Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Hình ảnh kẻ thù trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

Nhân vật vừa từ chức Giám đốc CIA David Petraeus đã điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ về vụ thiệt mạng của Đại sứ Christopher Stevens ở Benghazi hồi tháng Chín. Những nghị sĩ khát máu thuộc phái Cộng hòa đã được xoa dịu bằng lời thừa nhận rằng Petraeus "ngay từ đầu” đã nghi ngờ "Al-Qaeda" tham gia vụ tấn công khủng bố.
Một số chuyên viên lập pháp trước đó bày tỏ ý kiến rằng, sau cái chết của viên Đại sứ, Mỹ, CIA đã im hơi lặng tiếng không nói gì tới "dấu vết Al-Qaeda" để tránh không làm hỏng hình tượng của ứng viên Barack Obama trước cuộc bầu cử, như là "người hùng chiến thắng Osama bin Laden". Còn đảng Cộng hòa thì lợi dụng vụ việc ở Benghazi, để nhắc nhở rằng bất kể thông báo khải hoàn về việc tiêu diệt Bin Laden, mạng lưới khủng bố do tên trùm này tạo ra vẫn tiếp tục tác oai tác quái trên thế giới. Như vậy, có nghĩa là công lao của chính quyền Obama trong vụ này cũng chẳng phải là quá to lớn.
Tuy nhiên, ở Mỹ không ai nói thành lời những điều cơ bản. Mà đó chính là việc "cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố” đã và đang tiến hành, kể cả từ thời chính quyền thuộc đảng Cộng hòa, không những thiếu hiện thực, mà còn quá nhiều chất giả tưởng.
Đáng chú ý là vị trí Giám đốc CIA sau sự ra đi của Petraeus đã được trao cho Michael Morell. Ông này nổi tiếng vì đã giám sát các hoạt động của chiến dịch loại bỏ Bin Laden. Như người ta thông báo, ông này cũng được cho là đã kịp thời báo cáo về việc Saddam Hussein sở hữu những vũ khí nào. Sau đây là nhận xét của quan sát viên Evgeni Ermolaev.
“Như đã rõ, Hoa Kỳ cáo buộc Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, và gần như đã sẵn sàng sử dụng những loại trang bị nguy hiểm này. Từ nhà lãnh đạo Iraq, người ta đã dựng lên hình mẫu kẻ thù độc ác nhất của Hoa Kỳ và của toàn nhân loại. Bất chấp mọi thứ logic, người ta nói rằng Saddam là chiến hữu thân thiết của "al-Qaeda". Năm 2003, quân đội Mỹ xâm nhập Iraq và không tìm thấy vũ khí cấm cũng như chẳng có bằng chứng nào về mối liên kết Saddam-"al-Qaeda". Tuy nhiên, việc đề ra đã được hoàn thành. Trong một thời gian rất dài “Al-Qaeda" được sử dụng như kiểu một con ngoáo ộp mà cuộc chiến chống lại thế lực thâm độc và xảo quyệt này buộc phải tổ chức ở khắp nơi, sẽ biện minh cho bất kỳ hành động nào của người Mỹ. Còn bây giờ - đã là thời kỳ mới”.
Phương Tây và các nhóm Hồi giáo cực đoan đã cùng chiến đấu ở Libya, và điều tương tự đang diễn ra ở Syria. Có thể không ngẫu nhiên mà Osama bin Laden đã "chính thức bị giết" vào đúng lúc này, để nhường chỗ cho một kẻ thù mới?
Hình mẫu "kẻ thù của toàn thể nhân loại văn minh" trong nền chính trị phương Tây hiện hữu một cách bất biến. Việc đưa nhân vật nào vào vai trò kẻ thù như vậy dựa theo yêu cầu cụ thể của từng thời điểm, - chuyên viên Victor Nadein-Raevski khái quát.
“Kẻ thù bên ngoài luôn là một thành tố quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ. Thoạt tiên, đó là Liên Xô. Tiếp xúc với các nước Hồi giáo, Hoa Kỳ khẳng định rằng Liên Xô là kẻ thù của đạo Hồi còn người Mỹ là bạn bè. Sau khi Liên Xô biến mất, bắt đầu giai đoạn kế tiếp. Bây giờ kẻ thù chủ yếu được chỉ định là Al-Qaeda. Hơn nữa, các cuộc tấn công không chỉ nhắm vào Mỹ mà không hiếm khi cả vào đạo Hồi. Tuy nhiên, sau khi Hoa Kỳ bắt đầu chủ thuyết tái lập cái gọi là Đại Trung Đông, cũng đã bắt đầu giai đoạn mới. Bây giờ hình ảnh kẻ thù là vài quốc gia và các thủ lĩnh ở khu vực này. Và, không quan trọng gì nếu nhà lãnh đạo đó là đối thủ hoặc thậm chí từng là đồng minh của Washington. Xưa kia Saddam Hussein đã từng giao dịch với Washington khi tiến hành chiến tranh chống Iran. Gaddafi trong những năm cai trị cuối cùng cũng có quan hệ chặt chẽ với phương Tây. Mubarak từng là đồng minh của người Mỹ. Nhưng tất cả những yếu tố đó chẳng giúp được một trong số họ. Washington không cần đến ở Trung Đông và Bắc Phi những quốc gia hùng mạnh, và phải tính sổ. Hoa Kỳ muốn các nước ở đây có nhà lãnh đạo hoàn toàn phụ thuộc vào Washington. Bây giờ phương Tây vội vã đứng vào trong cùng một liên minh chống lại Iran. Vì thế, kẻ thù là tất cả những ai có thể đứng về phía người Iran, còn tương ứng, bạn bè sẽ là những ai tỏ thái độ thù địch với Tehran. Tuy nhiên có thể biết trước rằng đây chỉ là thứ liên minh tạm bợ. Và bạn bè ngày hôm nay cũng có thể sẽ thành kẻ thù ngày mai - nhiều khả năng sẽ là như vậy, bởi trong đường lối của Hoa Kỳ không khi nào vắng bóng một kẻ thù để gán mọi tội lỗi và thất bại”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét