tiết ngụy trang.

Không chỉ quân phục, vũ khí cá nhân cũng được ngụy trang kỹ thuật số.

Trực thăng Ấn Độ ngụy trang kiểu kỹ thuật số.

Xe tăng chủ lực Trung Quốc ngụy trang kiểu kỹ thuật số.

Ngụy trang kiểu tắc kè hoa

Tại phòng thí nghiệm quốc gia Sandia, bang New Mexico (Mỹ), các nhà khoa học đang làm việc tích cực để biến giấc mơ từ lâu: khả năng ngụy trang thích ứng với môi trường thay đổi như loài tắc kè hoa, trở thành hiện thực.

Tiền đề nghiên cứu của các nhà khoa học là những chú cá đặc biệt, dễ dàng thay đổi màu sắc và hoa văn để hòa trộn với môi trường xung quanh. Bản chất vấn đề nằm ở những protein nhỏ trong các tế bào của loài này có tính chuyển biến cao, giúp sắp xếp lại các tinh thể sắc tố trên da.

Nhà nghiên cứu tại Sandia đang quan sát những tế bào với protein động cơ, giúp cho việc nghiên cứu vật liệt tự đổi màu.

Các nhà khoa học tại Sandia ứng dụng nguyên lý trên để tạo ra vật liệu tổng hợp phỏng sinh học, đạt được khả năng thay đổi màu sắc như loài vật.

Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Geogre Bachand phát biểu: "Mục tiêu cuối cùng là tạo ra loại trang phục ngụy trang quân sự có thể biến đổi với nhiều dạng môi trường mà không cần tác động của nguồn năng lượng bên ngoài”.

Ý tưởng này không mới, nhưng để thực hiện, nhóm nghiên cứu đã vượt qua 2 trở ngại lớn về kỹ thuật mà những người đi trước phải dừng bước.

Thứ nhất, họ đã thành công trong việc đơn giản hóa việc cung cấp năng lượng cần thiết để làm cho các protein trở nên linh hoạt. Tiếp theo, tăng khả năng điều khiển sự ngụy trang với cấu trúc hiệu quả.

Tuy nhiên, nhận định về tương lai của cải tiến dựa trên phỏng sinh học, công nghệ nano và biến đổi gene, các nhà khoa học cho rằng, phương pháp ngụy trang tắc kè hoa rất ấn tượng nhưng cần mất ít nhất 5-10 năm nữa để có thể tạo ra lợi thế rõ rệt cho những người lính trên chiến trường.

Ngụy trang nhiệt

Ngày nay, các lực lượng quân sự không chỉ bị phát hiện dưới ánh sáng ban ngày, mà còn cả vào ban đêm bằng các khí tài quan sát tầm nhiệt.

Nhờ giá thành hạ xuống, những nhóm nổi dậy, khủng bố có thể chi tiền để mua các thiết bị quan sát loại này, tăng thêm sự nguy hiểm cao cho lực lượng an ninh.

Chính vì vậy, các nhà khoa học đang nghiên cứu những loại vật liệu mới nhằm tạo ra lớp mặt nạ hấp thụ và triệt tiêu các dấu hiệu nhiệt từ người lính và cả trang thiết bị vũ khí.

Hình ảnh so sánh giữa việc một người lính mặc quần áo thường và quần áo hấp thụ nhiệt trong ảnh chụp từ thiết bị nhìn đêm.

Ceno Technologies, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này, đang mở rộng ý tưởng với việc chế tạo một loại sơn ngụy trang, giúp triệt tiêu phát nhiệt từ tay, mặt của người lính. Công nghệ ngụy trang mới này cũng đã được áp dụng trên các chiến trường Iraq và Afghanistan.

Tuy nhiên, việc ngụy trang nhiệt cho con người chỉ là một ứng dụng đầu tiên. Ngụy trang nhiệt cho một chiếc xe tăng hay các phương tiện chiến đấu vũ trang lạiphức tạp hơn. Rất nhiều dự án đang triển khai trên thế giới đang tập trung hoàn thiện kỹ thuật này.

Những chuyên gia quốc phòng Hy Lạp đã phát triển một loại bọt cách nhiệt có khả năng giảm thiểu lượng nhiệt năng phát ra bên ngoài. Nếu phủ một lớp mỏng lên những chiếc APC, lượng nhiệt chúng phát ra chỉ như ống xả của xe máy trước những thiết bị nhìn đêm.

Các nhà nghiên cứu của Học viện kỹ thuật New Jersey (Mỹ) lại tiếp cận theo cách khác. Họ phát triển các tấm cách nhiệt có thể được áp dụng cho những phương tiện để thay đổi hình dạng tại những địa điểm chiến lược. Khi đó, chiếc xe tăng chỉ giống như chiếc ô tô thông thường trong các thiết bị quan sát chuyên dụng.

Áp dụng nhiều tiến bộ khoa học như phỏng sinh học, nhận thức thần kinh, công nghệ nano và khoa học vật liệu, sự phát triển của ngụy trang sẽ ngày càng hiện đại, giảm thiểu nguy hiểm rủi ro cho người lính tại các chiến trường.


Theo Mạnh Thắng (Đất Việt Online)

Chiến tranh thông tin

Trong những năm gần đây người ta nói nhiều đến một loại hình chiến tranh được gọi là chiến tranh thông tin (CTTT) - cyberwar. Đó là loại hình chiến tranh gì?

Cuộc chiến không khói súng

Khó để đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh, nhưng có thể hiểu CTTT là vận dụng CNTT ở mức cao trong các mặt hoạt động chỉ huy - quản lý, tình báo, điều khiển, chiến tranh điện tử, kinh tế, tâm lý, xã hội...

Các công cụ, phương tiện được sử dụng trong CTTT rất đa dạng: máy tính cực mạnh, mạng máy tính, Internet với các hệ phần mềm thực hiện các chức năng, từ các hệ điều hành đến các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Gis, trình duyệt web, các công cụ tìm kiếm thông tin, an toàn và bảo mật thông tin, virus và chống virus... Những công nghệ mới nhất, mạnh nhất thường xuất phát từ nhu cầu quốc phòng và cũng trở lại phục vụ cho quốc phòng như công nghệ grid, rồi điện toán đám mây, các trung tâm dữ liệu hiện đại, các thiết bị thông tin di động, robot điều khiển... Những công cụ, phương tiện này được ứng dụng để xâm nhập sâu vào trong các hoạt động của quân đội, kinh tế - xã hội. Các nước phương Tây đã từng công bố những hệ chỉ huy C3I, C4I, rồi hệ định vị, truyền tin gắn trên lưng người lính.

Không phải thế giới khi nói nhiều đến CTTT sẽ không còn chạy đua sản xuất vũ khí, sẽ bớt chi phí quốc phòng. Ngược lại, trong năm 2008, thị trường vũ khí quốc tế là 1.464 nghìn tỉ USD, tương đương với 2,4% GDP toàn cầu. Tính ra trung bình năm 2008, mỗi người trên trái đất phải gánh 217 USD chi phí cho vũ khí (Theo báo cáo về kinh doanh vũ khí trên thế giới được Viện nghiên cứu Hoà Bình Quốc tế Stockholm SIPRD công bố ngày 9/6/2009). Số này cao hơn 45% so với 10 năm trước và hơn 4% so với năm 2007. Cũng cần phải hiểu rằng trong chi phí này có một tỷ trọng không nhỏ thuộc lĩnh vực CNTT.

Nhìn lại một số diễn biến chiến tranh gần đây cho thấy, hệ thống website Gruzia bị tấn công không do chính phủ nước nào chỉ huy mà lại do hoạt động tự phát của một mạng lưới hacker. Đa số các cuộc tấn công đó xuất phát từ blog. Một danh sách các website chính phủ của Gruzia được truyền cho nhau giữa các thành viên tham gia nhóm hacker này.

Kèm theo danh sách đó là các công cụ tấn công từ chối dịch vụ (DDoS). Từ năm 2007, các hacker cũng đã tổ chức tấn công với hình thức tương tự lên các website Estonia.

Với lực lượng khủng bố quốc tế, Internet đã trở thành một công cụ cực kỳ hữu hiệu để tấn công các quốc gia thù địch.

Mục tiêu tấn công là các cơ sở hạ tầng thông tin thuộc các lĩnh vực: quân sự, tài chính, ngân hàng, mạng máy tính quốc gia... Virus có thể làm cho hệ thống vũ khí của đối phương bị mất điều khiển, virus cũng có thể phá hoại cơ sở hạ tầng kinh tế quốc dân, làm cho nền kinh tế rối loạn, hay làm tắc nghẽn hệ thống thông tin liên lạc. Thành phần nguy hiểm nhất trong CTTT là các hacker. Hacker tập trung vào việc đánh cắp các bí mật quân sự; sử dụng virus tấn công các hệ thống máy tính làm cho hệ thống này bị tê liệt không thể đưa ra các phán đoán chính xác.

Đối phó của các nước

Trước tình trạng này, một số quốc gia đã có những bước chuẩn bị để đối phó với CTTT. Chẳng hạn, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với thông tin trực tuyến và tiến hành phong tỏa thông tin khi cần thiết. Trung Quốc cũng xây dựng một lực lượng chống lại các vụ tấn công máy tính, bảo vệ các hệ thống liên lạc qua vệ tinh và xử lý những vấn đề liên quan đến an ninh mạng quốc gia và an toàn thông tin. Tổ chức Hiệp ước Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng có các chuyên gia về CTTT. Họ đã từng "dàn quân" trên chiến trường trực tuyến ở Estonia khi mạng Internet của nước này bị tấn công.

Theo thời báo New York Times, Nga và Mỹ đều cho rằng loại hình CTTT đang phát triển và cần có sự kiểm soát. Hai bên dự định sẽ thảo luận vấn đề này trong cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 11 sắp tới. Thừa nhận mối đe dọa ngày một lớn của CTTT, nhiều quốc gia đang phát triển các loại vũ khí phòng thủ cho các mạng máy tính. Tướng Keith Alexander, phụ trách Bộ Tư lệnh Ảo của Mỹ, đã có báo cáo gửi tới tiểu ban Vũ trang Hạ viện Mỹ về việc cần cải tổ lại các hoạt động tấn công và phòng thủ ảo. Tướng Alexxander cho rằng, lực lượng ảo cần thêm nhiều nguồn lực và tăng cường đào tạo huấn luyện. Trong sáu tháng qua, Mỹ đã chi hơn 100 triệu USD để tăng cường phản ứng nhanh và khắc phục những thiệt hại từ các cuộc tấn công ảo cũng như bảo trì các mạng lưới máy tính. Còn William Shelton, phụ trách thông tin thuộc Lực lượng Không quân Mỹ cho hay: Mỹ cần nỗ lực hơn nữa phát triển công nghệ mới để phản ứng với nguy cơ tấn công ảo. Hội đồng Nghiên cứu quốc gia nước này kết luận là các chính sách hiện tại của Mỹ về chiến tranh ảo là "thiếu thông tin và không tương xứng". Hội đồng còn nhấn mạnh, những chính sách về chiến tranh ảo "không phát triển và thiếu chắc chắn" của chính phủ Mỹ sẽ dẫn tới sai lầm trong đối phó với các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra.

Một câu hỏi được đặt ra: Đối phương tấn công bằng CNTT vào các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của một quốc gia đến mức nào thì quốc gia đó tuyên bố tình trạng chiến tranh? Nếu các hệ thống thông tin quốc gia, đặc biệt là các hệ an ninh quốc phòng, điều hành chính phủ, tài chính, ngân hàng... bị hacker nước ngoài làm rối loạn, làm trì trệ mọi hoạt động của quốc gia thì lúc đó, đã có thể tuyên bố tình trạng chiến tranh? Hay chỉ khi nào có bom đạn kéo theo đổ bộ hải-lục-không quân vào đất liền mới được gọi là chiến tranh? Để làm sáng tỏ điều này cần phải chờ đợi những cuộc bàn thảo quốc tế của các nước và của các tổ chức quốc tế.

Việt Nam và chiến tranh thông tin

Nước ta không thể nằm ngoài môi trường CTTT. Chỉ riêng về khía cạnh lây nhiễm virus cũng đáng để suy nghĩ. Tháng 5 vừa qua đã có thêm hơn 4 nghìn dòng virus máy tính mới xuất hiện, tấn công vào các website của các cơ quan, doanh nghiệp lớn ở nước ta, nhưng trong đó chỉ có 6 dòng từ hacker trong nước. Bkis thì cảnh báo lỗ hổng nghiêm trọng tại các website của nhiều doanh nghiệp, ngân hàng, trường học, cơ quan thuộc Chính phủ.

Ngay từ những năm 80, nước ta đã có một chương trình nghiên cứu: "Áp dụng toán học, tin học, điều khiển học vào các hoạt động quân sự theo hướng tự động hóa chỉ huy" do trung tâm Toán-Máy tính (nay là Viện CNTT- Viện Khoa học - Công nghệ quân sự) thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì. Trong những năm qua, CNTT đã được áp dụng trong mọi hoạt động của quân đội như tham mưu chỉ huy, đảm bảo hậu cần, kỹ thuật, nghiên cứu khoa học công nghệ quân sự... Tuy nhiên, để chuẩn bị đối phó với CTTT, còn cần phải làm nhiều việc và phải được quan tâm nhiều hơn nữa.


Theo Pcworld.com.vn