Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Vụ Từ Tài Hậu và vấn đề tham nhũng trong quân đội

Trung Quốc hoàn tất hồ sơ cuộc điều tra liên quan tới nguyên phó chủ tịch Quân ủy trung ương, Thượng tướng Từ Tài Hậu.

 Đây là quan chức quân sự cao cấp nhất trong lịch sử Quân đội Giải phóng nhân dân bị quyết định khởi tố hình sự. Vụ án Từ Tài Hậu sẽ thể hiện cho dư luận thấy ban lãnh đạo đảng Cộng sản quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng, đặc biệt trong quân đội, và khẳng định không một quan chức cấp cao nào được phép đặt mình trên luật pháp. Ông Andrei Karneev, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á và châu Phi Đại học tổng hợp Moskva đã chia sẻ nhận định xung quanh vụ án.
Chưa rõ, liệu phiên tòa xét xử có diễn ra hay không và với mức độ công khai nhường nào trước các phương tiện truyền thông. Dư luận chưa quên vụ ông Bạc Hy Lai, cựu Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh. Phiên tòa này đã cho thấy cấp độ cởi mở mới của nữ thần Công lý Trung Quốc. Tuy nhiên, lần này sẽ đả động tới một nhân vật hàng đầu của lực lượng vũ trang Trung Quốc và những câu hỏi rất nhạy cảm về an ninh quốc gia có khả năng nổi lên trong vụ án. Vì vậy có lẽ sẽ áp dụng những quy tắc khác. Điều rõ ràng là nếu phiên tòa diễn ra, cơ hội tha bổng của ông Từ sẽ bằng “không”.
Theo thông báo, hồ sơ Từ Tài Hậu do các cơ quan thanh tra của đảng điều tra và chuyển tới cơ cấu thực thi pháp luật, có lẽ sau khi Hội nghị trung ương 4 khóa XVIII bế mạc. Chủ đề chính của hội nghị là đấu tranh chống tham nhũng và xây dựng "nhà nước điều hành bằng pháp luật." Tin tức về số phận của Từ Tài Hậu được nhiều nhà quan sát coi là sự kiện mang tính bước ngoặt. Từ trước tới nay, các vụ án lạm dụng quyền lực và tham nhũng trong quân đội Trung Quốc hiếm khi được đưa ra công luận. Lần này, chính quyền thể hiện sự cương quyết phổ biến cuộc đấu tranh không chỉ ở các cấp cao nhất của bộ máy hành chính mà trong cả giới tướng lĩnh quân đội. Như được biết, trong giai đoạn Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào (2002-2012) lãnh đạo, người rất ít can thiệp vào các vấn đề quân sự, Thượng tướng Từ Tài Hậu là nhân vật quan trọng xác định chính sách nhân sự trong hàng ngũ tướng lĩnh quân đội Trung Quốc. Do đó, có thể hiểu việc bóc trần nhân vật này là hồi chuông báo động với đội ngũ không nhỏ các sĩ quan cấp cao từng được văn phòng tướng Từ bổ nhiệm. Người ta nói rằng, dưới thời Từ Tài Hậu có những trường hợp đã được nâng cấp nhờ hối lộ bằng nhiều hình thức.
Một số phương tiện truyền thông nước ngoài tích cực thảo luận giả thiết khác về các vụ vạch trần đang diễn ra ở Trung Quốc. chẳng hạn, chiến dịch chống tham nhũng liên quan trực tiếp tới cuộc cạnh tranh của các nhóm cầm quyền. Theo đó, ông Từ Tài Hậu và một số tướng lĩnh cao cấp muốn nhân dịp Hội nghị trung ương khóa XVIII gạt ông Tập Cận Bình và đưa chính khách dân túy cánh tả được hâm mộ là Bạc Hy Lai lên nắm quyền. Giờ đây Chủ tịch Tập đã tập trung trong tay quyền lực to lớn và phương pháp thuận tiện nhất để trừng phạt những kẻ chủ mưu không phải vạch trần tham vọng chính trị mà là cáo buộc tham gia tham nhũng.
Còn nhiều giả thiết khác về những bê bối trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Điều tra và truy tố quan chức, cán bộ đảng cấp cao có thể là những mưu tính với cơ động chính trị, thu hút sự hỗ trợ cho ban lãnh đạo mới, đặc biệt trước thềm những cải cách kinh tế sâu sắc.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_31/279463783/

Mạng lưới kỳ diệu kết nối thế giới

Trong thế giới hiện đại, 1/3 tổng dân số toàn cầu có thể truy cập Internet.
Có người đang tìm kiếm thông tin cần thiết, có người truy cập các mạng xã hội để giải trí, có người đang làm việc trong mạng. Mỗi người đều có mục tiêu riêng để "hiện diện" trong World Wide Web. Vào tháng 10 năm 2014 đã kỷ niệm 45 năm đợt liên lạc không dây đầu tiên trong mạng Internet (1969). Và hiện nay nhiều người không thể tưởng tượng được cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu đi không gian ảo.
Năm 1957, Bộ Quốc phòng Mỹ đã lên kế hoạch sáng chế ra một hệ thống đáng tin cậy để trao đổi thông tin. Các cơ sở phụ trách thực hiện nhiệm vụ này là ba trường đại học và Trung tâm nghiên cứu Stanford. Bảy năm sau, vào năm 1969, đã tiến hành đợt liên lạc đầu tiên giữa hai trạm trong mạng lưới mới nằm cách xa nhau 640 km. Đây chính là thời điểm mở đầu thời đại Internet. Vào năm 1971 các chuyên gia đã phát triển chương trình đầu tiên để gửi e-mail, vào năm 1988 đã thiết kế hệ thống Internet Relay Chat (IRC) để giao tiếp trên Internet trong thời gian thực. Năm 1989, nhà khoa học nổi tiếng người Anh Tim Berners-Lee đã đề xuất khái niệm mới về phát triển World Wide Web, và hai năm sau đó đã mở rộng việc tiếp cận Internet cho mọi người.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2,8 tỷ người sử dụng Internet. Gần một nửa trong số họ sống ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo dự đoán của các chuyên gia, con số này sẽ tăng lên không ngừng. Đáng lẽ, chúng ta nên phấn khởi với việc mọi người trên hành tinh đang ngày càng xích lại gần nhau. Kết quả là, mọi người đều biết ngay về một sự kiện đã xảy ra năm phút trước ở bất cứ nơi nào trên hành tinh. Nhưng, chuyện đó không đơn giản. Thời gian gần đây thế giới phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng: làm thế nào để chọn lựa thông tin đáng tin cậy, đồng thời tránh khỏi tác động mạnh đôi khi có sức phá hoại của những thông tin độc hại. Công nghệ thông tin đang xâm nhập vào khu vực thông tin tư nhân, bí mật của các tổ chức quốc tế lớn và cuộc sống cá nhân. Thế giới ảo bắt đầu thay thế thế giới thực và các cuộc giao tiếp của con người. Trong thế giới ảo mọi người lãng phí thời gian trên các mạng xã hội. Nghiện Internet đang là vấn đề mới của tâm thần học. Tất nhiên, không thể nào ngăn chặn sự phát triền tiến bộ, và không nên làm như vậy. Tất cả chúng ta chỉ nên nhớ về sự an toàn khi truy cập thế giới ảo để không làm cho toàn thế giới bị sụp đổ do sai lầm vô tình trên mạng Internet.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_30/279421937/

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

« Đoàn xe nhân đạo » cho Ukraina : Cuộc chiến tuyên truyền của Putin

Sự kiện Nga đưa một đoàn xe « cứu trợ nhân đạo » sang Ukraina rất được báo chí Paris quan tâm. Le Figaro có bài viết mang tựa đề « Nga-Ukraina : Đoàn xe gây bất đồng »; tương tự là tựa một bài báo khác trên La Croix : « Đoàn xe của bất đồng giữa Matxcơva và Kiev ». Le Monde nhận thấy hành động này « gây lo ngại cho Kiev và phương Tây », còn Les Echos nhận định « Ukraina : Cuộc chiến tranh cân não ».
Theo nhận xét của Les Echos, suốt cả ngày hôm qua diễn ra một cuộc chiến truyền thông dữ dội để tránh một cuộc chiến thực sự giữa Ukraina và Nga. Hoàn toàn mù mờ, những chi tiết về « đoàn xe nhân đạo » này như điểm đến cuối cùng, cửa khẩu sẽ đi qua cho đến cơ quan kiểm tra, bốc dỡ chuyến xe chỉ được tiết lộ nhỏ giọt theo những tuyên bố của đôi bên. Sau khi khẳng định sẽ từ chối « viện trợ » này vì đây chỉ là « hành động cay độc » của Matxcơva, « gởi đến nước và muối sau khi cung cấp vũ khí cho bọn khủng bố », Kiev hôm qua đã nhượng bộ.
Để « tránh cho đất nước khỏi bị xâm lăng », Tổng thống Ukraina rốt cuộc chấp nhận cho đoàn xe đến Lougansk qua một cửa khẩu gần đó. Hải quan, biên phòng và đại diện của Tổ chức An ninh Hợp tác châu Âu (OSCE) sẽ kiểm tra tại biên giới, sau đó « đoàn xe đi vào vùng đất do quân nổi dậy kiểm soát, và tại Lougansk hàng viện trợ sẽ được Hồng thập tự phân phối ». Như vậy Kiev không còn đòi hỏi phải đi qua Kharkov nơi quân chính phủ kiểm soát, và hàng phải chuyển qua các xe của Hồng thập tự.
Ukraina và phương Tây lo ngại trong số hàng viện trợ nhân đạo này có giấu vũ khí và đặc biệt là hỏa tiễn dành cho quân nổi dậy, thủ phạm vụ bắn rơi chiếc MH17 của Malaysia Airlines. Matxcơva khẳng định chuyến hàng 1.800 tấn gồm có 500 tấn lúa mì, 100 tấn đường, 70 tấn dược phẩm và 60 máy phát điện. Les Echos cho rằng thật ra Nga chẳng cần phải dùng đến đoàn xe 260 chiếc rầm rộ này để tiếp tế cho quân ly khai miền đông, vì theo tình báo phương Tây, Matxcơva có thể dễ dàng đưa qua đoạn đường biên do quân nổi dậy kiểm soát.
Tương tự, La Croix nhận định Matxcơva chỉ dàn cảnh « đoàn xe nhân đạo » để phô trương sự ủng hộ của Nga dành cho phe ly khai miền đông Ukraina, trong bối cảnh hôm nay Vladimir Putin đến Crimée đọc một bài diễn văn « nẩy lửa » - theo phát ngôn viên Tổng thống Nga. Đây là lần thứ hai Putin đến Crimée từ khi vùng đất của Ukraina bị sáp nhập vào Nga hồi tháng Ba. Một cơ hội mới để ông Putin diễn vai người bảo vệ không khoan nhượng lợi ích của mọi cư dân nói tiếng Nga trong các nước Liên Xô cũ, một vai trò đã đưa ông lên đỉnh cao của lòng dân.
Le Figaro dẫn nguồn tin từ bộ phận báo chí của Hội Hồng thập tự, cơ quan được nêu tên trong tất cả các thông cáo của Nga cho biết, từ nhiều ngày qua Hội vẫn đòi hỏi những chi tiết cụ thể về đoàn xe nhưng không nhận được những câu trả lời thích đáng. Và như vậy Hồng thập tự không chịu trách nhiệm về đoàn xe nhân đạo này. Cần nói thêm, Hiến chương Hồng thập tự quy định phải có sự thỏa thuận của các bên liên quan trong cuộc xung đột, và việc đoàn xe đi thẳng đến vùng nổi dậy khiến cơ quan quốc tế có tiếng luôn trung lập này không thể tham gia.
Theo Le Figaro, Matxcơva chừng như lợi dụng sự khẩn cấp của tình hình nhân đạo để buộc Hồng thập tự phải nhúng tay vào, nhưng lại không vội vã trả lời tổ chức phi chính phủ này. Tờ báo mô tả, những lá cờ trắng có hình chữ thập đỏ được cắm lên tất cả các xe vận tải trong đoàn, được chiếu trên truyền hình Nga. Tối qua phát ngôn viên Tổng thống Nga, Dimitri Peskov tiếp tục khẳng định đoàn xe « tiếp tục di chuyển trên lãnh thổ Nga (…) dưới sự lãnh đạo của Hồng thập tự quốc tế ». Rõ ràng ngay từ đầu, chiến dịch này mang mục đích tuyên truyền tại Nga cũng như quốc tế.
Le Figaro cho biết, các kênh truyền hình Nga đã quảng cáo rùm beng cho « đoàn xe nhân đạo ». Chiến dịch được quay trực tiếp từ một trực thăng để giúp khán giả hình dung được tầm vóc quy mô của nó. Bản tin thời sự truyền hình được mở đầu bằng « đoàn xe nhân đạo », và quyết định " thiếu tế nhị" của Kiev không cho đoàn xe đi vào lãnh thổ nước mình. Một quyết định bị phê phán là ý đồ xấu xa của một nước chư hầu cũ nay đang nằm dưới sự thống trị của Washington.
Ngược lại, các nhà báo Nga giữ im lặng về việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy thân Nga ở Donbass, nhấn mạnh đến « sự thô bạo » của Kiev tại vùng này. Theo Le Figaro, trước khi viện trợ tới tay người dân Lougansk, thì ít nhất nó đã giúp ông Vladimir Putin hưởng lợi.
Thụy My - RFI

Các phương tiện truyền thông Đức công bố lời thú nhận của phi công Ukraina bắn vào máy bay "Boeing"

Wahrheit für Deutschland đã viết rằng phi công Ukraina lái chiếc Su-25 bay sau máy bay Boeing bị bắn rơi thừa nhận rằng anh ta đã bắn vào máy bay Malaysia.
Chính là máy bay của anh ta trong trong tấm ảnh chụp từ vệ tinh và được giới thiệu tại cuộc họp của Bộ Tham mưu Nga. Nguồn tin này gọi việc công bố thông tin như vậy là một "chiến thắng nhỏ dành cho những người hiểu Putin." Trước đó các chuyên gia OSCE đã nghiên cứu các mảnh máy bay trong khu vực tai nạn và đưa ra kết luận ban đầu của họ, một lần nữa xác nhận những điều nêu trên.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_07_29/275233358/

Báo giới phương Tây làm ngơ trước các sự kiện ở Ucraina

Các phương tiện truyền thông phương Tây tiếp thu có chọn lọc thông tin về Ukraina. 
Trong các chương trình phát thanh truyền hình và trên trang báo chí chỉ xuất hiện những bài phát biểu của quan chức Kiev, mà không hề giới thiệu ý kiến của bên khác. Báo giới phương Tây nhắm mắt làm ngơ trước thảm họa nhân đạo ở phía Đông Nam Ukraina. Đây là một thí dụ rõ rệt về thái độ tiêu chuẩn kép.
Các nhà báo phương Tây ít quan tâm đến tình hình thực tế ở Ukraina. Như thường lệ suốt ngày trên các kênh truyền hình trung ương của châu Âu và Mỹ không có dù một tin về những gì đang xảy ra ở khu vực Donbas. Họ không đồng cảm cho số phận của những người tỵ nạn. Trên biên giới Nga-Ukraina đã triển khai các trại tỵ nạn cho những người phải bỏ nhà mình chạy đến nước láng giềng khỏi các vụ đánh bom. Nhưng, các nhà báo nước ngoài không vội vàng đến thăm các trại tỵ nạn để nói chuyện với những người bị ảnh hưởng bởi chiến dịch quân sự của chính quyền Kiev. Báo chí phương Tây vốn được gọi là “khách quan” không sẵn sàng phản ánh các sự kiện Ukraina từ quan điểm khác với lập trường chính thức của các chính trị gia phương Tây. Chủ tịch Quỹ "Chính sách" Vyacheslav Nikonov nói: “Khi bắt đầu các hành động chiến sự thì sự thật là người đầu tiên phải chết. Rõ ràng là Hoa Kỳ và các đồng minh NATO giữ lập trường chung: đối với họ, phương Tây là thế giới tươi sáng và Ukraina đang đấu tranh để trở thành một bộ phận của phương Tây, còn Nga thì tượng trưng cho thế giới ảm đạm đáng sợ đang gây trở ngại cho quá trình này. Bất cứ điều gì không phù hợp với lập trường này không được giới thiệu trên báo chí hoặc bị bóp méo. Đây là một phương pháp phổ biến trong cuộc chiến tranh thông tin”.
Đã hơn ba tháng gần biên giới của Liên minh châu Âu có chiến tranh, không chỉ chiến tranh thông tin mà cuộc chiến thực sự với cảnh đổ máu, các vụ tàn phá và nhiều người chết. Nhưng, các kênh truyền hình kể lại rất chi tiết chỉ về những gì đang xảy ra ở các khu vực cách xa EU hàng nghìn dặm - ở Syria, Afghanistan, Iraq. Họ tổ chức các cuộc gặp "bàn tròn" và giới thiệu nhiều cuộc phỏng vấn về chủ đề này. Vì đó là những gì đang xảy ra ở đâu đó rất xa châu Âu và Mỹ, không giống với phương Tây. Còn Ukraina thì sát gần EU. Nói về Ukraina có nghĩa là nói về châu Âu. Nếu như vậy, thì đó là cảnh đáng sợ làm nảy sinh rất nhiều câu hỏi. Nhà chính trị học Vyacheslav Nikonov nói: “Hiện nay, báo giới phương Tây hết sức quan tâm đến những sự kiện đang diễn ra ở các khu vực xa với châu Âu. Bởi vì các nhà báo biết rõ các sự kiện đó phải được phản ánh như thế nào. Còn ở Ukraina đang xảy ra thảm họa. Nếu chỉ dối trá từ sáng đến tối thì cũng không phải là lập trường tốt nhất. Vì vậy, các thông tin liên quan đến Ukraina không được phản ánh trên trang báo chí. Ví dụ, quân đội Kiev đang tập trung lực lượng để tấn công vào Donetsk và Lugansk. Các nước NATO cung cấp thêm vũ khí cho Ukraina: Hungary cung cấp xe tăng, Romania cung cấp máy bay v.v. Tất nhiên, các phương tiện truyền thông phương Tây sẽ không giới thiệu các thông tin này. Họ thích hơn nói về việc Hoa Kỳ ném bom Iraq hoặc cung cấp viện trợ nhân đạo cho người Kurd”.
Khi đưa tin về hàng hóa nhân đạo mà Nga đã gửi cho Ukraina, thì báo chí phương Tây chỉ nói về mối đe dọa từ phía đoàn xe chở hàng cứu trợ. Họ rất nghiêm túc thảo luận về khả năng đằng sau các chai nước uống có những lính đặc nhiệm, và trong các lọ thức ăn trẻ em có khẩu đại bác. Các nhà báo của châu Âu và Mỹ không hề đề xuất sáng kiến tổ chức chiến dịch nhân đạo để thu thập quần áo ấm, thuốc men và thực phẩm cho người dân Donbas. Vì nếu họ làm như vậy thì sẽ phải thừa nhận rằng, tình hình ở phía Đông Nam Ukraina là thảm họa nhân đạo. Theo họ, nhiệm vụ chính là thuyết phục cộng đồng phương Tây rằng không có gì đặc biệt đang xảy ra ở Ukraina. Hành vi này y như đà điểu vùi đầu trong cát.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_14/275947877/

Edward Snowden: Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã lên kế hoạch tự động phản công máy tính

NSA đã bí mật sử dụng phần mềm cho phép tự động theo dõi nguồn của cuộc tấn công mạng từ nước ngoài và giáng đòn trả đũa.
Đó là tuyên bố của Edward Snowden trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Wired. Snowden cho biết chương trình như vậy có thể châm ngòi lửa chiến tranh. Điều này do báo Hồng Kông "South China Morning Post" đăng tải hôm thứ Tư.
Chương trình với mã hiệu Monstermind có khả năng tự động đáp trả các cuộc tấn công ảo mà không cần sự tham gia của con người, và như vậy tiềm ẩn thực tế là khiến cả những nước vô tội cũng sẽ bị ảnh hưởng. Cuộc tấn công mạng thường được thực hiện với máy chủ đặt tại nước thứ ba, tổn thất vì đòn trả đũa.
Chính phủ Hoa Kỳ gần đây thường xuyên bị hacker tấn công từ nước ngoài. Hồi tháng Năm năm nay, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ lần đầu tiên cáo buộc tin tặc thuộc quân đội Trung Quốc đã tấn công vào các hãng Mỹ.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_15/275951775/

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Nga và ông Putin thật sự nhanh chân hơn Mỹ và NATO

Chúng ta nhớ lại sự kiện Gruzia năm 2008:


Chiến tranh Nam Ossetia 2008 là cuộc chiến tranh trên bộ, trên không và trên biển giữa một bên là Gruzia và một bên là các khu vực ly khai, Nam Ossetia và Abkhazia, cùng với Liên bang Nga. Những cuộc chạm súng lẻ tẻ đã bùng nổ thành một một chiến vào sáng sớm ngày 7 tháng 8 năm 2008, mở đầu bằng cuộc tấn công của quân đội Gruzia vào khu vực ly khai Nam Ossetia. Ngày hôm sau quân đội Nga đã tấn công các đơn vị Gruzia tại Nam Ossetia rồi sau đó tiến sâu vào lãnh thổ Gruzia.
Một thỏa thuận ngừng bắn sơ bộ đã được Gruzia và Nga ký kết vào ngày 15 tháng 8 năm 2008. Quân đội Nga đã tuyên bố một kế hoạch rút quân trong vòng 10 ngày ra khỏi các vị trí đóng quân, trong khi các quan chức Gruzia bày tỏ sự không hài lòng với tỷ lệ và quy mô cuộc rút quân, cùng với việc hiện diện thường xuyên của quân đội Nga tại thành phố cảng Poti của Gruzia.
Số lượng người tỵ nạn từ Nam Ossetia sang Nga đã lên đến con số 34.000 người trên tổng dân số 70.000 dân của khu vực này. Trong khi đó đến ngày 18 tháng 8, có khoảng 68.000 người gốc Gruzia phải bỏ nhà cửa vì cuộc giao tranh.
Vào ngày 26 tháng 8, trong khoảng thời gian đình chiến, Nga đã chính thức công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia. Gruzia bác bỏ hoàn toàn động thái này để bảo toàn sự toàn vẹn lãnh thổ; một số quốc gia phương Tây như Hoa Kỳ và Đức cũng phản đối quyết định này và cho rằng nó vi phạm luật pháp quốc tế. Toàn bộ 7 nước thuộc khối G7 cũng cho rằng Nga đang xâm phạm quyền toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia khi công nhận nền độc lập tại hai tỉnh ly khai Nam Ossetia và Abkhazia của Gruzia. Tuy nhiên, một số quốc gia như Kazakhstan, Uzbekistan, Belarus, Tajikistan, Syria, Bulgaria, Nauru, Vanuatu, Liban, Turkmenistan và đặc biệt là các nước Mỹ Latin khác gồm Venezuela, Argentina, Bolivia, Ecuador, Mexico, Uruguay, Brazil, Peru, Chile, Nicaragua, Guatemala, Mexico đã công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia, gây ra mâu thuẫn dai dẳng giữa các nước châu Âu và Nam Mỹ. Một bản phúc trình sau đó đã chống lại Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili, khi Liên Hiệp Quốc cáo buộc ông tấn công trước tiên, nhưng Hoa Kỳ lại đòi xem lại thực tế.
Bối cảnh:
Ossetia nằm bên dãy Caucasus và được chia thành hai phần: Bắc Ossetia là một nước cộng hòa thuộc Nga, còn tỉnh Nam Ossetia vốn thuộc Gruzia nhưng đã tuyên bố ly khai kể từ cuộc xung đột đầu những năm 1990, tuy nhiên về mặt ngoại giao, nước cộng hòa tự xưng Nam Ossetia chưa được bất cứ quốc gia nào trên thế giới công nhận. Chính quyền ly khai muốn sát nhập vào Nga, nhưng Gruzia kiên quyết khẳng định đây vẫn là lãnh thổ của họ dù Tbilisi đã mất quyền kiểm soát thực tế khu vực này trong 15 năm và hầu hết dân cư Nam Ossetia có quốc tịch Nga. Theo một thỏa thuận ngưng bắn từ thập niên 90, tại Nam Ossetia đang có một lực lượng bảo vệ hòa bình gồm quân Nam Ossetia, Nga và Gruzia trú đóng tại đây.
Theo Le Monde thì người Nga đã chuẩn bị để siết chặt Gruzia từ lâu. Từ mùa Xuân, công binh Nga đã bắt đầu sửa đoạn đường của Abkhazia nối giữa Otchamtchira (cảng biển nơi 5.000 quân Nga đổ bộ ngày 10 tháng 8) và Sukhumi (thủ phủ Abkhazia). Thủ tướng Nga Vladimir Putin thì chờ một cơ hội. Cũng theo tờ Le Monde trích từ một nguồn tin cao cấp từ Bộ Quốc phòng của một nước châu Âu, hạm đội Hắc Hải Nga không thể nào trong một thời gian ngắn chỉ vài ba giờ đồng hồ mà có thể cập cảng của Gruzia và sự phối hợp của quân Nga khi tiến vào Gruzia chứng tỏ họ có sự chuẩn bị trước. Các chuyên gia cho rằng không thể nào trong 48 tiếng mà Nga có thể đưa được 20.000 quân cùng 2.000 xe tăng sang Gruzia mà lại không chuẩn bị gì.
Phía Mỹ khoảng giữa tháng Tư cho tới lúc chiến tranh bắt đầu đã liên tục cảnh báo Gruzia không được đáp trả những khiêu khích của Nga và cũng không được mở chiến dịch quân sự sang các vùng ly khai. Người Mỹ theo dõi các cuộc tập trung quân đội của Nga ở Bắc Kavkaz và đã báo trước cho Tổng thống Mikhail Saakashvili rằng phía Nga sẽ tấn công lại rất mạnh.
Diễn biến:
1 tháng 8 - Vào khuya ngày này, các cuộc giao tranh dày đặc bắt đầu giữa quân đội Gruzia và lực lượng vũ trang Nam Ossetia. Gruzia cho rằng những người muốn Nam Ossetia ly khai đã nã pháo vào các ngôi làng của Gruzia và vi phạm lệnh ngừng bắn. Nam Ossetia phủ nhận đã kích động xung đột.
2 tháng 8 - Những người Nam Ossetia bắt đầu sơ tán sang Nga.
5 tháng 8 - Đại sứ Nga Yuri Popov cảnh cáo rằng Nga sẽ tham dự nếu nổ ra tranh chấp. Dmitry Medoyev, đại diện của tổng thống Nam Ossetia, đã tuyên bố tại Moskva: "Đã có nhiều tình nguyện viên gia nhập, chủ yếu từ Bắc Ossetia" vào Nam Ossetia.
7 tháng 8 - Tổng thống Mikheil Saakashvili ra lệnh cho quân đội Gruzia ngừng bắn. Tuy nhiên, các cuộc giao tranh vẫn nổ ra ngày một nhiều hơn. Nhiều giờ sau khi công bố ngừng bắn, trong một bài phát biểu trên truyền hình, Mikheil Saakashvili thề sẽ khôi phục quyền điều khiển của Tbilisi lên cái mà ông gọi là "chế độ tội ác" tại Nam Ossetia và Abkhazia và lập lại trật tự. Trong suốt đêm cho đến sáng sớm, Gruzia tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm bao vây và chiếm giữ thủ phủ của nước Cộng hòa Nam Ossetia ly khai, Tskhinvali vì vậy đã phá vỡ những thỏa thuận ngừng bắn năm 1992 và băng qua khu vực an ninh được thành lập theo thỏa thuận đó. Những đợt pháo dữ dội, trong đó có rốc-két của Gruzia đổ xuống Nam Ossetia biến nhiều phần của thành phố này trở thành đống đổ nát, tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo mà những nguồn tin của chính quyền Nga gọi đó sự diệt chủng. Tin tức về cuộc pháo kích được báo chí Nga đưa tin liên tục trước khi xảy ra các phản ứng quân sự sau đó, mà theo như Nga tuyên bố là để bảo vệ người dân Nam Ossetia chống lại điều mà họ gọi là "sự diệt chủng của quân đội Gruzia". Nga cho rằng có đến 2.000 người chết tại Tskhinvali sau cuộc pháo kích. Mức độ thương vong của dân thường sau đó vẫn còn là điều tranh cãi của các nguồn tin. Tổng thống Saakashvili sau đó tuyên bố rằng phía Nga đã đưa xe tăng vào vùng tranh chấp trước khi ông ra lệnh cho quân đội Gruzia tấn công. Theo lời đề nghị của Nga, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã tổ chức cuộc thảo luận vào lúc 4 sáng ngày 8 tháng 8 (theo giờ UTC), tiếp đó là một cuộc họp mở rộng vào lúc 6 giờ 15 phút sáng, có cả Gruzia tham gia. Trong cuộc nhóm họp đó, các thành viên Hội đồng đã thảo luận về một thông cáo báo chí kêu gọi chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, họ không thể đi đến thống nhất.
8 tháng 8 - Vào buổi sáng, Gruzia tuyên bố đã bao vây thành phố và chiếm được tám làng của Nam Ossetia. Một kênh truyền hình độc lập của Gruzia đã thông báo rằng quân đội Gruzia đã giành được quyền kiểm soát thành phố. Nga gửi quân đội vượt qua biên giới Gruzia, tiến vào Nam Ossetia. Trong vòng năm ngày giao tranh, quân đội Nga đã giành được khu vực thủ phủ Tskhinvali, đẩy lùi quân Gruzia, và tiêu diệt phần lớn cơ sở hạ tầng quân sự của Gruzia bằng cách không kích sâu bên trong lãnh thổ của quốc gia này.
9 tháng 8 - Một động thái diễn ra tại khu vực Biển Đen ngoài khơi Abkhazia dẫn đến việc Hải quân Nga đánh đắm một chiếc tàu ngư lôi của Gruzia. Nga tuyên bố rằng tàu Gruzia đã xâm nhập khu vực an toàn của tàu chiến Nga, và hành động của Hải quân Nga là đúng với luật pháp quốc tế. Mặt trận thứ hai được mở do quân đội của nước Cộng hòa Abkhazia ly khai của Gruzia tại thung lũng Kodori, khu vực duy nhất của Abkhazia mà trước chiến tranh vẫn thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Gruzia. Phần lớn quan sát viên quốc tế bắt đầu kêu gọi một giải pháp hòa bình cho cuột xung đột. Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ bày tỏ sự sẵn sàng gửi một phái đoàn hỗ hợp để cố gắng thương thảo một hiệp ước ngừng bắn.
11 tháng 8 - Nga từ chối đối thoại hòa bình với Gruzia cho đến khi nước này rút khỏi Nam Ossetia và ký một hiệp ước ràng buộc hợp pháp tuyên bố không sử dụng quân đội chống lại Nam Ossetia và Abkhazia. Vào đêm đó, lính dù Nga đóng tại Abkhazia đã thực hiện cuộc đột kích sâu bên trong lãnh thổ Gruzia để phá hủy các căn cứ quân sự mà từ đó Gruzia có thể gửi quân cứu viện đến quân đội đang bị giam chân tại Nam Ossetia. Quân đội Nga cũng đã tấn công rồi rút khỏi căn cứ quân sự ở gần thị trấn Senaki bên ngoài Abkhazia vào ngày 11, phá hủy hoàn toàn căn cứ đó. Gori bị quân Nga pháo kích và ném bom trong khi quân đội Gruzia và phần lớn dân cư của Quận Gori rút chạy. Vì Gori nằm trên trục đường chính của Gruzia, sự chiếm đóng của quân Nga, cùng với việc phá hủy các cầu đường sắt, đã chia cắt sự liên lạc và hậu cần của Gruzia làm hai.
12 tháng 8 - Tổng thống Nga Medvedev tuyên bố ông đã ra lệnh chấm dứt chiến dịch quân sự tại Gruzia Sau đó, cũng vào ngày này, tổng thống Nga đã thông qua kế hoạch hòa bình 6 điểm do Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu, Nicolas Sarkozy, làm trung gian tại Moskva; cả hai bên dự định sẽ ký nó vào ngày 17. Quân đội Nga đi qua cảng Poti, và chiếm các vị trí xung quanh cảng.
13 tháng 8 - Tất cả quân đội Gruzia còn lại, cùng với ít nhất 1.500 dân thường tại thung lũng Kodori đã lui về phía Gruzia kiểm soát. Người ta nhìn thấy quân đội Nga trên đường từ Gori đến Tbilisi nhưng dừng lại ở phía bắc, cách Tbilisi khoảng 1 giờ đồng hồ xe chạy, rồi đóng quân tại đó. Quân đội Gruzia vẫn kiểm soát đoạn đường dài sáu dặm (khoảng 10 km) ngoài Tbilisi.
14 tháng 8 - Những nỗ lực thiết lập những nhóm tuần tra chung gồm cảnh sát Gruzia và Nga đã đổ vỡ do sự mâu thuẫn ra mặt giữa các thành viên của nhóm.
15 tháng 8 - Reuters nói rằng quân đội Nga đã tiến thêm 34 dặm (55 km) về phía Tbilisi, khoảng cách gần nhất từ đầu cuộc chiến; họ dừng lại ở Igoeti 41°59′22″B, 44°25′04″Đ, một giao lộ quan trọng. Vào ngày hôm đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đã đi đến Tbilisi, nơi Saakashvili sẽ ký kế hoạch hòa bình 6 điểm dưới sự chứng kiến của bà.
16 tháng 8 - Quân Nga đã chiếm Poti, cũng như các căn cứ quân sự ở Gori và Senaki.
17 tháng 8 - Nhà báo Richard Galpin của BBC, người đã trải qua hai ngày đi từ cảng Biển Đen của Poti đến Tbilisi, nói rằng quân đội Gruzia dường như đang mất dần sự kiểm soát đường quốc lộ vào tay lính Nga. Theo Gabriel Gatehouse của BBC, sự hiện diện của quân Nga tại Gori đã "giảm đáng kể" và có thể nhìn thấy các đoàn cứu trợ nhân đạo. Nhưng ông nói rằng lính Nga vẫn kiểm soát cửa ngõ ra vào chính của thị trấn.
19 tháng 8 - Quân đội Nga ở Poti bắt được 21 lính Gruzia xâm nhập thành phố. Họ bị giải tới căn cứ quân sự Nga tại Senaki; đã có những tranh cãi về việc những người này có được thả ra hay chưa. Một số xe quân sự Nga rời Gori đến nơi chưa được xác định. Cũng vào hôm đó, lính Nga và Gruzia trao đổi tù binh chiến tranh. Gruzia nói rằng họ đã đưa 5 lính Nga, để đổi 15 người Gruzia, trong đó có 2 thường dân.
22 tháng 8 - Ít nhất 40 xe chở lính Nga đã rời Gori; những đội quân Nga khác vẫn còn ở khu vực của Gruzia và đào công sự ở bên ngoài Poti. Tại một cuộc họp báo, Đại tướng Anatoly Nogovitsyn nhấn mạnh rằng "Những lực lượng tuần tiễu này đã được dự tính trong thỏa thuận quốc tế, Poti nằm bên ngoài khu vực an ninh, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ ngồi đằng sau hàng rào để xem họ đi xung quanh trên những chiếc Hummer". Tổng thống Sarkozy đã cảm ơn Tổng thống Medvedev vì đã hoàn thành lời hứa liên quan đến việc rút quân Nga, trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rút lui sớm sự hiện diện của quân đội Nga tại trục Poti / Senaki.
23 tháng 8 - Nga tuyên bố sẽ rút các lực lượng của mình về những đường biên mà họ cho rằng đã hoàn thành kế hoạch 6 điểm: bên trong Abkhazia, Nam Ossetia, và "hành lang an ninh" xung quanh Nam Ossetia. Phần lớn quân đội Nga rời khỏi đất Gruzia; mặt khác, những điểm chốt vẫn tồn tại trên quốc lộ từ Tbilisi đến Poti, cách Nam Ossetia 8 kilômét; hai trạm kiểm soát của Nga vẫn còn bên ngoài Poti.
Bán đảo Krym - Ukraine 3/2014: Như các bạn đã biết.
Bản đồ Krym đã vào Nga, không nhanh nữa, tiếp sẽ là Odesa.
Ngoại trưởng Nhật hoãn thăm Nga, đón Obama; Nga công bố sẽ xây dựng 150 căn cứ QS ở Kurille; trước đó LHQ đã công nhận biển Okhotsk 1.583.000 km2 thuộc Nga.
Sưu tầm Internet.