Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Trung Quốc và Nhật Bản đã tuyên bố về hòa giải

Lịch sử:  Trung Quốc không đạt được bất cứ điều gì bằng vũ lực.
Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản nối lại đàm phán về các đảo ở Biển Hoa Đông Trung Quốc. Trước đó, Tokyo đã công bố một sáng kiến tương tự. Các bên đã quyết định sẽ không gây căng thẳng quan hệ nữa và tạm thời làm chìm vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Đã phát ra lệnh "dừng lại", nhưng không phải lùi lại. Các cuộc bạo loạn chống Nhật ở Trung Quốc đã được ngăn chặn, giảm công kích lẫn nhau. Nhưng Tokyo không từ bỏ việc mua ba trong số năm hòn đảo tranh chấp từ một tư nhân. Về phần mình, Bắc Kinh cho rằng chủ quyền của mình đối với các hòn đảo nói trên là không thể tranh cãi, mặc dù hiện Nhật Bản đang kiểm soát chúng. Và Bắc Kinh cũng không muốn thảo luận vấn đề này tại các cuộc đàm phán trong tương lai. Với những điều kiện như thế, liệu có thể thỏa thuận được gì không? Chuyên gia của Viện Viễn Đông, ông Yakov Berger tỏ ra lạc quan một cách thận trọng trong trả lời câu hỏi này: “Tôi tin rằng điều này là có thể thực hiện, nếu có những nhượng bộ nhất định từ phía Nhật Bản. Đỉnh điểm mâu thuẫn thực sự đã qua. Chính quyền Trung Quốc đã kêu gọi dân chúng không sử dụng các biện pháp đấu tranh cực đoan vì chủ quyền đối với các hòn đảo. Các cuộc mít-tinh, biểu tình đã dịu đi. Vì vậy, nếu hai bên trở lại bàn đàm phán, thì tất nhiên, có thể tác động để vấn đề này được giải quyết bằng một cách nào đó. Cả hai bên đều không muốn một cuộc chiến tranh thương mại, và đặc biệt là dẫn tới xung đột vũ trang.”
Tổng biên tập tạp chí "Nước Nga trong nền chính trị toàn cầu", nhà phân tích chính trị Fyodor Lukyanov đồng ý rằng một nền hòa bình xấu dù sao cũng còn tốt hơn một vụ cãi cọ tốt: “Cuộc chiến tranh sẽ không xẩy ra, bởi vì thứ nhất, chiến tranh sẽ dẫn tới thiệt hại kinh tế khủng khiếp, bởi Trung Quốc và Nhật Bản đều phụ thuộc lẫn nhau. Thứ hai, nếu chúng ta hình dung rằng Trung Quốc quyết định thể hiện sức mạnh theo nghĩa đen, thì điều đó chắc chắn sẽ là món quà tặng dành cho Hoa Kỳ. Bởi vì kích động Trung Quốc mạo hiểm lúc này sẽ là điều mơ ước của những kẻ quan ngại về tương lai của Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng một Trung Quốc bị ai đó khiêu khích, trong bối cảnh hiện nay người đó vẫn sẽ nhận được một sự giáng trả quyết liệt. Nhưng Trung Quốc không đạt được bất cứ điều gì bằng vũ lực. Vì rằng, Trung Quốc sẽ bị tụt hậu mạnh mẽ và làm cho tất cả mọi người sợ hãi. Trung Quốc hiểu điều đó nên không sử dụng vũ lực.”
Hiện nay, Nhật Bản và Trung Quốc đều thấy rõ quy mô của sự thiệt hại to lớn mà cả hai bên đều phải gánh chịu trong cuộc đối đầu vì các hòn đảo. Ở Trung Quốc, hoạt động của các nhà máy ô tô Nhật Bản và các xí nghiệp điện tử khổng lồ bị đình chỉ, một số cơ sở đã bị đập phá. Các cửa hiệu bán đồ Nhật cũng như các restoran Nhật cũng chung số phận. Về phần mình, Trung Quốc cũng bị lỗ vì dòng khách du lịch Trung Quốc đến Nhật Bản bị đóng băng hoặc các chuyến bay lèo tèo khách đi. Nhân việc này, chuyên gia Jacob Berger nhận xét rằng Bắc Kinh thậm chí cấm các nhà xuất bản in sách về Nhật Bản: “Trên thực tế, tổn thất đối với cả hai bên là rất nghiêm trọng. Đối với Nhật Bản, nước này đặc biệt dễ bị tổn thương. Thật vậy, nền kinh tế Nhật Bản đã không thể phục hồi sau cuộc khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng, đặc biệt là sau trận sóng thần đã tàn phá ngành công nghiệp điện hạt nhân Nhật Bản. Và đối với Nhật Bản Trung Quốc là đối tác thương mại đầu tiên và quan trọng nhất, giờ đây Trung Quốc quan trọng hơn Hoa Kỳ. Thị trường Trung Quốc là lớn nhất, rộng nhất, có dung lượng mạnh nhất trên thế giới. Vì vậy, các nhà doanh nghiệp Nhật Bản không muốn mất đi thị trường Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, Nhật Bản cũng rất quan trọng. Sự phá vỡ các quan hệ thương mại và đầu tư cũng sẽ làm tổn thương nghiêm trọng cơ hội xuất khẩu của Trung Quốc, sẽ dẫn đến việc đóng cửa hàng loạt xí nghiệp và làm tăng thất nghiệp trong nhiều vùng của Trung Quốc.
Đỉnh cao của sự đối đầu giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với các đảo trùng hợp với chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến Nhật Bản và Trung Quốc. Bắc Kinh cho rằng tuyên bố của Mỹ về việc mở rộng hiệu lực của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật Bản đối với cả các đảo tranh chấp, đã “đổ thêm dầu vào lửa” vào cuộc tranh chấp lãnh thổ này. Vì vậy, Trung Quốc đã đòi người đứng đầu của Lầu Năm Góc bảo đảm rằng Washington sẽ không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp song phương. Điều này, nếu xét về mọi khía cạnh, không thể vô hiệu hóa được lập luận của Mỹ rằng việc Trung Quốc tấn công các đảo Senkaku (Điếu Ngư) sẽ bị Mỹ xem như một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Đồng thời, rõ ràng là việc Mỹ không can thiệp vào cuộc xung đột song phương cho phép Nhật Bản và Trung Quốc không bị áp lực từ bên ngoài có thể tự mình quyết định nên xử trí thế nào trong khu vực tranh chấp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét