Philippines đang tích cực tham gia cuộc “Diễu hành chủ
quyền" ở châu Á. Họ tuyên bố vùng biển phía Tây của quần đảo
Philippines, bao trùm phần lớn Biển Hoa Nam (Biển Đông) là Biển Tây
Philippines. Kết quả là vùng biển của Philippines sẽ bao gồm một phần
của quần đảo Nam Sa và đảo Huanyan mà Trung Quốc coi là lãnh thổ của
mình.
Philippines đã thông báo cho Liên Hợp Quốc và
các tổ chức quốc tế khác về việc đổi tên chính thức của khu vực tranh
chấp. Họ cũng đã đưa tên mới vào bản đồ của mình. Bắc Kinh đánh giá điều
này là sự xâm lược bản đồ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hong Lei nhấn
mạnh rằng một thời gian dài cộng đồng quốc tế đã công nhận biển Hoa Nam
là tên địa lý được biết đến một cách rộng rãi. Do đó, hành động của
Philippines sẽ không thay đổi một thực tế là không thể tranh cãi chủ
quyền của Trung Quốc đối với các đảo trong Biển Nam Hoa (tức Biển Đông),
bao gồm cả quần đảo Nam Sa, đảo Huanyan và vùng biển lân cận.
Tuy
nhiên, trong nhiều khía cạnh, chính bản thân Trung Quốc đã nêu gương
xấu cho Philippines làm theo. Mùa hè này, Trung Quốc đã công bố một danh
sách khoảng 40 tên hòn đảo và rạn san hô của quần đảo Điếu Ngư ở Biển
Hoa Đông, đang tranh chấp với Nhật Bản. Và Trung Quốc cũng không phải là
nước đã khởi đầu trong việc lựa chọn phương pháp chứng minh chủ quyền.
Trung Quốc đã phản ứng như vậy đối với hành động tương tự của Nhật Bản.
Philippines
không giới hạn trong việc thay đổi địa danh trên bản đồ. Ngày 8 tháng
10 Thủy quân lục chiến Philippines và Hoa Kỳ sẽ bắt đầu cuộc tập trận
chung để thử nghiệm phương pháp tấn công đổ bộ trên đảo. Tương tự như
vậy, đầu tháng Chín, Hàn Quốc và Mỹ đã chuẩn bị để tổ chức tập trận
chung. Nhưng cuộc tranh chấp cực kỳ trầm trọng giữa Seoul và Tokyo vì
đảo Tokdo (Takeshima) đã buộc họ phải thay đổi cuộc tập trận chung này ở
thời điểm cuối cùng. Thay vì đổ bộ lên đảo hai nước đã thực hành hoạt
động quân sự nhằm đẩy lùi bước đột phá của không quân đối phương trong
vùng biển tranh chấp.
Philippines cũng sẽ tăng lực
lượng quân sự của mình ở tỉnh Palawan bằng một lữ đoàn thủy quân lục
chiến. Khu vực này và quần đảo Nam Sa mà Philippines tuyên bố chủ quyền
chỉ cách nhau một eo biển.
Và ở phía bên kia, như gần đây nhất là tháng Bảy, Trung Quốc đã bố trí lực lượng đồn trú phản ứng nhanh của mình. Khi đó bộ ngoại giao Philippines phản ứng cực kỳ gay gắt trước nỗ lực của Trung Quốc muốn biện minh cho chủ quyền của họ đối với quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa). Và bây giờ Philippines thể hiện sự đáp trả tương tự. Phó Giám đốc Viện Viễn Đông Vladimir Portyakov nhận xét: “Tình hình là rất khó khăn. Chắc sẽ có một công thức nào đó, nhưng xung đột vũ trang là điều không nên. Không ai cần chiến tranh, nó sẽ gây tổn hại cho tất cả mọi người, sẽ ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc trong con mắt của dư luận. Cần phải đàm phán với nhau. Vấn đề khó khăn là định dạng của cuộc đàm phán. Trung Quốc không muốn thảo luận với các nước ASEAN, bởi vì quần đảo này cũng được các nước như Việt Nam, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc khăng khăng đòi đàm phán song phương. Những người chống đối không muốn theo phương án này. Thêm vào đó, Trung Quốc phủ nhận nguyên tắc gần gũi về địa lý của hòn đảo để chứng minh chủ quyền. Điều này phần nào làm suy yếu vị thế của họ trong tranh chấp.”
Và ở phía bên kia, như gần đây nhất là tháng Bảy, Trung Quốc đã bố trí lực lượng đồn trú phản ứng nhanh của mình. Khi đó bộ ngoại giao Philippines phản ứng cực kỳ gay gắt trước nỗ lực của Trung Quốc muốn biện minh cho chủ quyền của họ đối với quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa). Và bây giờ Philippines thể hiện sự đáp trả tương tự. Phó Giám đốc Viện Viễn Đông Vladimir Portyakov nhận xét: “Tình hình là rất khó khăn. Chắc sẽ có một công thức nào đó, nhưng xung đột vũ trang là điều không nên. Không ai cần chiến tranh, nó sẽ gây tổn hại cho tất cả mọi người, sẽ ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc trong con mắt của dư luận. Cần phải đàm phán với nhau. Vấn đề khó khăn là định dạng của cuộc đàm phán. Trung Quốc không muốn thảo luận với các nước ASEAN, bởi vì quần đảo này cũng được các nước như Việt Nam, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc khăng khăng đòi đàm phán song phương. Những người chống đối không muốn theo phương án này. Thêm vào đó, Trung Quốc phủ nhận nguyên tắc gần gũi về địa lý của hòn đảo để chứng minh chủ quyền. Điều này phần nào làm suy yếu vị thế của họ trong tranh chấp.”
Hiện
nay, Trung Quốc đang tiến hành tranh chấp biển đảo trên hai mặt trận.
Với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và với Philippin và Việt Nam ở Biển Nam Hoa
(tức Biển Đông). Trên thực tế, trong trường hợp thứ hai, đằng sau đối
thủ của Trung Quốc đã hiện ra lờ mờ cái bóng của Hoa Kỳ. Washington là
đồng minh của Tokyo, và cũng xây dựng quan hệ đối tác với Manila và Hà
Nội. Đó là chất kích thích mạnh mẽ đối với Trung Quốc gây tăng mức độ
căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ. Hơn nữa, Bắc Kinh và Washington
tiến hành cuộc chơi lớn nhằm chiếm sự thống trị ở châu Á. Và rõ ràng là
cuộc xung đột quân sự biển đảo không hề thêm điểm cho họ trong cuộc chơi
này.
Theo Tiếng nói nước Nga (tờ báo tôi yêu thích nhất bởi những bình luận sắc sảo, kịp thời, khoa học).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét