Tối ngày 4/9, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn đến Bắc
Kinh, tiến hành chuyến thăm Trung Quốc. Trung Quốc là chặng dừng
chân thứ 3 trong chuyến thăm 6 nước châu Á-Thái Bình Dương 10
ngày của bà Hi-la-ri. Các chuyên gia nhận định, nhằm hạ nhiệt
cuộc tranh chấp đảo Điếu Ngư trong khi hối thúc ASEAN hình thành
lập trường thống nhất chống Trung Quốc sẽ là chương trình
nghị sự quan trọng trong chuyến công du tới khu vực châu Á-Thái
Bình Dương lần này của bà Hi-la-ri Clin-tơn. Trước sự lên giọng
trở lại châu Á của Mỹ, Trung Quốc cần phải tiếp tục điều
chỉnh bố cục chiến lược, nỗ lực thực hiện sự cân bằng
địa-chiến lược Đông-Tây trong khi tăng cường đối thoại và trao
đổi với Mỹ.
Thời gian qua, tranh chấp xoay quanh đảo Điếu Ngư giữa Trung
Quốc và Nhật Bản không ngừng leo thang. Ngày 2/9, tàu chở "đoàn
điều tra" của Chính quyền Tô-ki-ô gồm 25 người đã tiếp cận
vùng biển xung quanh đảo Điếu Ngư của Trung Quốc, tiến hành
điều tra phi pháp như nhiệt độ nước biển, địa hình và độ sâu
của vùng biển. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra phản ứng
nhiêm khắc với Nhật Bản trước sự khiêu khích nghiêm trọng trong
những ngày qua của phía Nhật. Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc
trong thời điểm này sẽ tỏ thái độ như thế nào đã thu hút sự
quan tâm đặc biệt của dư luận. Mặc dù Nhật Bản luôn phát đi
tín hiệu Mỹ sẽ ủng hộ Nhật Bản trong vấn đề này, song, chuyên
gia cho rằng làm rùm beng vấn đề đảo Điếu Ngư không phù hợp
với lợi ích của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Phó
Giám đốc Học viện Quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân Trung Quốc
Kim Sán Vinh cho biết:
"Có thể nhận định bà Hi-la-ri Clin-tơn muốn hạ
nhiệt vấn đề đảo Điếu Ngư. Nếu vấn đề này tiếp tục leo thang,
ngày càng nóng lên sẽ tiềm ẩn nguy hiểm, điều này không có
lợi cho Mỹ. Mục đích chính trị của Mỹ tại khu vực xung quanh
Trung Quốc là duy trì sự căng thẳng vừa phải, nhưng không làm to
chuyện khiến Trung Quốc nổi nóng. Hiện giờ vấn đề đảo Điếu
Ngư có chiều hướng vượt tầm kiểm soát, bởi vậy, bà Hi-la-ri
Clin-tơn muốn kiềm chế."
Ngoài đảo Điếu Ngư ra, vấn đề Biển Đông cũng là tiêu điểm
được dư luận quan tâm trong chuyến thăm lần này của bà Hi-la-ri
Clin-tơn. Trong chuyến công du châu Á-Thái Bình Dương lần này, bà
Hi-la-ri Clin-tơn còn tới thăm các nước In-đô-nê-xi-a, Bru-nây,
Đông Ti-mo. Ông Kim Sán Vinh cho biết, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN
diễn ra tháng 7 năm nay đã không thể hình thành mặt trận thống
nhất chống Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, bà Hi-la-ri Clin-tơn
sẽ lợi dụng chuyến thăm này để hối thúc các nước ASEAN hình
thành lập trường thống nhất và thúc giục Trung Quốc chấp
thuận bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Những năm gần đây Mỹ đã đẩy nhanh nhịp bước tăng cường
triển khai quân sự tại châu Á-Thái Bình Dương, chẳng những tuyên
bố sẽ triển khai 60% lực lượng hải quân tại châu Á-Thái Bình
Dương trong 10 năm tới, mà còn triển khai quân tại Ô-xtrây-li-a,
nâng cao tần suất các cuộc tập trận với các nước châu Á-Thái
Bình Dương. Việc Mỹ ráo riết triển khai lực lượng nhằm vào
Trung Quốc tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương chính là một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông thời gian gần đây. Ông Kim Sán Vinh nhấn mạnh,
để ứng phó "chiến lược châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ, Trung
Quốc cần phải "vượt ra" châu Á, thực hiện sự cân bằng Đông-Tây
về địa-chiến lược.
"Thứ nhất, địa-chiến lược của nước ta đang đi lên
cân bằng Đông-Tây. Trước kia, chúng ta đặc biệt coi trọng trên
biển, tức đi ra đại dương, sau đó duy trì liên hệ với thế giới
phương Tây đứng đầu là Mỹ, giờ đây trên biển gặp cản trở, Trung
Quốc sau đó bắt đầu đi về phía tây, đặc điểm chính là chúng
ta bắt đầu coi trọng hơn nữa Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Tận
dụng mặt bằng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đã phát huy vai trò
trong rất nhiiều vấn đề. Thứ hai, là đi ra châu Á. Bởi vì
chiến lược toàn cầu của Mỹ hiện nay là chuẩn bị tập trung
lực lượng đến châu Á, do đó sự đầu tư của Mỹ tại châu Âu,
Trung Đông, Mỹ La-tinh và châu Phi sẽ giảm bớt. Vậy thì, Trung
Quốc cần phải vượt ra châu Á đến những nơi mà Mỹ giảm bớt
đầu tư."
"Trao đổi trực diện với Mỹ là cực kỳ quan
trọng, mặc dù Mỹ làm rất nhiều tiểu xảo tại khu vực xung
quanh Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không hề phản ứng quá khích,
cơ bản giữ thái độ rất bình tình. Mỹ vởn vơ khiêu khích,
chúng ta không phản ứng, điều này đã tạo điều kiện cho thay
đổi trục quan hệ. Thế nhưng, Trung Quốc vẫn đề xuất một cụm
từ mới, đó là xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét