Theo Liên minh Viễn thông Thế giới, 1/6 dân số thế giới sử dụng Internet thường xuyên và có 2,7 tỉ thuê bao dịch vụ điện thoại di động. Chỉ sau vài năm chúng ta bước vào thiên niên kỷ mới, số người sử dụng Internet và thuê bao di động đã tăng vọt.
Những công nghệ này cho phép mọi người khai thác kho tàng tri thức thế giới, chia sẻ và truyền bá những tri thức đó vì mục tiêu các chương trình nghị sự chính trị và xã hội mà họ xây dựng. Tri thức là sức mạnh, có nhiều sự kiện trên thế giới, trong đó người dân sử dụng các công nghệ và sức mạnh của chúng để làm thay đổi xã hội, để đạt được sự tự do lớn hơn.
Patrick Butler thuộc Trung tâm Phóng viên Quốc tế đã viết “Công nghệ - ở cả những nước nghèo - không chỉ tạo ra luồng thông tin tự do hơn, mà còn khuyến khích người dân, những người trước đây cảm thấy yếu thế, nay đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những thay đổi xã hội của họ”.
Trước những xu hướng phát triển gia tăng, chính phủ các nước phát triển đều đã thay đổi phương pháp quản lý xã hội theo cách an toàn hơn. Họ không thể dùng dùi cui để đàn áp những người biểu tình hòa bình mà không bị lên án. Máy ảnh nhỏ gắn trong điện thoại di động sẽ ghi lại cảnh những trận đòn dùi cui giáng xuống người biểu tình. Những người viết nhật ký mạng đầy tình cảm sẽ cho cả thế giới những hình ảnh đó.
Đây là một nội dung mà tạp chí điện tử eJournal USA bắt đầu thực hiện tháng 3/2006 với ấn phẩm Sự ra đời của các phương tiện truyền thông, nhằm xem xét cách các phương tiện truyền thông cũ tái tạo sản phẩm trong một môi trường thông tin mới và cách người dân sử dụng công nghệ mới để tăng cường kỹ năng của mình. Hiện nay, vấn đề này không chỉ giới hạn trong ngành truyền thông nữa mà đã lan ra toàn xã hội.
Các cơ quan thông tấn theo dõi sát sao nhất những gì đang diễn ra, và chúng ta hãy nghe họ bàn về những vấn đề này. Trung tâm Phóng viên Quốc tế sẽ giải thích cách các công nghệ mới tác động tới chính trường. Một phóng viên Mỹ kỳ cựu giải thích nền chính trị Mỹ đã đi theo một hướng khác như thế nào khi có sự can dự của các nhà hoạt động trực tuyến. Các cây bút của Diễn đàn Biên tập viên Thế giới và Hiệp hội Báo chí Thế giới bàn về việc người dân đang làm thay đổi sản phẩm tin tức và báo chí chuyên nghiệp cần phải phản ứng như thế nào.
Các tác giả bàn về những vấn đề phức tạp khác nhau, mặc dù chúng đều có chung một nội dung, đó là: Câu chuyện vẫn chưa đến hồi kết. Chúng ta vẫn chưa biết thế giới sẽ thay đổi như thế nào trước tác động của các lực lượng xã hội, chính trị và truyền thông mà giờ đây đã được thả lỏng.
Những công nghệ này cho phép mọi người khai thác kho tàng tri thức thế giới, chia sẻ và truyền bá những tri thức đó vì mục tiêu các chương trình nghị sự chính trị và xã hội mà họ xây dựng. Tri thức là sức mạnh, có nhiều sự kiện trên thế giới, trong đó người dân sử dụng các công nghệ và sức mạnh của chúng để làm thay đổi xã hội, để đạt được sự tự do lớn hơn.
Patrick Butler thuộc Trung tâm Phóng viên Quốc tế đã viết “Công nghệ - ở cả những nước nghèo - không chỉ tạo ra luồng thông tin tự do hơn, mà còn khuyến khích người dân, những người trước đây cảm thấy yếu thế, nay đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những thay đổi xã hội của họ”.
Trước những xu hướng phát triển gia tăng, chính phủ các nước phát triển đều đã thay đổi phương pháp quản lý xã hội theo cách an toàn hơn. Họ không thể dùng dùi cui để đàn áp những người biểu tình hòa bình mà không bị lên án. Máy ảnh nhỏ gắn trong điện thoại di động sẽ ghi lại cảnh những trận đòn dùi cui giáng xuống người biểu tình. Những người viết nhật ký mạng đầy tình cảm sẽ cho cả thế giới những hình ảnh đó.
Đây là một nội dung mà tạp chí điện tử eJournal USA bắt đầu thực hiện tháng 3/2006 với ấn phẩm Sự ra đời của các phương tiện truyền thông, nhằm xem xét cách các phương tiện truyền thông cũ tái tạo sản phẩm trong một môi trường thông tin mới và cách người dân sử dụng công nghệ mới để tăng cường kỹ năng của mình. Hiện nay, vấn đề này không chỉ giới hạn trong ngành truyền thông nữa mà đã lan ra toàn xã hội.
Các cơ quan thông tấn theo dõi sát sao nhất những gì đang diễn ra, và chúng ta hãy nghe họ bàn về những vấn đề này. Trung tâm Phóng viên Quốc tế sẽ giải thích cách các công nghệ mới tác động tới chính trường. Một phóng viên Mỹ kỳ cựu giải thích nền chính trị Mỹ đã đi theo một hướng khác như thế nào khi có sự can dự của các nhà hoạt động trực tuyến. Các cây bút của Diễn đàn Biên tập viên Thế giới và Hiệp hội Báo chí Thế giới bàn về việc người dân đang làm thay đổi sản phẩm tin tức và báo chí chuyên nghiệp cần phải phản ứng như thế nào.
Các tác giả bàn về những vấn đề phức tạp khác nhau, mặc dù chúng đều có chung một nội dung, đó là: Câu chuyện vẫn chưa đến hồi kết. Chúng ta vẫn chưa biết thế giới sẽ thay đổi như thế nào trước tác động của các lực lượng xã hội, chính trị và truyền thông mà giờ đây đã được thả lỏng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét