Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Phải chăng lợi ích kinh tế quan trọng hơn chủ nghĩa dân tộc

Chủ đề: Ngoại giao quân sự của Hoa kỳ.
Trong khuôn khổ chuyến công du châu Á Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã thăm Nhật Bản và Trung Quốc, hai nước mà mối bang giao trong những tuần lễ đây đã bùng phát trở nên xấu đi vì tranh chấp lãnh thổ. Ông Panetta đã phải hoàn thành công việc khó khăn của một nhà ngoại giao trong điều kiện khi mà ở châu Á-Thái Bình Dương nổi lên sự phát triển sức mạnh của hai xu thế muốn loại trừ lẫn nhau. Xu thế thứ nhất là mở rộng và củng cố hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực. Còn xu thế thứ hai là gia tăng đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Các nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, trong thập kỷ qua đã đạt đến mức độ hội nhập-liên kết cao và có sự phụ thuộc vào nhau. Vì vậy cuộc đối đầu như là hiện thân nguy cơ phá hoại những liên hệ kinh tế song phương và đa phương hiện có, rõ ràng chẳng cần cho bất kỳ ai trong khu vực. Kể cả Hoa Kỳ, mà nền kinh tế từ lâu đã gắn bó chặt chẽ với kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc.
Chính vì thế, trong quá trình chuyến thăm Tokyo và Bắc Kinh, Bộ trưởng Leon Panetta đã thực hiện sứ mệnh ngoại giao bất thường đối với người đứng đầu cơ quan Quốc phòng. Ở mỗi thủ đô của Đông và Bắc Á, ông Panetta đã nói đúng những lời mà người ta đang muốn nghe (hay) thấy từ vị đại diện Hoa Kỳ. Hoặc là nghe mà không phản đối, bằng thái độ rất ngoại giao. Chẳng hạn, không phản đối gì khi người đồng nhiệm Nhật Bản nhắc rằng quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi hiệu lực của Hiệp ước song phương Nhật-Mỹ về quốc phòng. Còn tại Bắc Kinh, ông Panetta tuyên bố, Hoa Kỳ sẽ không đứng về bất kỳ bên nào trong cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, và thậm chí còn thể hiện sự hiểu biết với quan điểm lịch sử của Trung Quốc về chủ quyền của nước này trên quần đảo Điếu Ngư.
Đồng thời, ông Panetta kêu gọi cả hai bên giải quyết vấn đề bằng phương pháp ngoại giao. Không rõ liệu ông có truyền đạt đến ban lãnh đạo Trung Quốc lời giải thích của chính phủ Nhật Bản về quyết định quốc hữu quần đảo Senkaku? Chính quyết định này đã gây ra đột biến bùng phát tình cảm chống Nhật Bản những ngày này ở Trung Quốc. Các đại diện chính quyền trung ương Nhật Bản nói rằng quyết định quốc hữu hóa những hòn đảo, để vùng lãnh thổ này sẽ không thành sở hữu địa phương của Tokyo với ông Thị trưởng Shintaro Ishihara nổi tiếng là người theo quan điểm dân tộc chủ nghĩa. Từ đó có thể chờ đợi việc tiến hành những hoạt động khiêu khích trên các hòn đảo tranh chấp.
Dù sao chăng nữa, trong thời gian chuyến thăm của ông chủ Lầu Năm Góc đến Bắc Kinh, những hoạt động chống Nhật ở toàn Trung Quốc đã đi vào thoái trào, còn chính quyền sở tại tiến hành bắt giữ các nhân vật hoạt động tích cực (rất có tác dụng).
Hàng loạt bước đi của người đứng đầu Lầu Năm Góc ở Bắc Kinh có thể đánh giá như nỗ lực nhằm tháo gỡ lo ngại của ban lãnh đạo Trung Quốc trước chính sách mới của Hoa Kỳ, thúc đẩy đưa hiện diện Mỹ trở lại châu Á-Thái Bình Dương. Bộ trưởng Panetta giải thích rằng chính sách này không nhằm kiềm chế Trung Quốc, mà hướng tới tạo lập một cấu trúc an ninh mới trong khu vực, trong đó Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là đối thủ mà là những đối tác. Để khẳng định những dự kiến tốt đẹp như vậy, ông Panetta đã mời Trung Quốc đến năm 2014 tham gia vào RIMPAC (Rim of the Pacific Exercise) – cuộc tập trận quốc tế hải quân thường kỳ tiến hành dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ. Trước đó, người ta không hề mời Trung Quốc tham gia vào hoạt động thao diễn quân sự này, tạo cơ sở để các chuyên viên, kể cả chuyên viên Trung Quốc, bàn luận về định hướng chống Trung Quốc của chính sách Mỹ. Có vẻ là sáng kiến của ông Panetta đưa ra lời mời Trung Quốc dự phần vào RIMPAC, cần phải tháo bỏ mối quan ngại của Bắc Kinh. Nhưng liệu người Trung Quốc có tin được vào ý định tốt đẹp của người Mỹ? Bởi khi đến Nhật Bản, ông Panetta đã thỏa thuận mở rộng hợp tác quân sự Mỹ-Nhật, trong đó có mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa. Chính thức mà nói, thì là để bảo vệ Nhật Bản khỏi nguy cơ tên lửa của Bắc Triều Tiên. Thế nhưng nhiều chuyên viên cho rằng viễn ảnh mối đe dọa tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên chỉ là cái cớ. Không khó để thấy rằng hệ thống phòng thủ tên lửa tạo lập và triển khai ở Nhật Bản nhằm mục đích hàng đầu là chống Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét